Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quân Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Nhi 1
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
9 tháng 11 2016 lúc 14:13

Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỷ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.

Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.

Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuấi hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.

Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:

Đây bốn bề núi núi

Hiu hắt vắng tăm người

Đèo cao và lưng hẹp

Dăm túp lều chơi vơi

Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỷ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.

Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.

Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.

Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.



 

Phương Nàk
Xem chi tiết
Đỗ Quang Quân	26/04/2009
13 tháng 8 2022 lúc 20:38

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả. 

Nguyễn Châm
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 10 2021 lúc 22:06

Em tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả. 

Nguyễn Bảo Anh
24 tháng 10 2021 lúc 22:09

Bạn tham khảo nha:

" Qua đèo ngang " là một trong những bài thơ hay của bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng cong hoang sơ . Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm kín của tác giả . Mở đầu bài thơ là khung cảnh đèo ngang hoang vắng , vô địch chỉ có cây cỏ chen chúc nhau rậm rạp . Mở rộng tầm nhìn ra xa , nhà thơ đã nhìn thấy sự sống nhưng quá ư là thưa thớt : " lác đác " và nhỏ bé : " lom khom " chính vì vậy mà cảnh đèo ngang càng hoang vắng , đìu hiu hơn . Trước khung cảnh ấy , trong lòng tác giả dậy lên nỗi niềm nhớ nước thương nhà , nhớ về một thời đại hoàn kim đã qua , về một thời vàng son đã qua . Bài thơ đã kết thúc bằng cum từ " Ta với ta " diễn tả nỗi buồn , cô đơn đến cực điểm của tác giả . " Ta với ta " tuy hai mà một , một mình bà đối diện với trời , mây , non , nước khiến cho nỗi buồn , nỗi cô đơn và nỗi hoài cổ trở nên sâu thẳm , da diết hơn .

 

Đỗ Quang Quân	26/04/2009
13 tháng 8 2022 lúc 20:39

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả. 

Bản Cô Nương Tuyệt Sắc K...
Xem chi tiết
Tuyền Vương
Xem chi tiết
Lê Vũ Anh Khôi
Xem chi tiết
︵✰Ah
2 tháng 12 2021 lúc 15:26

   Tham Khảo 
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh man và xa xăm (Từ láy) tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với (QHT) những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

ánh nguyễn
Xem chi tiết
Chu Danh Sơn
Xem chi tiết
Lê Vũ Anh Khôi
Xem chi tiết

“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

- Từ láy : man mác ( còn nhiều từ khác nx nhé mik chỉ lấy 1 từ theo đề thôi ạ )

- Quan hệ từ : và ( còn nhiều quan hệ từ hác nx nhé mik chỉ lấy 1 quan hệ từ theo đề thôi ạ )

Khách vãng lai đã xóa