Đề Bài : Kể về một chuyến về quê .
Lưu ý : Ko chép trên mạng
Đề Bài : Kể về một chuyến ra thành phố .
lưu ý : Ko chép trên mạng !
Ngày em lên lớp 6 cũng là lúc em được mở mang những kiến thức mới, những trải nghiệm mới qua những chuyến đi xa nhà. Trong đó, Hà Nội - thủ đô Việt Nam là điểm đến để lại ở em những ấn tượng khó phai.
Khi còn ở nhà, em được biết đến Thủ Đô phồn hoa của đất nước qua những bài hát thân thương, qua lời kể của bố mẹ và khi đến Hà Nội, bố và em nghỉ ngơi tại một khách sạn gần hồ Gươm, trong bữa ăn trưa bố và em cùng bàn về lịch trình chuyến đi. Hà Nội hiện ra trong em với nhiều điều mới lạ và bỡ ngỡ xen chút thích thú và tò mò vô cùng. Em cảm nhận được nếp sinh hoạt khác hẳn so với những người dân quê em. Đó là bầu không khí của một ngày, dường như lúc nào cũng sôi động và tập nập lúc người ta bắt đầu một ngày mới hay giờ tan tầm. Có thể nói, vào bất cứ thời gian nào trong ngày thì Hà Nội đều có nét đẹp rất riêng, một nét nhộn nhịp của thủ đô. Buổi sáng sớm, đứng trên cao ngắm nhìn thành phố thật không gì thú vị hơn. Vì khách sạn nơi bố và em ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm thành phố. Vén bức rèm trắng nhìn ra ngoài cửa sổ , tất cả mọi cảnh vật nơi đây như thu hết vào tầm mắt. Cảnh Hồ Gươm hiện lên mờ ảo pha trộn sắc xanh tươi mới. Những cành lá xanh non còn đọng những giọt sương mai như những giọt pha lê tinh khiết. Hàng liễu xung quanh bờ buông rũ lá trông như những thiếu nữ xõa mái tóc thướt tha xuống mặt hồ. Cầu Thê Húc cong cong hình con tôm nối liền bờ với ngôi đền nằm giữa những cây trăm năm tuổi. Xa xa, Tháp Rùa mờ mờ hiện lên cổ kính…Xung quanh bờ hồ, mọi người đang tập thể dục khắp nơi vang tiếng nói cười. Trên đường, đã có nhiều người và xe qua lại, nhất là những chiếc xe ô tô mà ở nông thôn hiếm thấy. Tiếng rao của những người bán hàng ăn sáng vọng khắp khu phố tấp nập. Buổi sáng ở thành phố rất khác với nơi em sống. Ở thành phố, mọi người được đánh thức bởi tiếng xe, tiếng người rao bán hàng, tiếng người dân đi tập thể dục. Còn ở quê em, tiếng gà gáy chính là chiếc đồng hồ báo thức sống. Tiếng gà râm ran khắp xóm thôn giục mọi người nhanh nhanh thức dậy chuẩn bị cho một ngày lao động , người ra đồng cày cấy, người ra chợ bán hàng,... Lâu nay ở quê, em quen nhìn cánh đồng lúa bát ngát, gốc đa đầu đình, những con đường đất, vườn cây lối xóm thân thuộc. Dọc theo con đường từ trung tâm thành phố đi về phía Cầu Giấy, em được vào công viên Thủ Lệ, nơi mà trẻ em luôn mong muốn được vui chơi thỏa thích với những con vật thân thiện, ngồi trên ghế đá thưởng thức những que kem vị dâu yêu thích mát lạnh. Đến thăm chùa Một Cột, em thấy ngôi chùa nhỏ như một bông sen vươn lên giữa hồ, tựa như một bông sen thanh cao đang vươn lên trên đám bùn lầy. Quả thực ông cha ta có sự sáng tạo trong những công trình kiến trúc mang tầm vóc lịch sử. Không khí thiêng liêng bao trùm khi bố và em vào thăm lăng Bác. Đoàn người xếp hàng dài nối nhau trong sự im lặng và tôn kính. Trong lăng, vị lãnh tụ vĩ đại đang nằm ngủ trong chiếc linh cữu bằng thủy tinh trong suốt, em đang được ngắm nhìn khuôn mặt kính yêu của người Cha già dân tộc. Bên ngoài lăng, hàng tre như những người lính đứng canh bảo vệ cho lăng. Dọc theo lối đi, đến nhà sàn nơi Bác ở ,đi qua hồ cá xanh trong với hàng trăm chú cá vàng đang bơi lội tung tẩy. Dường như Bác rất yêu thiên nhiên và gần gũi với thiên nhiên, nên nơi Bác ở đều có những nét đẹp của bà mẹ thiên nhiên hòa hợp cũng đời sống sinh hoạt của con người. Trở về khách sạn, chuẩn bị đồ để ngày mai về nhà trở về với nếp sống sinh hoạt thường ngày và giữ lại những kỉ niệm đẹp về nơi dây.
Đối với em đó là một chuyến đi đầy ý nghĩa, để lại trong em nhiều điều lí thú , giúp em khám phá ra nhiều điều mới mẻ từ cuộc sống thành phố tấp nập, nơi thủ đô xinh đẹp của đất nước Việt Nam thân yêu.
LẬP DÀN Ý CHO CÁC ĐỀ SAU ( ko chép mạng )
Đề 1: Kể lại 1 chuyến về quê
Đề 2: Kể về 1 cuộc thăm hỏi liệt sĩ neo đơn
Đề 3: Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử
Đề 4: Kể về 1 chuyến ra thành phố
~~~~~~Hết~~~~~~~~
đề 1 I. Mở bài: giới thiệu một chuyến về quê
Ví dụ:
Ba em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nông thôn đầy nắng và gió. Còn em thì từ nhỏ sống trên thành phố, nên quê đối với em rất đặc biệt. hè vừa rồi em được ba cho về quê để thăm quê, em rất hào hứng và vui vẻ.
II. Thân bài: kể về một chuyến về quê
1. Kể bao quát về chuyến về quê
Em đi với ba về quêQuê cách nhà em 300 kmQuê em rất đẹp và thân thương2. Kể chi tiết về chuyến về quê
a. Kể chuyến về quê
Tối mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ để sáng em về quêSáng em dã dậy từ rất sớm để ra bến xeEm leo lên xe và tâm trạng vô cùng phấn khỏiEm ngồi trên xe nhìn mọi cảnh vật bên đườngEm ngủ thiếp đi lúc nào không biếtb. Kể lúc về tới quê
Vừa về tới nhà nội là em bỏ đồ chạy đi cùng tụi nhỏ trong xómEm đi khắp xóm, ai cũng hỏi han emEm đi hái dừa, bắt cá,… với lũ nhỏ bao mệtEm rất thú vị với những trờ chơi dưới quêEm chơi trốn tìm, chơi bắt cá, chơi thả diều, chơi nhảy dây,…Mọi người dân quê rất thân thiện, họ cho em rất nhiều quà quêBà nội em lúc nào cũng dặn em cẩn thận, lo cho emEm rất thích đàn chó và vịt của nhà nộiVề quê mọi thứ thật thanh bìnhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến về quê
l. Mở bài
- Nhân dịp nào đi thăm
- Ai tổ chức? đoàn gồm những ai?
- Dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu
II. Thân bài
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước khi đi thăm
- Trên đường đi đến nhà liệt sĩ? quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ, viếng thăm diễn ra như thế nào?
- Lời nói, việc làm, quà tặng
- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ
III. Kết bài
- Ra về? ấn tượng về cuộc đi thăm
- Đề 1 :
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Quê nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kỉ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghỉ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cũng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
- Đề 2 :
1. Phần Mở bài
- Trường, lớp em luôn phát động phong trào thi đua làm việc tốt.
- Em luôn tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động chung.
- Chúng em đã cùng giúp đỡ những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn ở mái ấm tình thương. Chúng em cũng phân công nhau giúp đỡ các cụ già neo đơn, các gia đình thương binh liệt sĩ...
- Em nhớ nhất là lần tổ em xung phong đến thăm và giúp đỡ một gia đình liệt sĩ trong xã vào ngày chủ nhật tuần vừa rồi.
2. Phần Thân bài
a). Chuẩn bị cho việc đi thăm và giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Thôn em nói riêng, xã em nói chung có rất nhiều gia đình liệt sĩ.
- Sau khi tổ xung phong, bạn tổ trưởng đã đi gặp bác trưởng thôn để xin ý kiến bác và xin bác sắp xếp cho tổ em được giúp đỡ gia đình liệt sĩ nào.
- Bạn tổ trưởng lên kế hoạch trước rồi tổ họp bàn công việc cụ thể.
Các bạn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tất cả các bạn trong tổ cùng đến giúp gia đình trong ngày. Có ý kiến nói nên chia làm hai nhóm và thay nhau đến giúp đỡ gia đình. Cuối cùng cả tổ đồng ý chia tổ làm hai nhóm. Mỗi nhóm đến giúp gia đình liệt sĩ vào hai buổi sáng hoặc hai buổi chiều ngày chủ nhật.
b). Những việc đã làm để giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Theo sự bàn bạc và phân nhóm, em nằm trong nhóm thứ nhất. Nhóm em sẽ đến giúp gia đình liệt sĩ vào sáng chủ nhật của tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
- Em dậy sớm hơn mọi ngày. Bố mẹ em rất ngạc nhiên vì bình thường em thường ngủ nướng vào ngày chủ nhật. Nghe em nói lí do và mục đích của buổi lao động giúp gia đình liệt sĩ, bố mẹ em rất vui vì biết em còn nhỏ những đã biết làm công việc mang ý nghĩa sâu sắc: “uống nước nhớ nguồn”.
- Đúng 8 giờ sáng, nhóm em gồm 5 bạn có mặt đầy đủ tại nhà gia đình liệt sĩ mà bác trưởng thôn đã thông báo. Gia đình ông bà Bảy neo đơn. Nhà có ba người con thì hai người đã hi sinh tại mặt trận phương Nam. Cô út lấy chồng và chồng cô đang công tác ở Quân khu 7. Chỉ Tết Nguyên đán hoặc ngày hè cô chú và các em mới về thăm ông bà. Vợ chồng cô út muốn đón ông bà vào ở cùng trong Sài Gòn nhưng ông bà thích sống ở quê. Vì vậy, hằng ngày chỉ có ông bà Bảy nương tựa nhau lúc trở trời trái gió. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cũng thường thay nhau đến thăm và giúp đỡ gia đình.
- Khi chúng em chào hỏi ông bà Bảy, giới thiệu về mục đích đến thăm gia đình, ông bà cảm động lắm. Ông bà cứ bảo chúng em không phải làm gì hết, ngồi nói chuyện với ông bà là ông bà vui lắm rồi.
- Nói chuyện với ông bà một lát, chúng em phân công cụ thể công việc của từng bạn. Hai bạn nam ra cuốc đất vun luống cho ông bà trồng rau. Ba bạn nữ chúng em, bạn thì đánh xoong nồi, ấm chén, bạn thì lấy chổi quét sân nhà, quét mạng nhện bám trên trần nhà... Không khí làm việc thật vui.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì mọi việc đều xong xuôi. Khi chúng em xin phép ra về thì từ dưới bếp, bà Bảy bưng lên một đĩa khoai lang luộc rất ngon. Đĩa khoai còn bốc khói nghi ngút. Thì ra, khi chúng em đang chăm chú làm việc, bả Bảy đã tranh thủ luộc khoai. Chẳng đứa nào khách sáo, chúng em ngồi quanh ông bà, ăn khoai lang một cách ngon lành. Vừa ăn em vừa nghĩ đến câu mẹ em thường nói với cả nhà mỗi khi mẹ luộc khoai lang:
“Khoai lang luộc chính là thứ sâm quý giá của Việt Nam đấy!” Chẳng biết mẹ em nói có đúng không chứ ăn củ khoai lang bột đến nứt ra do bà Bảy luộc thì thật sự rất ngon.
3. Phần Kết bài
- Em rất vui khi được cùng các bạn tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Em rất thương và kính trọng ông bà Bảy. Hai người con trai của bà đã hi sinh anh dũng để bảo vệ Tồ quốc. Sao em thấy ông bà Bảy giống như ông bà nội của em quá.
- Dù chẳng giúp được ông bà bao nhiêu nhưng nhất định từ nay, vào ngày chủ nhật, em sẽ tranh thủ thời gian xuống thăm ông bà.
- Nhìn nét mặt ông bà vui khi có chúng em đến thăm, em thấy lòng mình ấm áp hơn.
- Đề 3 :
Mở bài: Em cần nêu lí do có cuộc đi thăm di tích lịch sử. Đó là di tích nào? Ở đâu? Các thành viên gồm những ai? (ví dụ: Theo cơ quan bố đi du lịch xuyên Việt và được thăm dinh Độc Lập).:
Cảm xúc của em khi, được đi thăm di tích lịch sử (Gợi ý: Tâm trạng náo nức vì được nghe các bác, các cô nói sẽ đến thăm dinh lũy cuối cùng của mấy đời Tổng thống Ngụy; hình dung tưởng tượng dinh Độc Lập giống như Tử Cấm Thành trong phim Trung Quốc hay dinh Bảo Đại ở Đà Lạt)
Thân bài:
Quang cảnh khu di tích:
+ Đường vào khu di tích như thế nào? Có gì đặc biệt với em? (Đại lộ thênh thang, người xe đi lại như mắc cửi. Cổng vào dinh dẫn đến khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh, thảm cỏ trước dinh có hình ô van,...).
+ Những hiện vật còn lại ở khu,di tích: Hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 đã húc tung cổng dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975; chiếc máy bay F5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái ném bom xuống dinh Độc Lập được trưng bày ở khuôn viên của dinh để du khách tham quan, tìm hiểu,...).
+ Một hình ảnh cụ thể để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em ở khu di tích (lá cờ, con dấu, huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ do bộ đội ta thu được trong dinh Độc Lập ngày chiến thắng được trưng bày tại phòng triển lãm chính đặt ở tầng 1 trong dinh,...).
Kết bài: Chia tay, cảm nghĩ của em về khu di tích, về lịch sử để lại của cha ông...
- Đề 4 :
I. Mở bài: giới thiệu một chuyến ra thành phố
Em sinh ra tại một vùng quê nghèo khó, bao năm lam lũ với ruộng vườn. Hè vừa rồi ba mẹ cho em ra chơi nhà dì. Nhà dì em ở thành phố rất đẹp và tiện nghi.
II. Thân bài: Kể một chuyến ra thành phố
1. Kể lí do em ra thành phố
Năm học vừa qua em được học sinh giỏiBa mẹ cho em ra thành phố chơiThành phố cách nhà em 100km2. Kể trước khi em ra thành phố
Buổi tối trước khi đi em rất hào hứng và hồi hộpMẹ em đã chuẩn bị quần áo và mọi vật dụng cho emE cứ loay hoay không thể ngủ đượcSáng em ngủ dậy thật sớmEm cùng ba đi ra bến xe để đi lên thành phố3. Kể khi em ra thành phố
Em đi một quãng đường thật xaNgồi trên xe mọi thứ với em đều xa lạiNhững tòa nhà cao chọc trờiNhững ngồi nhà khít nhauNhững con đường tấp nập người qua lạiNhững hàng cây thẳng tắpNhững công viên xinh đẹpNhững ngôi nhà đẹp đẽPhố phương rất đông vui và nhộn nhịpMọi thứ đều trở nên lạ lẫmỞ thành phố nhìn gì cũng đẹpIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một chuyến ra thành phố
Lần ra thành phố này là một kỉ niệm không bao giờ quên với em. Chuyến đi này giúp em mở mang kiến thức và biết về nhiều thứ hơn trong cuộc sông. Em sẽ trở lại đây vào một ngày không xa.
Lập dàn ý:
Đề 1: Kể về những đổi mới của quê hương em.
Đề 2: Kể về chuyến đi thăm gia đình liệt sĩ
Đề 3: Kể về 1 người bạn mới quen
Đề 4: Kể lại 1 chuyến em về thăm ngôi trường tiểu học
*NHỚ KO CHÉP TRÊN MẠNG CHỈ THAM KHẢO VÀI Ý THÔI
CÁC BẠN TRẢ LỜI GIÙM MK NHA
MK ĐANG GẤP
THANKS YOU SO MUCH
Đề 3:
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Đề 2
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
viết một bài văn tả về 1 chuyến đi chơi ở quê ( ko chép trên mạng )
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
Mik làm rồi nhưng đang chờ duyệt, bạn xem thấy đc tk cho mik chỗ này nha !
Mik hứa sẽ tk lại -_-
Lập dàn ý các đề sau:
1. Kể về một chuyến về quê.
2. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
3. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
4. Kể về một chuyến ra thành phố
Sau đó, kể theo dàn bài
GIÚP NHÀ! KHÔNG CHÉP MẠNG CÀNG TỐT
Dàn ý đề 1:
MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?
TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?
+ Phong cảnh
+ Con người
+ Cảnh vật
- Bạn đã làm những gì ở quê:
+ Thả diều cùng anh Hoàng.
+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.
+....
(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)
- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.
- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?
- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?
KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.
- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.
Đề 1:
Mở bài: Bạn về quê vào dịp nào: tết, nghỉ hè,....
Thân bài:
- Phong cảnh đẹp biết bao:
+ Có đồng lúa chín vàng.......
+ Có dòng sông uốn khúc.............
+ Có mái đình cổ kính từ bao đời.........
+ Có cây đa gắn liền với người dân suốt mấy trăm năm qua......
-Tính tình của con người:
+ Thân thiện, niệm nở, thật thà và rất giản dị,...........
- Những việc bạn đã làm khi bạn về quê:
+ Đi thả diều trên đê cùng với đám trẻ cùng xóm
+ Được đi trăn trâu với ông................
+ Được trải nghiệm việc gặt lúa
+ Sau những việc đó hãy nêu cảm nghĩ
- Nêu cảm xúc khi chuẩn bị rời xa quê hương
Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về quê hương
- Hứa hẹn rằng năm sau về tiếp......
MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?
TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?
+ Phong cảnh
+ Con người
+ Cảnh vật
- Bạn đã làm những gì ở quê:
+ Thả diều cùng anh Hoàng.
+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.
+....
(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)
- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.
- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?
- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?
KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.
- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.
Đề : hãy kể về chuyến đi thành phố .
Lưu ý + nhấn mạnh ko chép mạng nhá
I Mở bài:
+) Em được lên thành phố nhưng nó là ở đâu ( Hà Nôi, Nha Trang,......)
+) Nhân dịp , lí do nào đó ( học sinh giỏi,......)
II Thân bài:
+) Ai là người đưa em đi?
+) TRước ngày hôm ấy em cảm thấy vui ra sao khi được đi lên thành phố chơi
+) Em đã chạy đi khắp làng, chuẩn bị mua các thứ thế nào
+) Ba/ mẹ đã bảo em thế nào ( vd: con cứ từ từ thôi nào, sắp xếp đồ cẩn thận chứ không nên háo hức quá mà quên đồ đạc ở nhà,......)
+) Em đi bằng gì? Vào buổi nào ? Đi trong bao nhiêu ngày?
+) Vừa lên xe e cảm thấy háo hức thế nào, cười nói suốt chặng dường dài,.... rồi sau đó thì do mệt quá có thể ngủ thiếp đi
+) Lúc đến nơi, ba / mẹ gọi dậy e chạy vội ra xe nhìn thấy gì?
+) Em bị vẻ đẹp ấy quyến rũ ra sao?
+) Ngày hôm ấy khi tới được địa điểm thì em đã được đi đâu ? ăn những gì?
+) Sau bao nhiêu ngày ở đó em cảm nhận được gì? Và kỉ niệm tình cảm em dành cho nơi đấy
+) Kết thúc trở về nhà, em chạy vào nhà khoe với mọi người ( lưu ý bộc lộ hết cảm xúc )
III Kết bài:
+) Tình cảm, suy nghĩ của bản thân về chuyến đi thú vị đó.
Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh tôi ra cũng ở thành phố, dẫu vậy bố mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi phải nhớ đến quê hương. Thế nhưng quê tôi ở xa quá, phải đợi đến khi tôi học lớp 6 bố mẹ tôi mới cho phép tôi về quê và ở một với bà nội một thời gian. Khỏi phải nói tôi đã hồi hộp và sung sướng như thế nào khi được bố mẹ cho phép về quê. Ngày lên đường về quê nội, bố mẹ tôi dặn đủ thứ nào phải ngoan, phải nghe lời bà không được để bà buồn. Tôi vâng dạ rối rít. Sau nửa ngày đi tàu và mấy tiếng đi ôtô, quê nội đã hiện ra trước mắt tôi. Đó là một vùng đất trung du có những quả đồi lúp xúp và những rừng cọ có tán xoè rộng như những chiếc ô che đầu. Nhà nội tôi nằm nép ở chân đồi, muốn vào nhà phải đi trên một cây cầu tre bắc qua một con suối nhỏ. Nhà nội tôi không nhiều tầng như những ngôi nhà ở thành phố mà chỉ là ngôi nhà ngói năm gian, có rất nhiều cửa sổ và xung quanh là vườn cây xanh tốt, đằng trước là vườn rau đủ loại. Tất cả đều được phủ lên bằng một màu xanh mát. Bởi vậy cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên nhà nội là một cảm giác mát mẻ thanh bình của một miền quê vùng trung du.Từ nhà nội nhìn ra phía trước, tôi lại thấy những quả đồi thấp, ở đó có một màu xanh của cây cỏ, và xen lẫn là những thân cọ khẳng khiu cao vút. Buổi chiều, khi ông mặt trời sắp lặn, tôi nghe văng vẳng tiếng mõ của đàn bò no nê trở về, đâu đó còn có tiếng reo hò của lũ trẻ chăn trâu. Trên không trung từng đàn chim ùa bay qua. Buổi chiều ở quê nội thật đẹp và yên bình, tôi ước ao được cùng các bạn nhỏ nơi này dạo chơi ở trên những quả đồi, trên những cánh đồng xanh mát. Sau một ngày đi đường vất vả mệt nhọc, tôi ngủ thiếp đi trong lòng nội. Đang trong giấc ngủ ngon lành, tôi bỗng nghe thấy tiếng chim hót líu lo như cất lên ngay cạnh nơi tôi ngủ, tôi choàng tỉnh giấc và mải mê nghe, tiếng chim hót nghe trong trẻo, lảng lót như một điệu nhạc cất lên chào buổi sáng. Ngoài sân tiếng mẹ con nhà gà mái cũng lục tục gọi nhau đi kiếm ăn, hai chú cún con đùa rỡn nhau trên sân. Ôi, buổi sáng ở đây thật tuyệt vời. Tôi chạy ra sân ngắm nhìn cảnh vật, ông mặt trời đã hé mắt nhìn ở phía đằng đông, cây chuối trong vườn đung đưa trong gió, ngoài ao đàn cá tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng lại chạy ào xuống đáy ao như chơi chốn tìm. Bữa sáng ở quê được dọn ra thật đơn giản chỉ có khoai lang luộc. Bà biết tôi thích món này nên đã chuẩn bị từ trước, củ khoai của quê nội tôi không to nhưng lại rất bở và ngọt. Tôi thích thú ăn đến no bụng. Ăn sáng xong hai bà cháu dẫn tôi lên nương hái chè, quê bà tôi chè được xem là món đặc trưng nhất. Quả đồi thoai thoải nằm ngay sau nhà của nội tôi và được rải lên một màu xanh mướt của những búp chè non. Nội tôi tuy đã già nhưng hai tay vẫn thoăn thoắt hái chè. Hai bà cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ, cười vang khắp quả đồi. Đến gần trưa, khi ông mặt trời bắt đầu toả ánh nắng lên khắp nương chè cũng là lúc bà cháu tôi trở về nhà. Bóng bà như cùng nghiêng nghiêng theo bóng nắng, tôi thấy thương bà quá, bà đã già rồi mà vẫn còn vất vả. Bà mủm mỉm cười: Bà vất vả quen rồi, làm lụng cũng giúp con người ta khoẻ mạnh hơn đấy cháu ạ. Buổi chiều, khi cái nắng hè đã dìu dịu, tôi ra cổng đứng trên cầu thả hồn theo dòng nước trong veo, trong đến nỗi tôi có thể nhìn thấy cả sỏi và cát ở dưới đáy. Thỉnh thoảng có đàn cá lững lờ bơi và chỉ nghe thấy một tiếng động nhỏ là tất cả lại biến mất. Chỉ sau mấy ngày ở quê nội tôi đã có thêm rất nhiều bạn, những người bạn chân chất thật thà và họ rất quý tôi. Họ thường rủ tôi đi chơi, giới thiệu cho tôi nghe những thứ đặc trưng của vùng thôn quê. Và thú nhất là vào buổi trưa, chúng tôi lại leo lên đồi cọ, ở đó cái nắng nóng đâu chẳng thấy mà chỉ thấy gió mát và bóng râm. Chúng tôi ngồi dưới tán cọ, nghe gió thổi xào xạc trên những tàu lá cọ, cả rừng cọ đung đưa theo nhịp gió, nghe như bản nhạc của đồng quê. Tôi rất yêu quê tôi
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
kể về 1 chuyến về quê
ko chép mạng nhé
Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".
Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.
Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.
Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.
Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.
Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.
Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.
hãy kể bài văn Không nỡ nhìn cho hoàn chỉnh nhé.
gợi ý:
a)anh thanh niên đang làm gì trên chuyến xe buýt ?
b)bà cụ hỏi anh điều gì ?
c)anh trả lời như thế nào ?
D)em có nhận xét gì về anh thanh niên ?
LƯU Ý:
-ko chép là được
-ko lấy trên mạng
Tham khao:
Tren 1 xe buyt no,co mot anh thanh nien ngoi up mat vao tay.Thay vay,1 ba cu ngoi ben canh hoi:
-Cau bi dau dau a ? Co can dau gio khong?
Anh thanh nien tra loi:
-Da khong,chi la chau khong no nhin phu nu va nguoi gia phai dung thoi a.