Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngọc kem
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
3 tháng 2 2021 lúc 10:17

Em tham khảo :

Câu thơ "Đầu súng mảnh trăng treo"đã lược bỏ đi từ "mảnh".Đây là dụng ý của tác giả vì theo như nhà thơ Chính Hữu khi đi chiến dịch,nhiều đêm có trăng.Đi phục kích giặc trong đêm hiện lên 3 hình ảnh:khẩu súng,vầng trăng và người bạn chiến đấu.Trăng càng về sáng càng sà xuống thấp,có lúc như treo lơ lửng trên đầu súng."Đầu súng,trăng treo"khiến câu thơ có nhịp điệu như nhịp lắc của 1 cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát;có cái gì lơ lửng ở xa chứ không buộc chặt;đồng thời làm cho câu thơ có vần,có điệu.

- Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng.Ý nghĩa là khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.

Thanh Hoàng Thanh
3 tháng 2 2021 lúc 10:19

Tác giả lại bớt đi từ "mảnh" bởi câu thơ "Đầu súng trăng treo" vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa khi bớt đi 1, chữ câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. 4 chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của 1 cái gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo  lơ lửng trên đầu mũi súng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 1 2018 lúc 8:35

Chọn đáp án: C.

Nguyễn Minh Hùng
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 11 2021 lúc 9:35

19.Câu 33. “Súng – trăng” trong câu thơ “Đầu Súng Trăng Treo” có ý nghĩa gì?

(2.5 Điểm)

A. Thể hiện cảm hứng hiện thực quyện hòa với cảm hứng lãng mạn

B. Súng biểu tượng cho chiến tranh, trăng biểu tượng cho hòa bình

C. Cả A,B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai .

20.Câu 4: Sự nghiệp văn học  của Nguyễn Du gồm những  tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có 3 tập , gồm 243 bài, đúng hay sai?

(2.5 Điểm)

A. Đúng

B. Sai

21.Câu 2. Ý nghĩa của hình ảnh chiếc bóng trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”

(2.5 Điểm)

A.Thắt nút câu chuyện, đẩy nhân vật Vũ Nương và bi kịch.

B. Mở nút câu chuyện, giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

22.Câu 39 : Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ, là :

(1 Điểm)

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C.Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức.

E. Phương châm lịch sự.

23.Câu 38 : Cách trực  tiếp là gì?

(1 Điểm)

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp

C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình

D. Cả 3 đáp án trên

Đinh Khánh Nhã Uyên
Xem chi tiết
Lê Phạm Phương Trang
11 tháng 1 2022 lúc 9:42

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: – Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. – Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. – Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

lê công tuấn kiệt
11 tháng 1 2022 lúc 15:54

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: – Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. – Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta. – Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Trịnh Hồng Thắm
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 9 2017 lúc 2:30

Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:

- Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo

- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”

- Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.

- Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:

    + Người lính – súng – vầng trăng

    + Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm

    + Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước

- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.

Thị Thư Nguyễn
Xem chi tiết
ngoc ho
Xem chi tiết
ngoc ho
29 tháng 8 2021 lúc 21:44

giúp 

mình với

弃佛入魔
29 tháng 8 2021 lúc 21:47

THAM KHẢO

 Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. 

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ: 

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa. 

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 

“Trăng cứ tròn vành vạnh

.....

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

My Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 15:59

Em tham khảo:

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.

Nội dung : 

Nói về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của Thành và Thủy khiến cho người đọc thấm thía rằng tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình vô cùng quý giá và thiêng liêng mỗi người, mỗi thành viên cần phải vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng thân thiết ấy.