Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lili
Xem chi tiết
Linhh
Xem chi tiết
LÊ NGUYÊN HỒNG
Xem chi tiết
haru
14 tháng 9 2018 lúc 21:31

Cứ lên mạng là có hết như tớ này

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.

Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng.

Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

❤️Hoài__Cute__2007❤️
14 tháng 9 2018 lúc 21:31

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập .

chúc bn học tốt

Cảm nghĩ về bài thơ Sông Núi Nước Nam: đó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Nguyễn Mạnh Đạt
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
3 tháng 11 2016 lúc 13:47

Đây là chuyên mục toán nha bạn

be nguyenthi
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 10 2021 lúc 20:35

Em tham khảo:

Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.

 

Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.

Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?

Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.

Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.

 

Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đò.

MEOW*o( ̄┰ ̄*)ゞ
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 10 2021 lúc 22:25

Em tham khảo:

Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Dịch nghĩa:

“Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời”

Hai câu thơ trên đã khẳng định chủ quyền dân tộc là điều thiêng liêng hơn cả và điều này đã được quy định tại sách trời, là thứ mà không một dân tộc, thế lực nào được chà đạp, được phép tước đoạt của dân tộc khác. Trong câu thơ tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ "vua Nam ở" để đại diện cho toàn bộ dân tộc ta đã sinh sống ở nước Nam từ ngàn đời nay và đó là sự thật rành rành không thể phủ nhận. Và hai từ "tiệt nhiên" càng khẳng định rõ hơn điều này. Chủ quyền dân tộc ta là bất di bất dịch không thể thay đổi, là điều hiển nhiên, là cái đương nhiên vốn đã được quy định tại "thiên thư" nơi tập trung tri thức của trời đất. Hai câu thơ không chỉ khẳng định sự thật đanh thép về chủ quyền dân tộc mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.

Chủ quyền đất nước vô cùng thiêng liêng và cao cả vì vậy đó là điều mà con dân nước Nam không thể để mất. Thật vậy ở hai câu sau tác giả đã khẳng định quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Dịch nghĩa:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Mỗi dân tộc đều có quyền tự do, đều có quyền được bình đẳng vậy tại sao lại có những kẻ muốn lăm le xâm lược, đẩy dân tộc khác vào đường cùng. Và cụm từ "thủ bại hư" đã khẳng định rằng những kẻ với lòng tham vô đáy, độc địa thâm hiểm như thế sẽ bị trừng trị thích đáng, và kết cục cho những kẻ coi thường đạo lí, đi ngược lại với chính nghĩa sẽ vô cùng thê thảm. Hai câu thơ trên vừa là lời cảnh cáo sâu sắc dành cho lũ giặc xâm lược, những kẻ muốn chà đạp lên hạnh phúc, tự do của người khác vừa thể hiện quyết tâm đoàn kết đánh giặc của dân tộc thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.

 

"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian qua đi nhưng giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm không hề thay đổi, nó vẫn là bản tuyên ngôn đầy hào hùng và đanh thép đầu tiên của đất nước ta.

Đinh Gia Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Quỳnh
22 tháng 10 2021 lúc 14:24

Tham khảo :

Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.

Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.

Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?

Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.

Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.

Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đò.

  
Nguyễn Mạnh Đạt
Xem chi tiết
Phương Trâm
3 tháng 11 2016 lúc 15:21

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam"sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà""Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ: "Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập tự do trước mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay.

Linh Phương
3 tháng 11 2016 lúc 16:00

Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay........

Thảo Phương
3 tháng 11 2016 lúc 23:35

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

 

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.


 

Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 12 2016 lúc 20:59

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nướcNamlà một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Namquốc sơn hàNamđế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nướcNamvuaNamở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Namquốc sơn hàNamđế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng:Namquốc sơn hà -Namđế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từNamquốc vàNamđế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nướcNam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ.Namquốc không chỉ có nghĩa là nướcNam, màNamquốc còn là vị thế của nướcNamta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Namđế). Vị hoàng đế nướcNamcũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nướcNamlà của ngườiNam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học ViệtNamlại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Đạt phan_messi
8 tháng 12 2016 lúc 20:58

như thế đấynhonhung

 

Xin giấu tên
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 11 2016 lúc 19:29

1)Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

Linh Phương
20 tháng 11 2016 lúc 19:31

2)

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

BẠn tham khảo nha! CHúc bn hc tốt!