Lập dàn ý của một bài văn biểu cảm ( nói chung )
hãy lập một dàn ý chung cho bài văn cảm nhận về một bài thơ
Tham khảo!
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
Đang xem: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Em tham khảo:
Mở bài:
– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.
– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.
Thân bài:
– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.
Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:
* Phân tích khổ thơ thứ nhất:
+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:(Trích thơ…)
+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.
+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.
+ Chuyển sang khổ thứ hai.* Phân tích khổ thơ thứ hai:
+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.
+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.
(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)
– Nhận xét đánh giá bài thơ:
+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)
+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)
+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).
Kết bài:
+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).
mình cần gấp mong mọi người hộ mình với nha
Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Cảnh khuya và làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Cảnh khuya đó dựa theo dàn ý.
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Chỉ ra thứ tự đúng của các bước làm bài văn biểu cảm. |
| A. viết bài - sửa bài - tìm ý - lập dàn bài - tìm hiểu đề |
| B. tìm hiểu đề - tìm ý – lập dàn bài - viết bài - sửa bài |
| C. tìm hiểu đề - viết bài - sửa bài - tìm ý - lập dàn bài |
| D. lập dàn bài - tìm ý - viết bài - sửa bài - tìm hiểu đề |
B. Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn bài - viết bài - sửa bài
( Viết bài tập làm văn số 2, lớp 7, loài cây em yêu )
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim...
1. Mở bài cần: + Giới thiệu về loài cây (tên gì, trồng ở đâu,...)
+ Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
2. Kết bài cần nói: + Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
+ Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim...
mk làm văn lun dk ko
nếu dk thì links nek
Câu hỏi của thư hồ - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về cảm xúc của mẹ
1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…
3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.
lập dàn ý cho bài văn biểu cảm
Em tham khảo nhé:
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó.
Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
Lập dàn ý bài văn biểu cảm cánh khuya
Tham khảo tại: https://vndoc.com/dan-y-phat-bieu-cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-canh-khuya-cua-ho-chi-minh-164941
Các bước lập dàn ý của bài văn biểu cảm về mái trường thân yêu.
Em tham khảo:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè ...
- Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, bạn bè...hs có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.2. Thân bài:
- Giới thiệu về mái trường thân yêu của em: Qua miêu tả những hình ảnh cụ thể, sinh động về mái trường: cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học với những dãy bàn ghế thân thuộc gắn bó với em hàng ngày.
- Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em với mái trường...
- Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước em vào đời...
3. Kết bài
- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân yêu ...
- Học sinh có thể liên hệ với nội dung Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đang được thực hiện ...
Lập dàn ý một bài văn biểu cảm về một mùa trong năm mà em thích nhất