“Ý nghĩa nhan đề Truyền Kì Mạn Lục, Hoàng Lê Thống Chí, Đoạn trường Tân Thanh” là sao vậy? Và chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gài Nam Xương”
giúp mình với, mình đang cần rất gấp
nêu ý nghĩa nhan đề: " Truyền kỳ mạn lúc", Hoàng Lê Nhất thống chí", " Vũ trung tùy bút", " Đoạn trường tân thanh"
mình đang cần gấp mọi người giúp mình nha, được đề nào thì được
truyền kỳ mạn lục :ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ
doan truong tan thanh:tiếng kều đứt ruội
vu tuy but mk ko bít
Vũ trung tùy bút, hiểu theo nghĩa tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.
Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc". Và trong 90 (tính luôn bài Tự thuật) truyện dài ngắn, không được tác giả sắp xếp theo thể loại; theo Dương Quảng Hàm có thể phân ra làm bảy loại sau:
Tiểu truyện các bậc danh nhân: Phạm Ngũ Lão, Lý Đạo Tái, Truyện vua Lê Lợi, Đoàn Thượng,... Ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng cảnh: Cảnh chùa Sơn Tây, Đền Đế Thích,... Ghi chép các việc xảy ra ở cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Cuộc bình văn trong nhà Giám,... Khảo cứu về duyên cách, địa lý: Thay đổi địa danh, Xứ Hải Dương, Xứ Đường An, Tên làng Châu Khê,... Khảo về phong tục: Hoa thảo, Cách uống chè, Nón đội, Mẹo lừa, Trộm cắp, Thần trẻ con, Tệ tục, Thần hổ,... Khảo về học thuật: Học thuật, Lối chữ viết, Bàn về âm nhạc, Các thể văn,... Khảo về lễ nghi: Lễ tế giao, Lễ nhà miếu, Lễ sách phong,... Khảo cứu về điển lệ: Khoa cử, Phép thi, Quan chức,..Trong Lời Bạt viết năm 1989, Nguyễn Lộc chỉ phân ra làm bốn loại, đó là:
Ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ, từ việc trong phủ chúa Bàn về các thứ: lễ, tệ tục, thi cử, phong tục, âm nhạc, chữ viết. viết về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử. Một số sự việc linh tinh khácTrong Từ điển Văn học (bộ mới) xuất bản năm 2004, Nguyễn Phương Chi, cũng phân ra bốn loại, nhưng khác hơn trên, đó là:
Một, phần lớn sách dành cho các bài nghiên cứu phong tục và các biến thiên của nó qua các thời đại. Ở phần này, tác giả phê phán việc thờ cúng nhảm nhí, cũng như nhiều hủ tục cưới xin, ma chay, đình đám khác. Hai, một số mẩu ký sự hồi ức, cố sự, trực tiếp phản ánh sinh hoạt xã hội nhiều rối ren, biến động ở xã hội Đàng Ngoài thời Lê mạt. Ba, một số truyện miêu tả và thưởng ngoạn thiên nhiên với con mắt nhà nghệ sĩ. Và qua đó, tác giả gửi gắm những tình cảm sâu nặng đối với quê hương. Bốn, một số bài dành để phân tích một số hiện tượng, đặc điểm cùng sự phát triển của các thể tài văn học Việt Nam.- Truyền kì mạn lục: Ghi chép những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
- Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê
- Vũ trung tùy bút: Tùy bút viết trong những ngày mưa (ngày nhàn)
- Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu mới đứt ruột.
từ 1 chuyện dân gian, bằng tài năng và sự thương cảm sâu sắc, nguyễn dữ viết thành chuyện người con gái nam xương . đây là 1 trong những chuyện hay nhất rút ra từ tập truyền kì mạn lục
a) giải thích nhan đề truyền kì mạn lục
b) nêu các yếu tố kì ảo trong chuyện? ý nghĩa của những chi tiết ấy
c) việc tác giả đưa vào cuối chuyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lác của vũ nương có làm cho bi kịch của tác phẩm mất đi ko? tại sao?
a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.
b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:
- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.
- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)
- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.
c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:
- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.
- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.
=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.
từ 1 chuyện dân gian , bằng tài năng và sự thương cảm sâu sắc của nguyễn dữ đã viết thành chuyện người con gái nam xương . đây là 1 trong những truyện hay nhất rút ra từ tập Truyền kì mạn lục.
a, giải thích nhan đề truyền kì mạn lục
b, nêu các yếu tố kì ảo trong truyện . ý nghĩa của những chi tiết ấy
c,việc tác giả dưa vào cuối truyện yếu tố kì ào nói về sự trở về chốc lác của vũ nương có làm cho bi kịch của tác phẩm mất di ko? tại sao
Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.
Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh
Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này
Ý nghĩa của các chi tiết truyền kì trong CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Truyền kì mạn lục )
Help meee!
- Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích.
- Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian.
- Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.
=> Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chăm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện.
1. Yêu cầu nội dung :
- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
2. Yêu cầu hình thức:
- Trình bày bằng văn bản ngắn.
- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.
- Diễn đạt lưu loát.
Chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào?
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
• Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
• Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
Viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 6-8 câu bàn về Ý nghĩa chi tiết cái bóng “ Chuyện người con gái nam xương " của Nguyễn dữ
Câu chuyện của người con gái Nam Xương câu chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Du đã chuyển thể sang kịch bản sân khấu chèo nhà biên kịch đổi tên tác phẩm thành chiếc bóng oan khiên, em hãy giải thích chi tiết cái bóng trong tác phẩm có ý nghĩa gì đối với nhân vật
Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục.
Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao? Bằng một đoạn văn 8-10 câu em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa của những chi tiết đó?
Bn tham khảo dàn ý nha:
Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng dù sao nàng vẫn không được sống với chồng con, hạnh phúc trần gian đâu còn nữa.Đó vẫn là một bi kịch