Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Master Of Vainglory!

“Ý nghĩa nhan đề Truyền Kì Mạn Lục, Hoàng Lê Thống Chí, Đoạn trường Tân Thanh” là sao vậy? Và chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gài Nam Xương”

minh nguyet
9 tháng 10 2019 lúc 19:19

Tham khảo:

Ý 1:

1. Hoàng Lê nhất thống chí:

Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước

2. Truyền kì mạn lục:

Truyền (lưu truyền) kì (li kì) mạn (tản mạn) lục (ghi chép). Truyền kì mạn lục là ghi chép tản mạn những câu chuyện li kì trong dân gian

Nội dung “Truyền kì mạn lục” (xem SGK ngữ văn 9):

Tác phẩm được xem là áng “ thiên cổ kì bút”(bút lạ từ ngàn xưa)

3. Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.

Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.

- Đầu đề tác phẩm:

+ Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

+ Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.

Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.

Ý 2:

Tham khảo:

I. Mở bài:

Khi nhắc đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ta không thể không nhắc đến một trong những chi tiết tạo nên sự đặc sắc cho câu chuyện đó là cái bóng. Đây cũng là chi tiết thể hiện tài năng của tác giả trong cách tạo dựng và xây dựng tình huống truyện, là chi tiết thắt nút và mở nút cho cau chuyện. Đồng thời mang lại nhiều giá trị nhân đạo, tố cáo những mặt trái của xã hội phong kiến xưa.

II. Thân bài

- Phân tích chi tiết cái bóng qua 3 ý chính: Thắt nút, mở nút truyện; tạo kịch tính truyện và giá trị nhân đạo

a, Thắt nút, mở nút truyện:

- Thắt nút

+ Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương' được tác giả Nguyễn Dữ gợi lên cho người đọc là một người con gái nết na, công dung ngôn hạnh. Nàng hết mực chung thủy với chồng và hiếu thảo với mẹ già nhưng lại gặp phải bi kịch oan trái. Và một trong những chi tiết tạo nên tình hướng truyện này cho nàng xuất phát từ 'cái bóng'.

+ Vì thương con, mỗi đêm Vũ Nương trỏ bóng mình nói với con là cha – bé đản tin thật rồi đêm kể với Trương Sinh “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Chàng vốn tính hay ghen nên làm cái cớ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ nương không thể tự minh oan nên đã tìm đến cái chết để tự vẫn.

+ Như vậy, chi tiết cái bóng 1 này đã giúp xây dựng tình huống truyện, nó điểm thắt nút tạo nên bi kịch cho Vũ Nương, đồng thời tạo nên sự mâu thuẫn cho người đọc cảm thấy phẫn nộ và uất ức thay cho nàng. Do đó, chi tiết cái bóng đồng thời cũng góp phần tạo nên sự kịch tính và cao trào cho câu chuyện.

- Mở nút (giải quyết vấn đề): Chi tiết cái bóng thứ 2 là cái bóng của Trương Sinh
Nếu như chi tiết 'cái bóng 1' đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì cái bóng hai lại có ý nghĩa giải oan cho Vũ Nương.
Sau khi thấy bóng Trương Sinh, bé Đản liền gọi cha “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ

có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!” => từ đây Trương Sinh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện và hiểu cho nỗi oan ức của vợ mình.

b, Giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương qua chi tiết cái bóng

- Chi tiết cái bóng không chỉ có vai trò thắt nút và mở nút cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mà nó góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Nàng dùng cái bóng của mình để thể hiện thỏa nỗi nhớ chồng đang đi lính xa. Đây còn là phép ẩn dụ tình cảm vợ chồng gắn bó mà nàng dành cho chàng "như hình với bóng".

- Đồng thời, Vũ Nương dùng cái bóng cũng để bù đắp tình cảm cho con, xuất phát từ tình yêu vô bờ bến, dỗ dành con khi không có cha bên cạnh và nàng sẽ là người bù đắp cho những thiếu thốn ấy.

c, Giá trị tố cáo; cái bóng – mờ ảo + lời con trẻ = bi kịch oan khuất

- Chi tiết cái bóng được xem như ẩn dụ cho số phận của phụ nữ như bóng mờ ảo. Họ không có quyền được sống, không có quyền lên tiếng hay phản kháng để bảo vệ mình. => Qua đó, ta thật thương xót thay cho người phụ nữ dưới xã hội phong kiến xưa.

- Đồng thời, chi tiết cái bóng còn có giá trị phê phán, tố cáo xã hội phong kiến nam quyền bất công, lên án nạn nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc đẩy phụ nữ vào những bi kịch. Chỉ là một cái bóng - chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết.

III. Kết bài

- Khẳng định được chi tiết cái bóng là nghệ thuật đặc sắc cho câu chuyện.

Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

B.Thị Anh Thơ
9 tháng 10 2019 lúc 19:23

1. Hoàng Lê nhất thống chí:

Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước

2. Truyền kì mạn lục:

Truyền (lưu truyền) kì (li kì) mạn (tản mạn) lục (ghi chép). Truyền kì mạn lục là ghi chép tản mạn những câu chuyện li kì trong dân gian

Nội dung “Truyền kì mạn lục” (xem SGK ngữ văn 9):

Tác phẩm được xem là áng “ thiên cổ kì bút”(bút lạ từ ngàn xưa)

3. Truyện Kiều của Nguyễn Du vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.

Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.

- Đầu đề tác phẩm:

+ Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

+ Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.

Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Miu nè
Xem chi tiết
Thuy Chu
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phan Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Lê Tố Uyên
Xem chi tiết
Quyên Bùi
Xem chi tiết