Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quyên Bùi

trong truyện '' chuyện người con gái nam xương'' chi tiết nghệ thuật nào được xem là bước ngoặc để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm? Nêu vai trò và ý nghĩa của chi tiết đó.

Thảo Phương
20 tháng 5 2019 lúc 12:38

Ai đó đó đã từng nói: chi tiết nghệ thuật là hạt bụi vàng của tác phẩm. Nó có thể nhỏ bé như một hạt cát nhưng đủ để độc giả hình dung về một sa mạc mênh mông. Chi tiết nghệ thuật có thể chỉ như một giọt nước nhưng gợi được biển cả vô cùng vô tận. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết nghệ thuật đắt giá như thế.

+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

*Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
*Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
*Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.

Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

– Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

Đặng Thị Huyền Trang
26 tháng 10 2017 lúc 20:34

- Xây dựng được cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống ( chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ trong thời loạn lạc, cuộc hôn nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến…); tạo được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người.

- Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng trở về trên sông… tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha… Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ…

- Việc vận dụng linh hoạt các loại hình ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo . Vai trò :góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
18 tháng 7 2019 lúc 11:58

Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.


Các câu hỏi tương tự
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
phan vĩnh hoài nam
Xem chi tiết
Tony Sony
Xem chi tiết
Nguyen Tran Thao Nhi
Xem chi tiết
Lê Tố Uyên
Xem chi tiết
Phan Phương Anh
Xem chi tiết
Gia Hiếu Nguyễn Duy
Xem chi tiết