Em hãy so sánh chất trữ tình trong 2 văn bản tôi đi học và trong lòng mẹ
Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).
Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).
Câu 3: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên nhiên "Tôi đi học-Thanh Tịnh"?
Câu 4: So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của văn bản"Trong lòng mẹ"(trích Những ngày thơ âu- Nguyên Hồng) và văn bản "Tôi đi học"(Thanh Tịnh).
Câu 5: Chỉ ra chất trữ tình trong đoạn trích Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng
Từ 2 văn bản 'Tôi đi học' và 'Trong lòng mẹ' hãy viết bài văn nếu cảm nhận của em về tình mẫu tử
Tham khảo:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, chúng ta luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử” là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hi sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lí giải được. Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lí do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao quý, đầy sự hi sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hi vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….
c/ Từ văn bản Tôi đi học, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu phân tích chất trữ tình của văn bản ( chỉ rõ bố cục và tính thống nhất về chủ đề trong đoạn văn em vừa viết).
Tham khảo:
MỞ BÀI:
Nếu Thạch Lam có truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có "Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn "Tôi đi học" đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.
THÂN BÀI:
Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.
Đúng vậy! Trong truyện "Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống truyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe.
Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi "nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.
Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.
Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá. "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.
KẾT BÀI:
Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện "Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.
Chủ đề: Chất trữ tình trong văn bản "Tôi đi hoc" của Thanh Tinh.
Chất thơ chính là chất trữ tình nhé!
Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ.
Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:
- Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:
+ Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng
+ người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ
+ sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô
- Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:
+ Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn
+ Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử
+ Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ
- Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm
- Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật
-Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về thái độ và tình cảm của người mẹ qua văn"Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng con người về cái ngày hôm nay tôi đi học ấy. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận tự nhiên ghi vào lòng con".(trích từ văn bản Cổng trường mở ra. Mình đang cần gắp, giúp mình với
Tham khảo!
Cảm nhận của em về người mẹ: Dưới ngòi bút nghệ thuật, nhà văn Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho văn bản "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ. Hình ảnh người mẹ hiện lên dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương, chính cái tình cảm sâu sắc dành cho người con đã khắc họa lên bóng dáng của một người mẹ hiền từ bao dung biết mấy. Vì vậy, những kỷ niệm ngày đầu tiên tới lớp cùng mẹ vẫn luôn in đậm trong tâm trí của tác giả, tưởng như chỉ mới hôm qua
Qua 2 văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ, em có suy nghĩ gì về vị trí của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người? Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Giúp mình với! Mình cảm ơn!!!!!!
Qua các văn bản: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão hạc” em hãy khái quát chung về phẩm chất của các nhân vật chính trong tác phẩm trên(gạch đầu dòng).?
- Đều lấy về đề tài con người và cuộc sống XH đương thời, tác giả đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập
- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo, yêu thương , trân trọng tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người và tố cáo những gì tàn ác xấu xa
Bằng những hiểu biết về các văn bản trái trí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 tôi đi học thanh tịnh Trong lòng mẹ Nguyên Hồng tên Nước vỡ bờ Ngô tất Tố lão hạc Nam Cao Em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi về tình yêu thương giữa con người với con người
qua văn bản tôi đi học trong lòng mẹ tức nước vỡ bờ em hãy viết 1 bài văn nói về người mẹ người vợ người phụ nữ trong xã hội xưa
Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
1.Cho biết thể loại, ngôi kể và PTBĐ của các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
2.Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản trên.
3.Nêu điểm giống nhau giữa văn bản: Tôi đi học và Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc
4.Nguyên nhân sâu xa cái chết của lão Hạc là gì?
5.Em hãy nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi người.
6. Từ đoạn trích ‘‘Trong lòng mẹ’’, hãy viết đoạn văn về tình yêu thương của em với mẹ mình.
Câu 1 :
*Thể loại :
- Tôi đi học : Hồi kí
- Trong lòng mẹ : Hồi kí
- Tức nước vỡ bờ : Tiểu thuyết
- Lão Hạc : Truyện ngắn
*Ngôi kể:
- Tôi đi học : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
- Trong lòng mẹ : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
- Tức nước vỡ bờ : Ngôi thứ ba
- Lão Hạc : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"
*Phương thức biểu đạt
- Tôi đi học : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
- Trong lòng mẹ : Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Tức nước vỡ bờ : Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Lão Hạc : Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
Câu 2 :
*Nội dung
- Tôi đi học : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Trong lòng mẹ : Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.
- Tức nước vỡ bờ : Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
- Lão Hạc : Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.
*Nghệ thuật:
- Tôi đi học :
Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảmMiêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”Giọng điệu trữ tình trong sáng.- Trong lòng mẹ:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhâ vật
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc.giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Tức nước vỡ bờ :
Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vậtNgòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.- Lão Hạc :
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.Câu 3 :
Giống nhau:
– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.
– Phương thức biểu đạt: tự sự.
– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
Câu 4 :
Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn. Lão chết vì khổ quá, nghèo quá, Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai. Lão chết vì thấy có lỗi với mọi người, với cậu Vàng - người bạn thân thiết của lão. Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết ấy còn tàn khốc hơn nữa.
Cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Lão chết vì sự tàn khốc của xã hội, sự bần hàn của cuộc sống. Cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.
Câu 5 :
Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.
Câu 6 :
Hạnh phúc nhất của bạn khi trở về nhà là gì? Với tôi, là được nhìn thấy bóng dáng mẹ trong căn bếp nhỏ xinh, cảm giác ấy thật bình yên và ấm áp. Bao năm qua, mẹ không quản ngại gian nan và vất vả, nuôi dưỡng tôi nên người. Dù công việc bận rộn đến đâu, mẹ cũng không quên quan tâm từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành của tôi mỗi ngày. Mẹ còn luôn tâm sự cùng tôi những chuyện về bạn bè, cuộc sống, mẹ dạy tôi phải biết ứng xử và yêu thương mọi người. Với tôi, mẹ luôn là điểm tựa bình an, là bờ vai tin tưởng, là người bạn thân thiết nhất để tôi chia sẻ mọi tâm tư buồn vui. Mẹ đã cho tôi cuộc sống và tôi luôn trân trọng hạnh phúc thiêng liêng đó. Nếu có một điều ước, tôi mong mẹ mãi mạnh khỏe và có nhiều niềm vui, không phải lo lắng muộn phiền. Mỗi khi đi đâu xa, tôi luôn ước ao được trở về, gối đầu lên vai mẹ để được mẹ vuốt ve và chở che như những ngày thơ bé. Có thể con không tài giỏi nhưng con hứa sẽ luôn luôn cố gắng học tập và tu dưỡn thật tốt để mẹ luôn tự hào về con. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn được nói với mẹ: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm và tình yêu ấy mãi vẹn nguyên trong trái tim con."