Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 15:41

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

(Truyện ngụ ngôn)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng(1).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: "chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ", "đưa ếch ta ra ngoài", "nghênh ngang", "ồm ộp", "nhâng nháo", "giẫm bẹp".

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

 

 

(1) Tác giả Trần Gia Linh cho rằng:

"Truyện ngụ ngôn (còn gọi là truyên ngụ ý). Loại truyện chứa đựng những quan niệm về triết lí, đạo đức, những bài học đấu tranh giai cấp hay những kinh nghiệm sống đã được tổng kết trong những sự tích hoàn toàn tưởng tượng. Các nhà tư tưởng trên thế giới từ lâu đã sáng tác ngụ ngôn để diễn đạt các quan niệm, các tư tưởng. Các nhà sáng tác ngụ ngôn nổi tiếng như Ê-dốp (Hi Lạp cổ đại), Phe-đrơ (La Mã cổ đại), Trang Tử, Liệt Tử (Trung Hoa cổ đại, La Phông-ten (Pháp, thế kỉ XVII), Crư-lốp (Nga, thế kỉ XIX), v.v... Ở Việt Nam, truyện ngụ ngôn tiêu biểu là của dân gian. Là những ẩn dụ có tính chất truyện, phần cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, phần ý niệm rút ra từ cốt truyện đó mới là mục đích. Không nhất thiết sử dụng các yếu tố thần kì, nếu có cũng chỉ là nhằm giúp ta có thể diễn đạt một cách sinh động những khái niệm khô khan. Cùng với tục ngữ, truyện ngụ ngôn Việt Nam là pho tượng triết lí dân gian độc đáo" (Từ diển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

 

nguyễn thị thúy
26 tháng 2 2017 lúc 22:09
Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng

Thể loại

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn lên, chỉ thấy không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Ếch nghĩ nó là một vị chúa tể, vì các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ.

Câu 2:

Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì đã ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3: Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.

đỗ thị thu giang
3 tháng 3 2017 lúc 18:57
Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng

Thể loại

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Tóm tắt

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn lên, chỉ thấy không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Ếch nghĩ nó là một vị chúa tể, vì các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ.

Câu 2:

Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì đã ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3: Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, khiêm tốn học hỏi.

Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
Tề Mặc
18 tháng 10 2017 lúc 18:02

bn đợi mk lát nhé rồi mk soạn cho , bài này mk học rồi

Kudo Shinichi
18 tháng 10 2017 lúc 18:05

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu

trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

Tề Mặc
18 tháng 10 2017 lúc 18:13

Trần Khánh Linh

Soạn bài : ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn) Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG(Truyện ngụ ngôn)I. VỀ THỂ LOẠI1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng(1).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.2. Lời kể:Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: "chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ", "đưa ếch ta ra ngoài", "nghênh ngang", "ồm ộp", "nhâng nháo", "giẫm bẹp".3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm. 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 12 2017 lúc 8:26

Một số ví dụ ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng” như:

- Một bạn học sinh xinh đẹp, học giỏi ở lớp nhưng luôn nghĩ mình là người giỏi nhất, tất cả mọi người đều phải ngưỡng mộ và để ý nhưng khi đi thi kết quả thấp hơn các bạn lớp khác.

- Một người luôn huênh hoang là mình biết nhiều, hiểu rộng, nhưng khi gặp việc khó thì ấp úng, tìm cách trốn tránh.

10. Hà Quế châu HÀ
29 tháng 1 2023 lúc 18:05

ngoam

Lê Thị Huơng
Xem chi tiết
Ngô Nhã Kỳ
23 tháng 12 2020 lúc 21:16

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về một chú ếch huênh hoang, cứ tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “Ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng “bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình. Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “Ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói. Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”. Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. 

Tuan
Xem chi tiết
KAl(SO4)2·12H2O
24 tháng 10 2018 lúc 16:38

Câu 1: 

+) Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta

+) Thùng rỗng kêu to

Câu 2: 

Bài học đc rút ra là không lên ngạo mạn, kiêu căng trong suốt hoàn cảnh nào

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 3 2019 lúc 5:10

Bài học: những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà luôn huênh hoang sẽ phải trả giá đắt; khuyên nhủ con người ta phải luôn biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn học hỏi.

Quy Hang
Xem chi tiết
Isolde Moria
30 tháng 11 2016 lúc 12:48

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

Lưu Hạ Vy
30 tháng 11 2016 lúc 12:59

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 11 2016 lúc 16:58

Xin chào tất cả các loài động vật, cỏ cây hoa lá…Mình là gà con. Mẹ mới sinh ra mình được một tháng nhưng mình thấy mọi thứ đều đẹp đẽ biết bao. Lúc còn ở trong trứng, được mẹ gà ngày ngày ấp ủ, mình cứ nghĩ mình là cao quý nhất. Nhưng từ lúc ra ngoài cuộc sống, mình đã học tập được rất nhiều, song các bạn biết không, có người còn tự cao tự đại hơn mình. Mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về chú ếch « quen ngồi đáy giếng » một người bạn mình mới gặp hôm qua.

Chả là chú ếch vốn quen sống torng giếng nọ, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ nên hàng ngày ếch cứ kêu vang ồm ộp khiến các con vật nhỏ kia hoảng sợ, ếch được thế tự đắc, mình là chúa tể.

Ở dưới đáy giếng nhìn lên, ếch chỉ thấy một khoảng trời rất nhỏ, ếch thường nói bằng giọng coi thường, tưởng gì, hóa ra trời cũng chỉ bằng cái vung thôi. Đến con cóc xấu xí còn có thể làm tới cậu ông trời được chẳng lẽ ta lại chỉ bằng thứ cóc xấu xí ấy sao. Và ếch mong có ngày vượt qua miệng giếng.

Ngày hôm qua trời mưa tầm tã, đến ngập tràn cả giếng. Lúc tạnh, cũng là lúc tôi vươn đôi cánh ngắn ngủi chạy một mạch ra vườn. Không ngờ vừa ra đến thành giếng, tôi bỗng nghe tiếng quát to.

Này con vật kia, ngươi tên gì mà gặp ta không hỏi ?

Tôi hốt hoảng toan bỏ chạy nhưng nhìn thấy chú ếch, tôi kịp định thần :

Em là gà con, xin chào anh ếch nhưng sao anh lớn tiếng vậy ?

Ta là chúa tể muôn loài ngươi không biết hay sao ?

Ồ ra vậy ! Tôi nhanh trí nói :

Vậy nếu anh là chúa tể, anh hãy ra kia quát bác vịt xem nào !

Tưởng chuyện gì ! Hãy giương mắt lên mà xem đây này.

Anh ếch huênh hoang nhảy tới trước mặt bác vịt xám nhưng chưa kịp cất tiếng nào thì đã bị bác vịt đớp cho túi bụi. May thay anh chạy kịp nên chỉ bị què một chân. Chiều tối hôm qua anh mới gặp tôi nhưng không còn kênh kiệu nữa.

Thật tôi cứ tưởng ! Nên tôi huênh hoang quá, đâu ngờ mình cũng chỉ là người hiểu biết nông cạn mà thôi. Bây giờ tôi mới hiểu người ta luôn pải học tập không ngừng để mở rộng tầm hiểu biết của mình, không bao giờ được chủ quan, kiêu ngạo. Các bạn trẻ hãy nhớ lấy, đừng để như mình, đi đâu cũng người đời chê « ếch ngồi đáy giếng ».
 

Tuan Dat
Xem chi tiết
nthv_.
13 tháng 9 2021 lúc 15:04

Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.

 
Đỗ khôi Nguyên
13 tháng 9 2021 lúc 15:09

Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.

Đỗ khôi Nguyên
13 tháng 9 2021 lúc 15:16

Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.

Bùi Tài
Xem chi tiết
Yến Nhi Lê Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hoàng
4 tháng 11 2016 lúc 20:31

Có một con ếch sống lâu ngày ở một chiếc giếng . Xung quanh chỉ toàn những sinh vật nhỏ hơn nó , nên nó tưởng nó mạnh nhất thế gian . Vì sống trong giếng nhiều ếch nhìn lên trời trời chỉ bằng 1 cái vung . Một ngày nọ , trời mưa to ếch chẳng may bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp

Lê Lan Hương
4 tháng 11 2016 lúc 21:18

Ý nghĩa: Bài học cho những kẻ kiến thức nông cạn thường huênh hoang và bị chuốc họa vào thân.
Tóm tắt: Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.