Sưu tầm và viết một bài văn biểu cảm về một loài cây
đề 1: viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu (55 dòng) đề 2: viết một bài văn biểu cảm về loài vật em yêu (55 dòng)
nhà em có rất nhiều cây nhưng em thích nhất đó là cây soài.
cây soài nhà em cao có võ cây rất giày . cây soài có lá dài và xanh , nó có tác dụng là che bóng mát cho em , mỗi khi ra hoai thì khi nó rụng xuốn thì nó có máy cái nhót moiõ lần đụng vô là hư tay phải rửa tay đến khi có trái trồ ôi nó đã luôn da nó có màu xanh bên trong thì mầu vàng nò mà chính là da nó màu vàng bên trông màu cam ăn là đã.
em rất yêu cay soài nhà em em sẽ câm tốt cho nó mộc trái
Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm được, hoặc viết một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình.
Bài thơ về Hà Nội :
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao...
(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)
viết về một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm viết về địa phương Sóc Trăng mà em sưu tầm được
viết một bài văn biểu cảm về loài cây tre
Tham khảo!!!
Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, tác giả Thép Mới có viết: “Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Quả thật cây tre đã vô cùng gắn bó trong cuộc sống của con người Việt Nam.
Ở mỗi làng quê Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh những lũy tre làng. Chúng giống như những bức tường thành kiên cố bảo vệ xóm làng. Cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà nhiều cây đứng cùng nhau, tạo thành các lũy tre. Chính bởi vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Cây tre đã gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và trong cả chiến đấu. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Trong lao động, tre chính là cánh tay đắc lực của người nông dân. Trong cuộc sống hàng ngày, tre lại càng gần gũi hơn nữa. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé hay cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá... Tre được dùng để đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo... Từ trẻ con đến người già, từ phụ nữ đến nam giới, bất kì một người nào cũng đều đã từng sử dụng một vật dụng bằng tre. Còn trong chiến đấu, tre trở thành vũ khí dù thô sơ mà lại trở nên đắc lực nhất. Tôi vẫn còn nhớ mãi câu chuyện về chàng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh đuổi giặc Ân thật đáng tự hào. Ngay cả trong hiện tại, gậy tre trông tre cũng giúp chúng ta đánh bại kẻ thù.
Hinh ảnh cây tre còn đi vào những bài thơ, câu hát với những tình cảm tốt đẹp nhất. Tre là niềm vui của tuổi thơ, là ký ức của người già. Đối với riêng tôi, cây tre đã gợi nhớ về những kỉ niệm nô đùa bên bạn bè trên con đê đầu làng, bên lũy tre xanh. Cả hình ảnh đứa em gái bé nhỏ nằm ngủ ngon lành trong chiếc nôi tre. Và nhớ đến hương vị đậm đà của món canh măng nấu với xương của mẹ mỗi dịp Tết đến… Cây tre gợi nhắc thật nhiều kỉ niệm tuyệt vời.
Có lẽ không một người dân Việt Nam nào là không biết đến cây tre. Dù ngày hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người con đất Việt như một tiếng gọi thiêng liêng của quê hương, đất nước.
tham khảo ạ!
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre. Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.
Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
(Tre Việt Nam)
Không biết tre có từ đâu, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu tre đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá tre mong manh. Còn manh áo cộc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, cứng cáp và dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu. Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng được chăng?
(Ca dao)
Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hóa nông nghiệp - những nhọc nhằn của công việc giần, sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khăng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc "bóng tre trùm mát rượi", một lời tâm sự về mùa màng "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ/Tre với người vất vả quanh năm", hay một khúc hát giao duyên "Lạt này gói bánh chưng xanh/Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng". Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người" (Cây tre Việt Nam, Thép Mới). Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kỳ lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Mai này, khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.
Tham khảo:
Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, tác giả Thép Mới có viết: “Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Quả thật cây tre đã vô cùng gắn bó trong cuộc sống của con người Việt Nam.
Ở mỗi làng quê Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh những lũy tre làng. Chúng giống như những bức tường thành kiên cố bảo vệ xóm làng. Cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà nhiều cây đứng cùng nhau, tạo thành các lũy tre. Chính bởi vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Cây tre đã gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và trong cả chiến đấu. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Trong lao động, tre chính là cánh tay đắc lực của người nông dân. Trong cuộc sống hàng ngày, tre lại càng gần gũi hơn nữa. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé hay cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá... Tre được dùng để đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo... Từ trẻ con đến người già, từ phụ nữ đến nam giới, bất kì một người nào cũng đều đã từng sử dụng một vật dụng bằng tre. Còn trong chiến đấu, tre trở thành vũ khí dù thô sơ mà lại trở nên đắc lực nhất. Tôi vẫn còn nhớ mãi câu chuyện về chàng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh đuổi giặc Ân thật đáng tự hào. Ngay cả trong hiện tại, gậy tre trông tre cũng giúp chúng ta đánh bại kẻ thù.
Hinh ảnh cây tre còn đi vào những bài thơ, câu hát với những tình cảm tốt đẹp nhất. Tre là niềm vui của tuổi thơ, là ký ức của người già. Đối với riêng tôi, cây tre đã gợi nhớ về những kỉ niệm nô đùa bên bạn bè trên con đê đầu làng, bên lũy tre xanh. Cả hình ảnh đứa em gái bé nhỏ nằm ngủ ngon lành trong chiếc nôi tre. Và nhớ đến hương vị đậm đà của món canh măng nấu với xương của mẹ mỗi dịp Tết đến… Cây tre gợi nhắc thật nhiều kỉ niệm tuyệt vời.
Có lẽ không một người dân Việt Nam nào là không biết đến cây tre. Dù ngày hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người con đất Việt như một tiếng gọi thiêng liêng của quê hương, đất nước.
1)Viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về mùa xuân.
2)Sưu tầm một số câu thơ câu văn về mùa xuân.
Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ.
Thơ xuân
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười.
Và tựa hoa tươi cánh nở dần
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đường hương thao thức lòng quân tử
Vó ngựa quen rồi ngõ ái ân.
Từng gã thư sinh biếng chải đầu
Một mình mơ ước chuyện mai sau
Lên kinh thi đỗ làm quan Trạng
Công chúa cài trâm thả tú cầu.
Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén bút đề thơ
Những bà tóc bạc hiền như phật
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.
Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
Nhà nhà đoàn tựu dưới hoa tươi
Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy
Một áng thơ đề nét chẳng phai.
Nguyễn Bính
-----------------------------------
Mùa Xuân Chín
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..."
Hàn Mạc Tử
------------------------------------
Ông Đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
‘’Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay’’.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vũ Đình Liên
------------------------------
Ý Xuân
Trời đẹp như trời mới tráng gương,
Chim ca, tiếng hát rộn ven tường.
Có ai bên cửa, ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương…
Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành,
Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh.
Chim bay, cánh trĩu trong xuân ý,
Em đợi chờ ai, khuất bức mành?
Giữa một giờ thiêng, tình rất đẹp,
Mắt buồn và rất…rất thanh thanh.
Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ,
Em ạ, yêu nhau…chết cũng đành!
Hồ Dzếnh
----------------------------
Hồn Xuân
Ai biết em tôi ở chốn nào?
Má tròn đương nụ, trán vừa cao.
Tiếng mùa về gọi lòng em dậy,
Lơ đãng lòng tôi chẳng kịp rào.
Ai biết người yêu nhỏ của tôi,
Người yêu nho nhỏ trốn đâu rồi?
Bảo giùm với nhé; em tôi đó,
Tròn trĩnh xinh như một quả đồi.
Ngực trắng giòn như một trái rừng,
Mắt thì bằng rượu, tóc bằng hương.
Miệng cười bừng nở hàm răng lựu,
Sáng cả trời xanh mấy dặm đường.
Anh khắp rừng cao xuống lũng sâu,
Tìm em, đi hái lộc xuân đầu.
Trồng đâu chân đẹp tròn như cột?
Em đẹp son ngời như cổ lâu.
Nghe nhịp đời lên, em bỏ anh,
Đua theo xuân nở rộn trăm cành.
Ý mùa cũng rộn trong thân mới,
Tóc rủ bờ tơ sợi liễu mành.
Khách qua đường ơi! Em tôi đây,
Chân em: cỏ mượt, mắt: hồ đầy.
Lòng em hóa cảnh chờ anh gặp,
-Man mác hồn xuân ngọn gió hây.
Huy Cận
--------------------------------------
Với Đà Lạt tháng giêng
Tháng giêng lên xứ anh đào
Mùa xuân như mở lối vào thiên thai
Ngàn hoa nụ đẫm sương mai
Ngả nghiêng ché rượu chỉ hai chúng mình.
Lương Định
------------------------
Anh đến
Anh đến mang về những gót xuân
Lòng em chim hót tiếng trong ngần
Xin đừng làm vỡ mùa xuân ấy
Chút nhíu mày thôi đủ chạnh lòng.
Lê Thị Kim
----------------------------------
Mùa xuân
Mùa xuân
Muốn hái lộc xuân
Hoa thơm tặng bạn
Nụ mầm tặng anh…
Đưa tay định ngắt mấy lần
Thấy xuân mơn mởn
Trong ngần
Lại thôi…
Vũ Dạ Phương
------------------------------
Xuân
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
-Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi, mong nhớ,
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn!
Chế Lan Viên
-----------------------------------
Vào Xuân
Đi vào nẻo xuân
Gặp đường lụa đỏ
Ai chờ em đó
Mà hoa trắng ngần
Đi vào thanh tân
Như về quê ngoại
Lúa hương đồng gần
Đương thì con gái
Hẹn cưới phân vân
Em nhìn mê mải
Chuồn ngô ngủ mãi
Bờ ao cúc tần
Khép tà áo mới
Em vào đêm xuân.
Hoàng Cầm
-----------------------------------
Nụ hoa vàng mùa xuân
Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá
Thơ còn thương cõi đời
Con chim mừng ríu rít
Vui khói chiều chơi vơi
Đất mẹ gầy cỏ lúa
Đồng ta xanh mấy mùa
Con trâu từ đồng cỏ
Giục mõ về rộn khua
Ngoài đê diều thẳng cánh
Trong xóm vang chuông chùa
Chiều in vào bóng núi
Câu hát hò vẳng đưa
Tóc mẹ già mây bạc
Trăng chờ sau liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
Cát trắng bờ quê xưa…
Anh cho em mùa xuân
Bàn tay thơm sữa ngọt
Dải đất miền chim hót
Người yêu nhau trọn đời
Mái nhà ai mới lợp
Trẻ đùa vui nơi nơi
Hết buồn mưa phố nhỏ
Hẹn cho nhau cuộc đời
Khi hoa vàng sắp nở
Trời sắp sang mùa xuân
Anh cho em tất cả
Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Nắng vàng trên ngọn cây…
Kim Tuấn
-----------------------------------
Mùa xuân nho nhỏ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Thanh Hải
-----------------------------
Xuân
Xuân à! Những tưởng Xuân đi.
Nào hay Xuân lại tức thì đến ngay.
Đời say, Xuân cũng say say.
Hoa vàng, bướm trắng, ngất ngây một trời.
Xuân à! Những tưởng Xuân tươi.
Ngờ đâu Xuân cũng biết cười gió đông
Bên kia Xuân đẹp, Xuân nồng.
Bên này Xuân quá lạnh lùng, hỡi Xuân!
Đăng Nguyên
-----------------------------
Chào Nguyên Xuân
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường(1) phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
Bùi Giáng
Thơ xuân
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười.
Và tựa hoa tươi cánh nở dần
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đường hương thao thức lòng quân tử
Vó ngựa quen rồi ngõ ái ân.
Từng gã thư sinh biếng chải đầu
Một mình mơ ước chuyện mai sau
Lên kinh thi đỗ làm quan Trạng
Công chúa cài trâm thả tú cầu.
Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén bút đề thơ
Những bà tóc bạc hiền như phật
Sắm sửa hành trang trẩy hội chùa.
Pháo nổ đâu đây khói ngợp trời
Nhà nhà đoàn tựu dưới hoa tươi
Lòng tôi như cánh hoa tiên ấy
Một áng thơ đề nét chẳng phai.
Nguyễn Bính
-----------------------------------
Mùa Xuân Chín
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..."
Hàn Mạc Tử
------------------------------------
Ông Đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
‘’Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay’’.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vũ Đình Liên
------------------------------
Ý Xuân
Trời đẹp như trời mới tráng gương,
Chim ca, tiếng hát rộn ven tường.
Có ai bên cửa, ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương…
Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành,
Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh.
Chim bay, cánh trĩu trong xuân ý,
Em đợi chờ ai, khuất bức mành?
Giữa một giờ thiêng, tình rất đẹp,
Mắt buồn và rất…rất thanh thanh.
Mày ai bán nguyệt, người ai nhỏ,
Em ạ, yêu nhau…chết cũng đành!
Hồ Dzếnh
----------------------------
Hồn Xuân
Ai biết em tôi ở chốn nào?
Má tròn đương nụ, trán vừa cao.
Tiếng mùa về gọi lòng em dậy,
Lơ đãng lòng tôi chẳng kịp rào.
Ai biết người yêu nhỏ của tôi,
Người yêu nho nhỏ trốn đâu rồi?
Bảo giùm với nhé; em tôi đó,
Tròn trĩnh xinh như một quả đồi.
Ngực trắng giòn như một trái rừng,
Mắt thì bằng rượu, tóc bằng hương.
Miệng cười bừng nở hàm răng lựu,
Sáng cả trời xanh mấy dặm đường.
Anh khắp rừng cao xuống lũng sâu,
Tìm em, đi hái lộc xuân đầu.
Trồng đâu chân đẹp tròn như cột?
Em đẹp son ngời như cổ lâu.
Nghe nhịp đời lên, em bỏ anh,
Đua theo xuân nở rộn trăm cành.
Ý mùa cũng rộn trong thân mới,
Tóc rủ bờ tơ sợi liễu mành.
Khách qua đường ơi! Em tôi đây,
Chân em: cỏ mượt, mắt: hồ đầy.
Lòng em hóa cảnh chờ anh gặp,
-Man mác hồn xuân ngọn gió hây.
Huy Cận
--------------------------------------
Với Đà Lạt tháng giêng
Tháng giêng lên xứ anh đào
Mùa xuân như mở lối vào thiên thai
Ngàn hoa nụ đẫm sương mai
Ngả nghiêng ché rượu chỉ hai chúng mình.
Lương Định
------------------------
Anh đến
Anh đến mang về những gót xuân
Lòng em chim hót tiếng trong ngần
Xin đừng làm vỡ mùa xuân ấy
Chút nhíu mày thôi đủ chạnh lòng.
Lê Thị Kim
----------------------------------
Mùa xuân
Mùa xuân
Muốn hái lộc xuân
Hoa thơm tặng bạn
Nụ mầm tặng anh…
Đưa tay định ngắt mấy lần
Thấy xuân mơn mởn
Trong ngần
Lại thôi…
Vũ Dạ Phương
------------------------------
Xuân
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
-Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi, mong nhớ,
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn!
Chế Lan Viên
-----------------------------------
Vào Xuân
Đi vào nẻo xuân
Gặp đường lụa đỏ
Ai chờ em đó
Mà hoa trắng ngần
Đi vào thanh tân
Như về quê ngoại
Lúa hương đồng gần
Đương thì con gái
Hẹn cưới phân vân
Em nhìn mê mải
Chuồn ngô ngủ mãi
Bờ ao cúc tần
Khép tà áo mới
Em vào đêm xuân.
Hoàng Cầm
-----------------------------------
Nụ hoa vàng mùa xuân
Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá
Thơ còn thương cõi đời
Con chim mừng ríu rít
Vui khói chiều chơi vơi
Đất mẹ gầy cỏ lúa
Đồng ta xanh mấy mùa
Con trâu từ đồng cỏ
Giục mõ về rộn khua
Ngoài đê diều thẳng cánh
Trong xóm vang chuông chùa
Chiều in vào bóng núi
Câu hát hò vẳng đưa
Tóc mẹ già mây bạc
Trăng chờ sau liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
Cát trắng bờ quê xưa…
Anh cho em mùa xuân
Bàn tay thơm sữa ngọt
Dải đất miền chim hót
Người yêu nhau trọn đời
Mái nhà ai mới lợp
Trẻ đùa vui nơi nơi
Hết buồn mưa phố nhỏ
Hẹn cho nhau cuộc đời
Khi hoa vàng sắp nở
Trời sắp sang mùa xuân
Anh cho em tất cả
Tình yêu non nước này
Bài thơ còn xao xuyến
Nắng vàng trên ngọn cây…
Kim Tuấn
-----------------------------------
Mùa xuân nho nhỏ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Thanh Hải
-----------------------------
Xuân
Xuân à! Những tưởng Xuân đi.
Nào hay Xuân lại tức thì đến ngay.
Đời say, Xuân cũng say say.
Hoa vàng, bướm trắng, ngất ngây một trời.
Xuân à! Những tưởng Xuân tươi.
Ngờ đâu Xuân cũng biết cười gió đông
Bên kia Xuân đẹp, Xuân nồng.
Bên này Xuân quá lạnh lùng, hỡi Xuân!
Đăng Nguyên
-----------------------------
Chào Nguyên Xuân
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường(1) phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
Bùi Giáng
1. Viết phần mở bài và thân bài cho đề bì tả một loài cây trong vườn nhà em thep hai cách trực tiếp và gián tiếp.
2. Sưu tầm một số câu văn, thơ mà em tâm đắc qua một số cuốn sách em đã đọc và ghi vào cuốn sổ tay.
Hãy viết bài văn biểu cảm về một loài cây mà em yêu.
tham khảo
Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.
Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân, xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.
Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.
Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.
Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu
Sưu tầm một số đoạn văn NGẮN viết về các loài cây.
Giúp mình!!!!