Những câu hỏi liên quan
Violet
Xem chi tiết
Lê thị phương loan
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
4 tháng 9 2018 lúc 19:32

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến.  Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.

Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Phương_52_7-23 Uyên
15 tháng 11 2021 lúc 20:58

Trả Lời:

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai.Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Na Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tố Uyên
Xem chi tiết
Đức Hải
13 tháng 10 2017 lúc 15:25

                                                                                  Bài làm

Côn Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt. Đây thực sự là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân và bao tao nhân mặc khách, những người tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử. Trong số họ, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nhiều lần, nhiều năm sống gắn bó, chan hòa cùng thiên nhiên tạo vật ở nơi đây. Ông đã coi Côn Sơn như "núi nhà", "quê cũ" và tìm thấy ở chốn này bạn bè tri âm tri kỷ.

            Cũng hiếm đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đã có bao người làm thơ về Côn Sơn. Và Trần Đăng Khoa, thần đồng thơ ca xứ Đông là một trong những người làm thơ ấy.

            "Đêm Côn Sơn" được Trần Đăng Khoa viết khi chú bé mới 10 tuổi. Thi phẩm tựa như là một ghi chép bằng thơ về một đêm ngủ ở Côn Sơn khi tham quan. Bài thơ có hai phần rõ rệt: phần thứ nhất (6 dòng đầu) và phần thứ hai (8 dòng cuối) được ngăn cách và nối nhau bởi một giấc ngủ bị ngắt quãng đột ngột do tiếng sấm rền.

            Như một bức ký hoạ về chốn lâm tuyền, "Đêm Côn Sơn" có cả núi rừng, cây cối, chim chóc, suối và cả ánh trăng. Tuy nhiên "bức tranh" miêu tả cảnh về đêm, tất cả chỉ hiện hình qua những âm thanh mà chỉ thính giác con người mới cảm nhận được.

            Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật ở Côn Sơn như bị che phủ bởi tấm nhung huyền; chỉ còn đâu đây"tiếng chim vách núi nhỏ dần". Bởi chim đã bay về tổ nên tiếng hót dần thưa thớt, mơ hồ... Dưới kia, tiếng suối "khi gần, khi xa" như "rì rầm" không dứt. Gần kề là tiếng lá đa ngoài thềm. Mọi âm thanh đều ở trạng thái giảm nhẹ ("nhỏ dần"), xa dần ("khi gần, khi xa"). Đêm nơi đây tĩnh lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng lá đa rơi.

            Câu thơ:

"Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"

như "thần cú" của bài thơ đã được nhiều người khen không tiếc lời. Nhà thơ Tố Hữu nói: "Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi (thực ra lúc này Khoa đã 10 tuổi) lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời." Nhà thơ Xuân Diệu thì lại khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế.

            Câu thơ hay vì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. "Nghe" tiếng lá đa rơi mà như "nhìn" thấy cả hình dáng chiếc lá ("rất mỏng") và độ rơi của nó ("rơi nghiêng")

            Phải chăng đó là khoảnh khắc chiếc lá lìa cành, buông mình vào hư vô và bắt đầu hành trình của nó. Chiếc lá khẽ lắc lư một chút, đung đưa một chút, xoay vần nhẹ trên không rồi khẽ khàng chạm xuống mặt đất. Nhà thơ "nhí" đã ghi lại cái khoảnh khắc dịu dàng ấy bằng từ "rơi nghiêng".

            Lấy "động" để tả "tĩnh", câu thơ đã tôn lên rất nhiều sự tĩnh lặng, tôn nghiêm của chốn linh thiêng Côn Sơn.

            Nhưng thực ra ở Côn Sơn không có cây đa. Chiếc "lá đa" ấy là do Khoa "hư cấu" ra và nó được ghép vào hợp lý đến nỗi không ai thoáng gợn chút hoài nghi. Khoa đã dùng một cái không có thật ("lá đa") để làm bật lên cái có thật, đó là sự yên tĩnh của Côn Sơn đêm nay.

            Về khuya, âm thanh càng nhỏ dần... và trước mắt chú bé Khoa chỉ còn hình ảnh "Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm" và "Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền..." Trong cuốn "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa kể lúc đầu Khoa viết là "Sợ gì" (trẻ con vốn hay sợ, Khoa mới lên 10 tuổi, đêm tối sợ ma đã đành nhưng bụt cũng sợ). Nhà thơ Xuân Diệu đã chữa cho cậu học trò của mình chữ "sợ" bằng chữ "nghĩ". Thế là ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Xuân Diệu chỉ đổi một chữ mà thay đổi cả thần thái bài thơ.

            Phần hai của bài thơ bắt đầu bằng tiếng "sấm rền":

"Bỗng đâu vang tiếng sấm rền"

            Tiếng sấm rền ngoài trời hay tiếng sấm rền trong mơ? Và chú bé bừng tỉnh. Cảnh tượng huy hoàng, rực rỡ, sôi động khác hẳn phần đầu. Mọi âm thanh và ánh sáng đều ở cường độ mạnh. Đền thì "đỏ hương", chuông thì kêu "ngang trời", rừng thì "nổi gió", suối thì "tuôn ào ào", đồi thông thì "sáng" bừng lên dưới trăng cao. Cảnh càng kỳ ảo và mang tầm vóc vũ trụ hơn khi Khoa như nhìn thấy hồn thiêng Nguyễn Trãi "về thăm". Nguyễn Trãi vẫn nhớ về "quê cũ" (chẳng phải trong "Quốc âm thi tập" ông đã viết về Côn Sơn: "Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân/ Lẳng thẳng chưa lìa chốn trần" đó sao?). Cảnh như thực như mơ. Sự chuyển vần của đất trời nơi núi rừng Côn Sơn hay giấc mơ thần diệu của nhà thơ khi đặt chân tới chốn linh thiêng này? Có lẽ cả hai. Ở đoạn thơ này Trần Đăng Khoa đã phóng bút với những câu thơ thật hào mại, lãng mạn, bay bổng.

            Như một lẽ tự nhiên, nói đến Nguyễn Trãi là phải nói đến thơ. Và thật hồn nhiên Khoa đã nghe thấy tiếng"thơ ngâm" huyền bí:

"Em nghe có tiếng thơ ngâm"

            Tiếng sấm rền có thể nghe trong mơ, vậy thì tiếng thơ ngâm có thật hay nghe bằng tâm tưởng, nghe trong ảo giác? Nguyễn Trãi hiện về đọc thơ chăng? Người đọc "Cáo bình Ngô" hay "Côn Sơn ca". Tiếng thơ của Người vẫn vang vọng giữa đất trời, non nước này; Tấm lòng của Người vẫn sáng như sao Khuê. Nếu vậy thì "Đêm Côn Sơn" là bài thơ chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi - vị lão thần đầu bạc đã chết dưới lưỡi đao oan nghiệt của triều đình phong kiến. Đọc câu thơ này của Trần Đăng Khoa, tôi miên man cảm thức như vậy...

            ... Nhưng tiếng thơ ngâm ấy (có người nói) cũng có thể là của một chú bộ đội. Bởi vì:

"Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya"

            Các chú bộ đội pháo cao xạ vẫn thức canh cho giấc ngủ của Côn Sơn yên tĩnh.

Côn Sơn, nơi lữu giữ những trầm tích lịch sử và văn hoá của dân tộc, là mảnh đất thiêng không chỉ với người dân xứ Đông mà còn với muôn triệu người dân đất Việt. Đêm nay, hồn thiêng của thánh thần ("bụt"), của người anh hùng dân tộc ("Nguyễn Trãi") cùng với núi rừng nơi đây, với người lính thời đại Hồ Chí Minh vẫn thức, giữ cho Côn Sơn mãi mãi bình yên. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong một đêm chiến tranh của năm 1968, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc.

            Bài thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ đem đến cho người đọc một "bức hoạ" đêm Côn Sơn đơn thuần mà còn là những nghĩ suy không kém phần sâu xa về đất nước.

Nguyễn Thị Tố Uyên
13 tháng 10 2017 lúc 15:52

Cảm ơn bạn

Nguyễn Băng Châu
Xem chi tiết
Tòng Gia Bảo
5 tháng 10 2020 lúc 19:33

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc

Khách vãng lai đã xóa
Vương Thị Quyên
5 tháng 10 2020 lúc 19:47

"Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng ,nhân hậu,thật thà dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa.Thạch Sanh luôn nhận mọi việc khó khăn như diệt chăn tinh cứu dân lành,Lý Thông lấp đá hang,đổ oan cho Thạch Sanh.Dẹp được 12 chư hầu bằng tiếng đàn,và lấy chí thông minh để giúp nhân dân lấy lại hòa bình.Trước sự độc ác của Lý Thông nhưng chàng vẫn thể hiện lòng khoan dung của mình.Thạch Sanh là biểu tượng cho sự hòa bình.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình,chán ghét chiến tranh."^^

~STYDY GOOD~

Khách vãng lai đã xóa
Vương Thị Quyên
5 tháng 10 2020 lúc 19:51

Vào kết bạn với mình nhé ~_~

Khách vãng lai đã xóa
Lê thị phương loan
Xem chi tiết
Anh Đức Lâm
24 tháng 8 2018 lúc 13:53

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

 Bao nhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Lê thị phương loan
24 tháng 8 2018 lúc 17:37

thánh kiu bạn nhiều nha

Anh Đức Lâm
24 tháng 8 2018 lúc 17:59

Ko có gì đâu bạn

Hakiet
Xem chi tiết
BÍCH THẢO
7 tháng 11 2023 lúc 20:29

Tk nhe 😊:

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.

Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.

Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm

Lá vàng/ rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay v.v…

Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.

Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết