Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê hoài an
Xem chi tiết
han tuyet ky hong nhung
31 tháng 10 2018 lúc 16:05

Bài thơ:

Thầy và chuyến đò xưa 
Lặng xuôi năm tháng êm trôi 
Con đò kể chuyện một thời rất xưa 
Rằng người chèo chống đón đưa 
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều 
Bay lên tựa những cánh diều 
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên 
Rời xa bến nước quên tên 
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười 
Giọt sương rơi mặn bên đời 
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông 
Mắt thầy mòn mỏi xa trông 
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian... 
Nguyễn Quốc Đạt 
Con với thầy 
Con với thầy 
Người dưng nước lã 
Con với thầy 
Khác nhau thế hệ 
Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình 
Mười mấy ngàn ngày không gặp lại 
Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại 
Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình 
Vẫn theo tôi những lời động viên 
Mỗi khi tôi lầm lỡ 
Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở 
Mỗi khi tôi tìm được vinh quang... 
Qua buồn vui, qua những thăng trầm 
Câu trả lời sáng lên lấp lánh 
Với tôi thầy ký thác 
Thầy gửi tôi khát vọng người cha 
Đường vẫn dài và xa 
Thầy giáo cũ đón tôi từng bước! 
Từng bước một tôi bước 
Với kỷ niệm thầy tôi... 
Phạm Minh Dũng

Lời ru của thầy 
Mỗi nghề có một lời ru 
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này 
Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm 
Như ru ánh lửa trong hồn 
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em. 
Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm 
Từ trong vòm mát ngôi trường 
Xin lời ru được dẫn đường em đi 
(Con đường thầy ngỡ đôi khi 
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!) 
Hẳn là thầy cũng già thôi 
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em 
Thì dù phấn trắng bảng đen 
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình 
Đoàn Vị Thượng
Xin lỗi các em 
Tôi đâu phải người làm nông 
Cày xong đánh giấc say nồng một hơi 
Chuông reo tan buổi dạy rồi 
Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên. 
Trách mình đứng trước các em 
Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy! 
Rụng dần theo bụi phấn bay 
Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh 
Dẫu là lời giảng của mình 
Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang 
Dẫu là tiết học vừa tan 
Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi! 
Hiểu dùm tôi các em ơi 
Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ 
Cảnh đời chộn rộn bán mua 
Áo cơm nào dễ chi đùa với ai. 
Vờ quên cuộc sống bên ngoài 
Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen 
Dở hay, yêu ghét, trắng đen 
Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu 
Ai còn dằn vặt đêm sâu 
Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên 
Thật lòng tạ lỗi các em 
Hiểu ra khi đã lớn lên mai này! 
Trần Ngọc Hưởng
Bụi phấn xa rồi 
Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai 
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn 
Một mình thơ thẩn đi tìm lại 
Một thoáng hương xưa dưới mái trường 
Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương, 
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me 
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ 
Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương! 
Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm 
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi! 
Cuộc đời cũng tựa như trang sách 
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!! 
Nước mắt bây giờ để nhớ ai??? 
Buồn cho năm tháng hững hờ xa 
Tìm đâu hình bóng còn vương lại? 
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa! 
Như còn đâu đây tiếng giảng bài 
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên 
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo 
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!! 
Thái Mộng Trinh
Nhớ cô giáo trường làng cũ 
Bao năm lên phố, xa làng 
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê 
Nhớ bài tập đọc a ê 
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ 
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ 
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em. 
Vở ngày thơ ấu lần xem 
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì. 
Tờ i nguệch ngoạc bút chì 
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề 
Thương trường cũ, nhớ làng quê 
Mơ sao được một ngày về thăm Cô ! 
Nguyễn Văn Thiên
Hoa và ngày 20-11 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy 
Còn rung rinh sắc thắm tươi 
20-11 ngày năm ấy 
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi 
Cô tôi mặc áo dài trắng 
Tóc xanh cài một nụ hồng 
Ngỡ mùa xuân sang quá 
Học trò ngơ ngẩn chờ trông... 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy... 
Xuân sang, thầy đã bốn mươi 
Mái tóc chuyển màu bụi phấn 
Nhành hoa cô có còn cài? 
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy... 
Tà áo dài trắng nơi nao, 
Thầy cô - những mùa quả ngọt 
Em bỗng thành hoa lúc nào. 
Phạm Thị Thanh Nhàn
Nghe thầy đọc thơ 
Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà 
Mái chèo nghe vọng sông xa 
Êm êm như tiếng của bà năm xưa 
Nghe trăng thuở động tàu dừa 
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời 
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười 
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra… 
Trần Đăng Khoa
Nắng ấm sân trường 
Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương 
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng 
Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng 
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ 
Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ 
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa 
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa 
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm. 
Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm 
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít 
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít 
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh 
Em ngồi yên uống suối mật trong lành 
Thời gian như dừng trôi không bước nữa 
Không gian cũng nằm yên không dám cựa 
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng 
Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang 
Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm 
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng 
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người... 
Nguyễn Liên Châu

Thầy 
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay 
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng 
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn 
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi 
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ... 
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại 
Mái chèo đó là những viên phấn trắng 
Và thầy là người đưa đò cần mẫn 
Cho chúng con định hướng tương lai 
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi 
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa 
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

HƠI DÀI BẠN THÔNG CẢM

lê hoài an
31 tháng 10 2018 lúc 16:07

THANK BẠN NHIỀU NHA (-_-)!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

VIP Pro
Xem chi tiết
Jenny
Xem chi tiết
Hoàng Việt Bách
6 tháng 4 2022 lúc 20:44

Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em. Em rất thích được ngắm nhìn sân trường vào mỗi giờ ra chơi. Trên những chiếc ghế đá là một vài nhóm học sinh đang ngồi trò chuyện, hay đọc sách. Ở khoảng sân rộng rãi hơn, có nhóm học sinh thì chơi cầu lông, đá cầu, hay nhảy dây… Những tiếng cười, tiếng trò chuyện vang khắp không gian. Trên hành lang của các dãy nhà, thỉnh thoảng lại có các bạn, các anh chị đứng đó đọc sách, trò chuyện hay cùng nhau ăn quà vặt… Còn em thường cùng nhóm bạn thân của mình xuống sân trường chơi. Có khi chúng em chơi nhảy dây, có khi lại chơi đá cầu. Thỉnh thoảng, cả nhóm rủ nhau vào căng tin để ăn kem, hoặc uống nước. Mười lăm phút ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng đối với chúng em lại vô cùng quý giá. Khi được nhìn ngắm sân trường trong giờ ra chơi, em cảm thấy vô cùng thích thú.

Phép liệt kê: Ở khoảng sân rộng rãi hơn, có nhóm học sinh thì chơi cầu lông, đá cầu, hay nhảy dây

Khách vãng lai
6 tháng 4 2022 lúc 20:44

Tham khảo                                                                        Đối với em, mùa hè thật tuyệt vời khi có những cơn mưa. Chiều về, những ánh nắng tắt dần. Bỗng từ đâu, từng đám mây đen kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả. Một lúc sau, mưa kéo đến. Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường... Tiếng mưa rơi kêu rào rào nghe thật vui tai. Mưa càng lúc càng nặng hạt, những hạt nước mưa trong veo rơi xuống như trút nước. Những hạt nước ấy đang đem nguồn sống tươi mát cho vạn vật. Chẳng bao lâu sau, cơn mưa đã ngớt dần rồi tạnh hẳn. Sau cơn mưa, mọi vật trở nên sáng bừng sức sống.

Phép liệt kê: Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường.

chúc cậu hc tốt

 
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:39

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:40

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 12:42

3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.

BÀI LÀM :

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Nguyễn Vũ Hồng Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Hồng Oanh
4 tháng 3 2022 lúc 7:59

1.Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

2.Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Phạm Duy Hoàng
4 tháng 3 2022 lúc 9:37

1.Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

2.Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

phạm như khánh
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
21 tháng 7 2016 lúc 16:41

bài nào

phạm như khánh
21 tháng 7 2016 lúc 18:49

1,3

 

minhanh
Xem chi tiết
Đỗ Trà Giang
Xem chi tiết
anime khắc nguyệt
Xem chi tiết
/baeemxinhnhumotthientha...
15 tháng 1 2022 lúc 13:59

?