Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Phương
Xem chi tiết
Trung Nguyen
14 tháng 11 2016 lúc 20:42
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Cả hai câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

Nguyệt Trâm Anh
14 tháng 11 2016 lúc 20:52

lập dàn ý thôi à

 

Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
๖ۣۜ miuღkarry๖ۣۜ
28 tháng 8 2016 lúc 18:03

Bài 1 : 

a)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

phan tich than em nhu trai ban troi

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

  Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa 
vinh12345
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
29 tháng 3 2022 lúc 21:19

Tham khảo

Từ thuở lọt lòng cho đến trưởng thành, mỗi chúng ta được nuôi dưỡng bằng cậu chuyện của bà và mẹ. Những câu chuyện ấy không chỉ làm ta thích thú, mà còn tưới mát tâm hồn trẻ thơ, từ đó gieo trồng hạt giống tương lai. “Cô bé bán diêm” gieo tình yêu thương. “Thánh Gióng” gieo lòng yêu nước và dũng cảm. “Bó hoa tặng mẹ” gieo lòng hiếu thảo… Và hôm nay, ta bắt gặp câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”, kể về những lần cậu bé hét to vào rừng sâu và được rừng vọng lại. Vậy, câu chuyện có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng nhau bàn bạc để rút ra bài học quý báu cho cuộc sống…

Với tất cả nỗi bực tức, cậu bé đã hét to “tôi ghét người” và rừng đã vọng lại “tôi ghét người”, cậu bé hoảng sợ. Nhưng khi cậu hét lên “tôi yêu người” với tất cả tình yêu thương, rừng đã trìu mến đáp lại. Có lẽ cậu bé không hiểu vì sao lại như thế vì cậu còn quá nhỏ. Nhưng trong tâm hồn non nớt ấy bắt đầu ươm mầm khái niệm trao đi và nhận lại...

Con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót, con người cho nhau tình yêu và cao hơn nữa là đức hy sinh. Khi yêu, con người sẵn sàng hy sinh tất cả mà không đòi hỏi gì. Cụ Bơ-men (Chiếc lá cuối cùng – O Henri) hy sinh mạng sống của mình để cho Giôn-xi được sống. Nàng Xtefchia (Con hủi) hy sinh mạng sống, tuổi xuân cho tình yêu được sống. Điều gì đã thúc đẩy họ hành động như vậy? Với Xtefchia là dành cho người nàng yêu Valđemar. Còn với cụ Bơ-men, Giôn-xi chỉ là người cùng nghề họa sĩ, sống cùng căn hộ, không thân thiết. Nhưng vì thương yêu cô gái trẻ tội nghiệp, một mình cụ đã chống chọi giữa đêm khuya mưa bão vẽ nên chiếc lá để cho trái tim Giôn-xi được đập mạnh mẽ. Đổi lại, trái tim cụ Bơmen đã ngừng đập. Cả cuộc đời mình, cụ chỉ mong có một tác phẩm để đời, chính chiếc lá cuối cùng đã giúp cụ toại nguyện.

Cậu bé trong câu chuyện không cần đợi tiếng vọng của rừng bởi vì trong tâm hồn cậu đang có mưa. Mưa tưới mát đất tâm hồn, làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Cậu bé đã nhận lại tất cả, nhận làn gió mát cuốn trôi bao giận hờn, bực tức; nhận tiếng chim reo vui đón chào hạnh phúc… Như vậy, “cho” đã trở thành khát vọng sống mãnh liệt, là hành động thôi thúc... Bởi vì “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” – Tố Hữu...

Tôi sẽ chọn cách sống cống hiến. Tôi cống hiến tài năng và sức trẻ để gây dựng đất nước, kinh nghiệm cho lớp trẻ mai sau… Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, tôi sẽ mỉm cười hài lòng trong khi mọi người khóc.

Người ta nói “cho và nhận” chứ không nói “nhận và cho”. Bởi vì sống thì cứ “cho” đi, đừng mong “nhận” lại. Nếu ai “cho” đi để mong “nhận” lại thì đó chỉ là sự “trao đổi”, không phải là san sẻ yêu thương...

Cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn, con người hàng ngày vẫn làm việc, lao động và “cho” – “nhận”. Hy vọng rằng, mọi người cứ “cho” đi mà không chờ “nhận” lại. Bởi vì khi “cho” là “nhận”. Thời gian rồi cũng sẽ qua mau, có những thứ sẽ phai mờ nhưng hãy tin tôi, điều gì đã “cho” sẽ mãi trường tồn như câu chuyện “tiếng vọng của rừng”. Bởi vì nó đã được khắc sâu trong tim, chảy trong huyết mạch để nhắc nhở nhau rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”...
 

tạ xuân phương
Xem chi tiết
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:22

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:36

huhu làm đfi mà

tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:53

tui sắp thi rùi :( huuhuhuhuh pls :(

Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
14 tháng 11 2016 lúc 20:10
Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò giang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn… Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình: Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao nỗi éo le ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời. Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu; Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ? Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào cảnh bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?! Cao hơn ý nghĩa một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị. Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến: Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kều ra máu có người nào nghe. Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.  Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khó. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. Thương tháy con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm nỗi khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí nào soi tỏ. Bốn câu ca dao – bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và nỗi xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những nỗi thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm. Trong ca dao, người xưa có thói quen khi nhìn nhận sự vật thường hay liên hệ đến cảnh ngộ của mình, vận vào thân phận mình. Họ đồng cảm với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp (con sâu, cái kiến, con cò, con vạc, con hạc giữa trời, con hạc đầu đình, con cuốc kêu sương, con cuốc kêu ra máu,…) bởi cho rằng chúng cũng có số kiếp, thân phận khốn khổ như mình. Những hình ảnh có tính chất ẩn dụ trong các câu hát kết hợp với bút pháp miêu tả chân thực khiến cho những nỗi thương tâm gây xúc động thấm thía. Tằm ăn lá dâu, nhả ra tơ để cho con người lấy tơ dệt thành lụa, lĩnh, gấm, vóc… những mặt hàng may mặc quý giá phục vụ cho tầng lớp thượng lưu giàu có. Đã là kiếp tằm thì chỉ ăn lá dâu, thứ lá tầm thường mọc nơi đồng ruộng, bãi sông. Mà con tằm Bé nhỏ kia ăn được là bao?! Mượn hình ảnh ấy ***** người lao động ngụ ý nói đến sự bóc lột quá đáng của giai cấp thống trị đối với họ. Công sức họ bỏ ra quá nhiều mà hưởng thụ dường như chẳng có. Điều ấy dẫn đến kiếp sống nhọc nhằn, nghèo đói kéo dài, tưởng như không thể tìm ra lối thoát. Câu hát: Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi diễn tả sự chia li bất đắc dĩ giữa người đi xa với những người thân yêu, với mảnh đất chôn nhau cắt rốn để tha phương cầu thực, để trốn thuế trốn sưu. Con đường mưu sinh trước mặt quá đỗi gập ghềnh, nguy hiểm. Người gạt nước mắt ra đi, biền biệt bóng chim tăm cá, như hạc lánh đường mây, như chim bay mỏi cánh, biết đến bao giờ được trở lại cố hương, sum vầy cha con, chồng vợ?! Kẻ ở nhà đỏ mắt thấp thỏm lo lắng, đợi trông. Trong vô vàn nỗi khổ của kiếp người, có nỗi khổ nào bằng sinh li, tử biệt? Câu hát cuối: Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe ý thơ lấy từ sự tích vua Thục Đế mất nước, hận mà chết rồi biến thành con chim đỗ quyên hay còn gọi là chim cuốc, chim đa đa, cứ hè đến là kêu ra rả đến trào máu họng. Nội dung câu hát này nói lên nỗi khổ sở, oan khuất của kẻ nghèo. Bao nỗi đau do áp bức bất công gây ra cũng đành nuốt cả vào lòng bởi trời thì cao, đất thì dày, có kêu cũng chẳng thấu tới đâu. Khác chi tiếng kêu của con chim cuốc cứ da diết, khắc khoải vang vọng giữa thinh không mà nào có ai để ý. Cách mở đầu mỗi câu đều bằng từ cảm thán (Thương thay… Thương thay…) tạo ra âm điệu ngậm ngùi, mang đậm nỗi sầu thương thân, thương phận. Khe khẽ ngâm nga, ta sẽ thấy bài ca dao trên giống như một tiếng thở dài hờn tủi và tuyệt vọng. Bài ca dao thứ ba phản ánh thân phận khốn khổ của người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ. Hình ảnh so sánh trong bài có nét đặc biệt mang tính chất địa phương của một vùng sông nước miền Nam. Tên gọi của trái bần gợi sự liên tưởng đến thân phận người nghèo. Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh trái bần, trái mụ u, trái sầu riêng thường gợi đến những cuộc đời đầy đau khổ, đắng cay. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ. Tóm lại, cả ba bài ca dao trên đều xoay quanh nội dung than thân trách phận. Cuộc đời của người nông dân nghèo khổ xưa là một bể khổ mênh mông không bờ không bến. Hiện thực thì tăm tối, tương lai thì mù mịt, họ chẳng biết đi về đâu. Điều đó chỉ châm dứt từ khi có ánh sáng Cách mạng của Đảng soi đường dẫn lối, giải phóng nông dân ra khỏi xiềng xích áp bức của giai cấp phong kiến thông trị kéo dài bao thế kỉ. Ngày nay, cuộc sống buồn đau, cơ cực đã lùi vào dĩ vãng. Tuy vậy, đọc những bài ca dao trên, chúng ta càng hiểu, càng thương hom ông bà, cha mẹ đã phải chịu kiếp đói nghèo trong rơm rạ của một quá khứ chưa xa.
Hoàng Hà Trang
14 tháng 11 2016 lúc 21:10
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
 Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.

Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con. Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con. 

Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.

Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con. 
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Duc Le
Xem chi tiết
Mai An
Xem chi tiết
Thư Phan
7 tháng 11 2021 lúc 11:07

Tham khảo

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

Sunn
7 tháng 11 2021 lúc 11:07

Tham khảo

Từ những bài ca dao số 1 trong văn bản "Ca dao, dân ca" cho ta thấy công lao, sự yêu thương, chăm lo của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, chúng ta sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Còn những người không biết trân trọng, yêu thương cha mẹ của mình thì đáng bị phê phán trầm trọng. Để trả ơn những công lao vĩ đại đó thì chúng ta cần học tập thật chăm chỉ, lễ phép và đặc biệt là phải quý trọng yêu thương cha mẹ của mình. Nếu chúng ta không trân trọng nó thì có thể sẽ rất hối tiếc. Đừng để mất rồi lại ngồi than vãn, hãy trân trọng tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta ấy ngay từ đầu.