Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ngôi nhà của mọi người
Xem chi tiết

     Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

     Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

     Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

     Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

     Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

     Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.

               ~ Mik chép mạng, bn tham khảo nha ~

                          

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết

Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.

Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.

Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…

Khách vãng lai đã xóa

 Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu. Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được". Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất? Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy. Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

 TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..." Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con" Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con

Khách vãng lai đã xóa
M A S T E R🍎『LⓊƒƒỾ 』⁀...
25 tháng 7 2021 lúc 21:08

Con Gái vuốt thẳng những nếp áo, tô lên môi một chút son dưỡng, xoay một vòng tròn trước gương, Mẹ cười bảo :
– Đẹp đấy, nhưng cổ khoét sâu thế con?
Con Gái cười bảo Mẹ:
– Thời nào rồi mà còn kín cổng cao tường nữa mẹ à!

***

Mẹ không nói gì, Mẹ vào bếp chuẩn bị bữa trưa. Con Gái vào theo, mở tủ lạnh lôi ra đĩa dưa hấu mẹ vừa gọt sẵn, lấy một miếng đưa lên môi. Mẹ bảo:

“Ơ ! không sợ trôi mất son à”

Con Gái cười:

– Thỏi son người ta tặng bên Thái ý , trôi thế nào được “lão bà” ơi.

Mẹ giật mình:

– Thế à?

Con Gái hôn chụt lên má mẹ một cái:

– Con mà mẹ. À! Mà thôi con đi đây.

Con Gái càng lớn càng giống Mẹ, nhưng xinh hơn Mẹ, vì con gái biết trưng diện. Con Gái có phước, được bác xì nhiều tiền mỗi tháng, tháng nào cũng đi shopping, gà rán mỗi lần đi về mang theo một đống quần áo mĩ phẩm thời trang đủ kiểu, thỉnh thoảng chợt nhớ ra, Con Gái lại mua cho Mẹ khi thì một bộ quần áo, lúc lại vài mảnh vải để Mẹ may bộ đồ, quần áo thì Mẹ chẳng mặc mấy, vì Mẹ ít đi đâu, hơn nữa chẳng mấy khi Con Gái mua vừa người Mẹ, còn vải thì Mẹ mang ra hàng chị thợ may đầu ngõ để may cho rẻ.

Nhìn con gái dắt xe ra khỏi cửa, nước hoa thơm phức, quần áo tung tăng, Mẹ gọi theo:

– Chiều có về ăn cơm không con?

Con Gái nghĩ ngợi:

– Cũng chưa biết được mẹ ạ, có gì con gọi điện sau.

Mẹ vớt lại mấy câu:

– Thế mẹ cứ để cho mày phần cơm với thức ăn nhé!

Con Gái cau mày:

– Thôi để con gọi điện sau, chứ con ăn rồi lại cứ để phần cơm, rồi bắt con ăn lại béo ra!

Nói xong Con Gái phóng xe đi mất, Mẹ đứng nhìn theo Con Gái một lúc rồi lại trở vào nhà.

Nhà có bốn người, đứa em nhỏ, bố hay đưa đi học rồi ghé vào cơ quan ăn tiện thể ít khi ở nhà, chỉ có Mẹ và con Gái quây quần. Mẹ đã quen với những bữa cơm chỉ có Mẹ và Con Gái. Nhưng khi Con Gái đi học, Con Gái cũng vắng nhà. Con Gái thường về nhà khi tối muộn. Lúc ấy cơm canh Mẹ để dành Con Gái thường đã nguội ngắt. Mẹ thương Con Gái cả ngày cơm hàng cháo chợ , Mẹ thường hâm lại cơm canh cho nóng. Những lúc ấy Con Gái ăn cơm như hoàn thành nghĩa vụ cực nhọc, vì thường là Con Gái đã ăn ở đâu đó rồi mới về nhà.

Mẹ ở nhà một mình, lúc nào cũng mong cho chóng đến ngày chủ nhật, vì khi đó Con Gái được nghỉ, Con Gái sẽ ở nhà với Mẹ. Nhưng những ngày đó Con Gái lại thường tận dụng để mua sắm, để chơi bời với bạn, hoặc có khi Con Gái nhận lời đi ăn, đi câu cá, cắm trại với chúng bạn. Đôi khi mẹ khuyên, Con Gái cười hi hí và bỏ ngoài tai.

Con Gái thích ăn bún riêu cua , ăn cá rán, những Chủ Nhật Con Gái ở nhà, Mẹ mừng. Mẹ sẽ đi chợ từ sáng sớm, Mẹ lựa cua, chọn thịt rồi gọi Con Gái vào chỉ dạy. Con Gái chỉ muốn Mẹ bảo cho nhanh rồi lại tót vào nhà tám điện thoại với bạn, hoặc bật máy tính lên và lướt net.

Mẹ nấu nướng xong xuôi, Mẹ mặc lên người bộ đồ mới lấy từ nhà may về, Mẹ vào phòng con gái và hỏi Con Gái bộ này có đẹp không. Con Gái đang dán mắt vào màn hình máy tính, bàn tay mải mê rà chuột, trả lời bâng quơ:

– Cũng đẹp, sáng da đấy mẹ ạ.

Mặt Mẹ nhíu lại, bảo:

– Mày đi rồi , ở nhà mẹ mới hay may mặc cho vui, chứ mấy năm trước có mỗi vài bộ mặc đi mặc lại.

Con Gái xịu mặt :

– Giời ạ mẹ cứ hay ôn nghèo kể khổ!

Mẹ rất thích những giây phút êm đềm như thế này bên Con Gái. Mẹ sai Con Gái nhổ tóc sâu cho mẹ. Con Gái mới đầu chối lắm, Mẹ nói mãi mới chịu vạch tóc Mẹ ra. Đến lúc ấy Con Gái mới giật mình xa xót. Tóc Mẹ đã bạc quá nửa rồi. Nước mắt Con Gái ứa ra, Con Gái cố nuốt nước mắt, nhưng nước mắt cứ theo nhau chảy không gì ngăn nổi. Đến khi Mẹ thấy vai Mẹ ươn ướt. Mẹ mới hỏi :

– Sao mày khóc thế con?

Con Gái sợ nói ra sẽ càng khóc thêm, Mẹ lại bảo:

– Cái đồ mít ướt!

Con Gái chạy đi lấy khăn lau sạch mặt rồi vào ôm lấy Mẹ. Con Gái bảo Mẹ cho con nằm một tí nhé, rồi lát mẹ con mình ăn cơm. Mẹ thương lắm, hỏi đi học mệt lắm hả con, Con Gái không nói gì, bảo Mẹ cùng nằm xuống rồi con gái nằm đầu lên tay Mẹ. Mẹ gầy đi nhiều, Con Gái ôm lấy Mẹ dư vòng tay, Con Gái đưa bàn tay Mẹ lên môi cắn nhẹ một cái, vết cắn hiện ra mờ mờ rồi mau chóng biến mất, Con Gái lại tự an ủi mình rằng da Mẹ vẫn căng, như thế là Mẹ vẫn đang còn trẻ. Con gái nghe ngoại bảo thế!

Con Gái thích uống nước gừng nóng. Mẹ đã ngâm gừng từ hôm trước lấy nước cho Con Gái đi học về uống mỗi ngày. Hết nước, gừng vẫn còn đầy trong ly, Mẹ tiếc, đem ngào với đường làm thành mứt. Lúc Mẹ đổ mứt ra rổ cho bớt nóng, con gái vào bếp lấy tay bốc như con trẻ. Vừa ăn vừa nhai nhòm nhoàm, Con Gái vừa triết lí:

– Ngon he mẹ, cay cay ngọt ngọt đăng đắng như đời!

Mẹ đang đảo gừng cho ráo nước, bảo:

– Ai dạy mày nói thế hả con, mới mấy tuổi đầu.

Con Gái trề môi:

– Mẹ cứ làm như Con Gái mẹ trẻ con lắm ý.

Tính Mẹ hay chắt mót, cái áo cũ Con Gái vứt đi, Mẹ lấy hết nút ra cất vào hộp, Mẹ bảo để khi nào cần thì đơm cho khỏi phí. Con Gái bảo Mẹ già rồi lẩm cẩm, Mẹ chỉ bảo:

– Phung phí quá phải tội đấy con ơi!

Con Gái cười bảo nói như mẹ thì khối đứa phải tội chết lâu rồi. Mắt Mẹ thảng thốt:

– Sao mày lại ăn nói thế con?

Con Gái chẳng nói gì, vì lúc đấy Con Gái đang nghĩ đến những kẻ tham ô lấy tiền nhà nước đi bao gái phủ phê như vua chúa ngày xưa ấy thế mà sao mãi trời chưa phạt chúng ???

Mẹ có một cái hộp gỗ nhỏ, đã lên nước màu sáng bóng. Cái hòm được khoá cẩn thận, Con Gái thấy nó từ khi Con Gái còn bé tí. Mỗi khi Con Gái len lén đến gần cái hộp, Mẹ lại bảo:

– Đừng động vào đấy, khi nào thích hợp thì tao cho.

Mấy lần như vậy, Con Gái nản, không động đến cái hộp ấy nữa.

***

Sáng hôm ấy khi Con Gái dắt xe ra khỏi cửa, Mẹ hỏi, vẫn câu hỏi của mọi ngày:

– Hôm nay có về ăn không con?

Có những khi Con Gái bực bội vì đi học muộn, Con Gái xẵn giọng bảo

– Con chưa biết được.

Nhưng hôm ấy Con Gái đọc trong ánh mắt mẹ một điều gì đó như cầu khẩn, Con Gái thở dài bảo:

– Con sẽ về, mẹ nhớ nấu canh cà chua dồn thịt nhé. Con thèm!

Mẹ mừng rỡ bảo:

– Ừ mẹ nấu, để mẹ quấn bánh mì mẹ làm sẵn cho mày ăn nữa, đừng ăn cơm hàng cháo chợ nhiều, vừa đắt vừa mất vệ sinh.

Mắt Con Gái rưng rưng, Con Gái vội nổ máy phóng xe đi. Không hiểu sao cả ngày hôm ấy Con Gái cứ thấy nóng ruột, Con Gái nhìn đồng hồ chăm chăm mong hết giờ . Hôm ấy lại là ngày ôn tập cuối kì. Mãi 6h, bài chưa xong nhưng Con Gái vẫn xin về, xuống nhà xe để lấy xe về. Ra đến cổng, một người bán hoa ế mời Con Gái mấy chục bông hồng còn tươi. Con Gái mua lấy, định bụng mang về nhà tặng Mẹ.

Con Gái mở cửa vào nhà, không thấy Mẹ ra đón như mọi khi. Con Gái xót dạ chạy vào bếp, đã thấy cơm Mẹ dọn sẵn sang. Nồi cơm chín đã được Mẹ đậy kĩ, nồi cà dồn thịt trên bếp vẫn nóng cho thấy Mẹ vừa tắt lửa. Trên bàn ăn là một ly nước gừng nóng và cả đĩa gừng cay Mẹ đã để sẵn. Nhưng Mẹ đâu rồi ? Con gái gọi:

– Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi

Con Gái chạy vào phòng, thì thấy Mẹ nằm trên giường, Con Gái lay gọi Mẹ thì thấy hình như Mẹ không tỉnh. Bàn tay Mẹ mới đầu âm ấm, sau đó lạnh rồi cứng dần. Con Gái gào lên hoảng loạn, gọi cấp cứu. Xe cấp cứu đưa Mẹ đến bệnh viện, bác sĩ xem một lúc rồi bảo Mẹ bị tăng huyết áp đột ngột, nhưng Con Gái đưa Mẹ đến muộn quá, không cứu kịp nữa rồi. Con Gái lả người ngất đi. Con Gái chưa bao giờ nghĩ ngày này lại đến, Mẹ vẫn còn khoẻ mà, Mẹ vừa nấu cơm cho Con Gái đấy thôi…

Bố và nhỏ em đưa Con Gái về, Con Gái không lê bước nổi.

Con Gái vào phòng Mẹ thì thấy cái hộp gỗ ngày nào. Con Gái đờ đi tay cầm lấy cái hộp của Mẹ, không cho ai động vào. Mẹ bình thường là thế, vậy mà giờ đây cái hộp lại nằm trong tay Con Gái. Con Gái tìm chìa khoá cái hộp. Ba rưng rưng bảo:

– Mẹ để dưới chiếu phía đầu giường.

Con Gái lấy mở ra. Bên trên hòm là một chiếc khăn len màu hồng mấy năm trước Mẹ đan nhưng Con Gái không quàng, Con Gái chê nhà quê một cục. Dưới chiếc khăn là một chiếc áo len trẻ con, áo của con gái đã mặc ngày xưa, chiếc áo được Mẹ gấp ngay ngắn, chiếc áo len thêu tên Con gái, rồi Con Gái lại thấy một quyển vở có những nét chữ của Con Gái ngày Con Gái mới vào lớp 1, những nét chữ nguệch ngoạc ấu thơ, Con gái lắp bắp :

– A, cái ca, quả cà….

Con Gái thấy một vật gì đó cồm cộm, Con Gái lôi lên, một chiếc kiềng vàng, bên cạnh là một tờ giấy Mẹ viết ngay ngắn: ” Của hồi môn cho Con Gái mẹ.

Thì ra đấy là tất cả gia tài của Mẹ, thế mà Con Gái có lần đã cười nhạo cái hộp gỗ ấy, cái hộp gỗ lưu trữ cả một thời khó nhọc của gia đình, cái hòm gỗ lưu trữ tuổi thơ Con Gái, nuốt nước mắt vào trong, Con Gái thì thầm với Mẹ: “Con sẽ sống tốt mẹ ạ, nhất định thế”.

Khách vãng lai đã xóa
linh khuonghoang
Xem chi tiết

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".

Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.

Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."

Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.

Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm


 

Loan Lê
Xem chi tiết
Loan Lê
Xem chi tiết
nini
Xem chi tiết
nguyễn thị hà linh
27 tháng 10 2023 lúc 20:43

Không cần chép mạng đâu

Lên google mà tra đó 

Nhớ tích nhé!

keditheoanhsang
27 tháng 10 2023 lúc 21:13

Có một câu chuyện cổ tích mà em có thể thích. Đó là câu chuyện về "Ông Ba Mươi". Một lần kia, có một người đàn ông tên là Ông Ba Mươi. Ông Ba Mươi là một người rất tốt bụng và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh. Một ngày nọ, Ông Ba Mươi gặp một cậu bé đang khóc. Cậu bé nói rằng mình đã bị mất một số tiền quan trọng. Ông Ba Mươi không ngần ngại, ông đã giúp cậu bé tìm lại số tiền đó. Sau đó, Ông Ba Mươi còn giúp đỡ nhiều người khác trong làng. Mọi người đều biết đến Ông Ba Mươi là một người tốt và rất biết giúp đỡ người khác. Câu chuyện về Ông Ba Mươi nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và lòng nhân ái.

Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
22 tháng 6 2018 lúc 12:39

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".

Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.

Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:

"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."

Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.

Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.

Vũ Trọng Phú
22 tháng 6 2018 lúc 12:30

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

Nguyệt
22 tháng 6 2018 lúc 12:37

nếu chiều nộp rồi thì mk gợi ý cho nhanh rồi bạn tự nghĩ và viết nha

MB: -trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng có rất nhiều câu chuyện cảm động, tôi cũng vậy. ngày hôm ấy là ngày để lại ấn tượng sâu sắc nhất đến bây giờ tôi vẫn ko thể quên đc

TB: -mk viết gọi ý nha:

- tôi di choi vs bố mẹ=> gặp một em bé rơi xuống nước=> có người cứu=> mẹ em ấy hoảng hốt chạy lại và cam,r ơn người đó

KB: ca ngợi người đó và hứa sẽ học tập người đó

Chi Huyền
Xem chi tiết
Chi Huyền
30 tháng 12 2021 lúc 15:41

huhu giúp mình với ạ

Phạm hật ni
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 12 2021 lúc 21:17

Em tham khảo:

Chuyện về lòng nhân ái: 

Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.

Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.

“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.

Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp.