Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Laura
Xem chi tiết
Razen
Xem chi tiết
nthv_.
29 tháng 5 2022 lúc 17:06

Mình gợi ý thôi nha!

Liên hệ với "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

So sánh:

 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - NGUYỄN DUCHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - NGUYỄN DỮ
GIỐNG

Đều xây dựng nhân vật qua những dòng độc thoại, độc thoại nội tâm nhân vật.

Dùng nhiều phương thức biểu đạt.

 
KHÁC

- Sử dụng ngoại cảnh để tả tâm lý, tâm trạng con người.

- Tạo nhiều sự đối lập giữa cái thiên nhiên hùng vĩ với sự cô đơn nhỏ bé của Kiều.

- Xây dựng cốt truyện đặc sắc

- Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo

- Cách dẫn dắt câu chuyện ly kì, tăng tính bi kịch cho tác phẩm.

- Tạo tình huống thắt nút mở nút cho tác phẩm: "chiếc bóng".

Bạn dựa vào gợi ý của mình rồi viết thành đoạn văn nha!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 10 2018 lúc 17:49

- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn

dsfddf
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Đan Khánh
17 tháng 10 2021 lúc 12:55

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2019 lúc 11:59

Kiểu văn bản: truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 11 2019 lúc 4:16

Chọn đáp án: D.

nguyễn bạch tiến sang
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2021 lúc 16:00

Em tham khảo:

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc từ xưa đến nay. Không những thành công về nội dung, Truyện Kiều còn đạt được những giá trị nghệ thuật chưa từng có, góp phần nâng cao sức mạnh biểu đạt ngôn ngữ dân tộc và đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao chói lọi.

Nguyễn Du đã dồn hết tâm lực để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhưng nhà thơ lại khiến cho người đọc ngạc nhiên hơn khi miêu tả bức chân dung miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Bằng cách nhấn thêm mấy chữ: “Kiều càng sắc sảo, mặn mà”, Nguyễn Du làm người đọc thích thú, háo hức đi tìm vẻ đẹp ấy. Nghệ thuật tả khách hình chủ khéo léo gợi ra bức chân dung người chị với vẻ đẹp hơn hẳn người em gấp bội lần:

“Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

Thủ pháp ước lệ được vận dụng tài tình. Nguyễn Du không tả mà chỉ gợi ra trước mắt người đọc một pho tuyệt sắc. Dường như tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời đã hội tụ vào hình dung ấy. Nhân vật không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả trong phẩm chất và tài năng. Vẻ đẹp ấy thu hút mạnh mẽ ánh nhìn, càng ngắm càng thấy say mê.

Phụ từ “càng” nhấn mạnh và làm tăng tiến mức độ của vẻ đẹp và tài năng ấy. Cái tài của Nguyễn Du thể hiện ở sự linh hoạt trong ngôn ngữ khi miêu tả nhân vật. Ông không lặp lại cách tả chi tiết như đã tả thúy Vân. Ở Kiều có tất cả vẻ đẹp mà Thúy Vân có. Nhưng nàng sắc sảo, mặn mà hơn. Thúy Kiều không những xinh đẹp mà còn có nhiều tài năng.

Thiên tài họ Nguyễn tập trung gợi tả đôi mắt và hàng chân mày của Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Đôi mắt Kiều trong veo như mặt nước hồ thu êm ả. Đôi mắt ấy lại được điểm tô bằng hàng chân mày thanh tú và đầy dặn như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người con gái đang độ tuổi phơi phới thanh xuân.

Một lần nữa người đọc nhận ra sự sáng tạo của nhà thơ. Nếu ở Thúy Vân, nhà thơ dùng những hình ảnh nhẹ nhàng, đằm thắm (mây, hoa, nguyệt, tuyết…) thì ở Thúy Kiều, Nguyễn Du lựa chọn hình ảnh cao lớn, rộng dài, sâu thẳm hơn (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu,..). Thủ pháp tăng tiến về mức độ khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều càng thêm sinh động. Qua đó, tác giả muốn khẳng định, đó là vẻ đẹp toàn mĩ, không gì sánh bằng. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du một lần nữa nâng vẻ đẹp của Thúy Kiều lên hạng tuyệt đỉnh, chưa từng nhìn thấy ở trên đời:

“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.

Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều có thể làm chao đảo mọi tâm hồn. Nếu tài năng của nàng có thể có hai người thì sắc đẹp của nàng là duy nhất, chưa từng có ở trên đời này. Có thể nguyễn Du đã phóng đại sắc đẹp ấy lên nhiều lần. Song qua đó giúp ta thấu hiểu được tình cảm lớn lao mà tác giả đã cho nhân vật của mình.

 

Thúy Kiều được xây dựng như một con người toàn mĩ: kì tài và tuyệt sắc. Thế nhưng, thật đáng tiếc thay, vẻ đẹp ấy lại không thể hòa hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Nó khiến cho thiên nhiên phải “hờn ghen”, lòng người muôn phần đố kị: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc không khỏi bồi hồi dự cảm về một số phận đầy trái ngang, trắc trở của nàng về sau. Một cuộc đời đầy nghiệt ngã đang đón đợi nàng phía trước. Tấm lòng thương người của thiên tài Nguyễn Du là ở đây.

Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 11 2021 lúc 9:06

Em tham khảo:

Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Để tạo ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”.

Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đau khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đang ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi vơi. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn. Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa.

Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tu từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phận mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng của Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu. Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác.

Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng. Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rùng mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi.

Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo. Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.