Xác định khối lượng FeSO4 .7H2O tách ra khi làm lạnh 800 (g) dung dịch FeSO4 ở 30 độ C xuống 10 độ C.Cho biết độ tan của FeSO4 .7h2O ở 30 độ C là 35,93(g) và ở 10 độ C là 21(g)
xác định khối lượng FeSO4 * 7H2O tách ra khi làm lạnh 800g dd FeSO4 bão hòa ở 30 độ C xuống 10 độ C biết độ tan của FeSO4 ở 30 độ C LÀ 35,93g và 21g
Gọi n FeSO4.7H2O=x(mol)
suy ra
\(\left\{{}\begin{matrix}m_{FeSO4KT}=152x\\m_{H2OKT}=126x\end{matrix}\right.\)
Ở 30oC
Gọi m FeSO4=a, m H2O=800-a(g)
Do độ tan của FeSO4 ở 30oC = 35,93
suy ra\(\frac{a}{800-a}.100=35,93\)
-->a=287,44-0,3593a
--->0,6407a=287,44
--->a=448,63
---> mH2O=800-448,63=351,37(g)
Ở 10oC
m FeSO4=448,63-152x
m H2O=351,37-126x
Do độ tan S của FeSO4 ở 10oC là 21suy ra
\(\frac{448,63-152x}{351,37-126x}.100=21\)
--->448,63-152x=66,23-26,46x
---> 125,54x=382,37
-->x=3,046(g)
--> m FeSO4,7H2O=3,046.278=846,788(g)
Tại 30 độ C cứ 35,93 gam FeSO4 tan bão hòa trong 100 gam H2O tạo thành 135,93 gam dd bão hòa
Vậy x = ? gam FeSO4 tan bão hòa trong y =? gam H2O tạo thành 800 gam dd bão hòa
\(x=\frac{35,93.800}{135,93}=211,46\left(g\right)\)
\(y=\frac{100.800}{135,93}=588,54\left(g\right)\)
Đặt số mol FeSO4.7H2O tách ra = a (mol) → nH2O = 7.nFeSO4.7H2O = 7a (mol)
→ mFeSO4 tách ra = 152a (g); mH2O trong tinh thế \(\text{= 7a×18 = 126a (g)}\)
→ Khối lượng FeSO4 còn lại trong dd \(\text{= 211,46 – 152a (g)}\)
→ Khối lượng H2O còn lại trong dd \(\text{= 588,54 – 126a (g)}\)
Xét ở 10 độ:
Cứ 21 gam FeSO4 tan trong 100 gam H2O tạo thành 121 gam dd bão hòa
Vậy (211,46-152a) gam FeSO4 tan trong (588,54-126a) gam H2O tạo thành dd bão hòa
\(\text{→ (211,46 – 152a)×100 = (588,54 – 126a)×21}\)
\(\text{→ 21146 – 15200a = 12359,34 – 2646a}\)
\(\text{→ 8786,66 = 17846a}\)
\(\text{→ a ≈ 0,49 (mol)}\)
→ mFeSO4.7H2O = nFeSO4.7H2O × MFeSO4.7H2O = 0,49×278 = 136,22 (g)
Hòa tan 3,6g FeO bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 12,25% thu được dung dịch A . Làm lạnh dung dịch A xuống t độ C thấy tách ra 5,56g tinh thể FeSO4 . 7H2O và dung dịch còn lại có nồng độ a%
- Tính a ?
- Tính độ tan của FeSO4 ở t độ C
FeO +H2SO4 --> FeSO4 +H2O(*)
nFeO=0,05(mol)
theo (*) : nH2SO4=nFeSO4 =nFeO=0,05(mol)
=>mddH2SO4\(\dfrac{0,05.98.100}{12,25}=40\left(g\right)\)
=>mddcòn lại=40-5,56=34,44(g)
mFeSO4=7,6(g)
=>a=\(\dfrac{7,6}{34,44}.100=22,07\left(g\right)\)
=> SddFeSO4.7H2O=\(\dfrac{100.22,07}{100-22,07}=28,3\left(g\right)\)
Tính khối lượng CuSO4, 5H2O tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh 320g dung dịch bão hòa CuSO4 nồng độ 20% xuống 10 độ C. Biết độ tan của CuSO4 ở 10 độ C là 17,4
biết độ tan của kcl ở 20 độ c là 34,2 g ở 80 độ là 51,39 g tính khối lượng KCl ko tan tách ra khi làm lạnh 756,5 g duy chì KCl bão hoà từ 80 độ xuống 20 độ c
Ở 10C độ tan của FeSO4 là 20,5 gam còn ở 20C là 48,6 gam. Hỏi bao nhiêu gamtinh thể FeSO4.7H2O tách ra khi hạ nhiệt độ của 200 gam dung dịch FeSO4 bão hòa ở 50Cxuống 10C.
Gọi \(n_{FeSO_4.7H_2O}=xmol\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{FeSO_4KT}=152x\left(g\right)\\m_{H_2OKT}=126x\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
* Trong dd FeSO4 ở 50oC:
Gọi \(m_{FeSO_4}=a\left(g\right)\Rightarrow m_{H_2O}=200-a\left(g\right)\)
Vì \(S_{FeSO_4\left(50^oC\right)}=48,6\left(g\right)\Rightarrow\dfrac{a}{200-a}.100=48,6\)
\(\Leftrightarrow100a=9720-48,6a\)
\(\Leftrightarrow148,6a=9720\)
\(\Leftrightarrow a=65,41\)
\(\Rightarrow m_{H_2O}=200-65,41=134,59\left(g\right)\)
* Trong dd FeSO4 ở 10oC:
_ \(m_{FeSO_4}=65,41-152x\left(g\right)\)
_ \(m_{H_2O}=134,59-126x\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{65,41-152x}{134,59-126x}.100=20,5\)
\(\Rightarrow x=0,3\)
\(\Rightarrow m_{FeSO_4.7H_2O}=0,3.278=83,4\left(g\right)\)
Xác định khối lượng của muối ăn kết tinh trở lại khi làm lạnh 548 g dung dịch muối ăn bão hòa ở 50 độ C xuống 10 độ C. Biết độ tan muối ăn ở 50 độ C là 37 g, ở 10 độ C là 35 g.
Ở 50oC
100 g nước hòa tan 37g muối ăn tạo 137 g dd
-->xg nước ht yg muối------------> 548g dd
x=\(\frac{548.100}{137}=400\left(g\right)\)
y=\(\frac{548.37}{137}=148\left(g\right)\)
Ở 100C
100g nước ht 35g muối
-->400g nước hòa tan a g muối
a=\(\frac{400.35}{100}=140\left(g\right)\)
m muối kết tinh=148-140=8(g)
Tính khối lượng CuSO4, 5H2O tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh 1,2 Kg dung dịch bão hòa CuSO4 ở 80 độ C xuống 5 độ C. Biết độ tan của CuSO4 ở 80 độ C và 5 độ C lần lượt là 50g và 15g.
Mong mng giúp minh ạ
1,2 kg = 1200 gam
ở 80 độ C, S = 50 gam tức là :
50 gam CuSO4 tan tối đa trong 100 gam nước tạo 150 gam dd bão hòa.
Suy ra :
m CuSO4 = 1200.50/150 = 400(gam)
m H2O = 1200 - 400 = 800(gam)
Gọi n CuSO4.5H2O = a(mol)
Sau khi tách tinh thể :
m CuSO4 = 400 - 160a(gam)
m H2O = 800 - 18.5a(gam)
Ta có :
S = m CuSO4 / m H2O .100 = 15
<=> (400 - 160a) / (800 -18.5a) = 15/100
<=> a = 1,911
=> m CuSO4.5H2O = 477,75 gam
Biết độ tan của NaCl ở 50 độ C là 37g và ở 0 độ C là 35g
a) Có bao nhiêu gam NaCl trong 411g dung dịch NaCl bão hòa ở 50 độ C
b) Xác định khối lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh 548g dung dịch muối ăn bão hòa ở 50 độ C xuống 0 độ C
a)
Ở 50oC,
37 gam NaCl tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành 137 gam dung dịch
x...gam NaCl tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành 411 gam dung dịch
\(\Rightarrow x = \dfrac{411.37}{137} = 111(gam)\)
b)
- Ở 50oC ,
37 gam NaCl tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành 137 gam dung dịch
a...gam NaCl tan tối đa trong b.....gam nước tạo thành 548 gam dung dịch
\(\Rightarrow a = \dfrac{548.37}{137} = 148(gam)\\ \Rightarrow b = \dfrac{548.100}{137} = 400(gam)\)
- Ở 0oC,
35 gam NaCl tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành 135 gam dung dịch
c...gam NaCl tan tối đa trong 400 gam nước tạo thành dung dịch bão hòa
\(\Rightarrow c = \dfrac{400.35}{100}= 140(gam)\)
Vậy :
\(m_{NaCl\ kết\ tinh} = a - c = 148 - 140 = 8(gam)\)
Tính lượng tinh thể MgCl2. 10H¬2O tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh 805 gam dung dịch bão hòa MgCl2 từ 60¬oC xuống 10o C. Biết độ tan của MgCl2 trong nước ở 10 độ C và 60 độ C lần lượt là 52,9gam và 61gam
Ở \(60^oC\), 100g nước hòa tan được \(61g\) \(MgCl_2\).
\(C\%=\dfrac{61}{100+61}\cdot100\%=37,89\%\)
\(\Rightarrow805g\) dung dịch có \(805g\) \(37,89\%=305gMgCl_2\)
\(\Rightarrow m_{H_2O}=805-305=500g\)
Gọi \(n_{MgCl_2.10H_2O}=x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{MgCl_2}=x\left(mol\right)\Rightarrow m_{MgCl_2}=95x\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2O}=10x\Rightarrow m_{H_2O}=180x\left(g\right)\)
Ta có: \(\dfrac{305-95x}{500-108x}=\dfrac{52,9}{100}\)
\(\Rightarrow x=-184,1\)
Số âm nên bạn kiểm tra xem có phải \(MgCl_2.10H_2O\) không nhé???