Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
chuche
30 tháng 11 2021 lúc 15:54

Tham Khảo:

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ta, có rất nhiều hình tượng người anh hùng tài giỏi được xây dựng, như Thánh Gióng, Đăm Bri, Đam Dông… Nhưng em ấn tượng và yêu thích nhất nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên.

Thạch Sanh vốn là Thái Tử ở trên thiên đình, thân phận tôn quý. Sau, chàng được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian làm con của cặp vợ chồng nghèo. Vì họ đã sống vô cùng hiền lành, tốt bụng mà đã già rồi vẫn chưa có con. Những tưởng sẽ được sống hạnh phúc trong tình thương của người cha mẹ nghèo. Nhưng buồn thay, khi Thạch Sanh được sinh ra sau suốt bao năm ở trong bụng mẹ thì cha chàng đã qua đời từ lâu. Còn mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh cho đến lúc chàng vừa khôn lớn. Vậy là Thạch Sanh một mình côi cút, cô đơn sống trong một túp lều cũ dưới gốc cây đa. Sớm chiều lủi thủi, ra vào một mình không có ai bầu bạn. Chính vì thế, trong chàng Thạch Sanh lúc nào cũng khao khát được sống trong tình yêu thương của gia đình, bè bạn.

 

Nhận ra được điểm yếu ấy của Thạch Sanh, một tên bán rượu tên là Lý Thông đã tìm cách lợi dụng chàng về giúp hắn làm việc. Mượn những lời hay ý đẹp giả dối, hắn lừa Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình rồi chuyển về sống trong quán rượu. Tại đây, dưới danh nghĩa huynh đệ, Lý Thông “nhờ” Thạch Sanh làm hết những công việc nặng nhọc, vất vả trong cửa hàng. Mà với sự khỏe mạnh, bản tính hiền lành, lương thiện, Thạch Sanh nghe theo những lời nhờ vả của hắn mà chẳng chút e dè. Thế nhưng, như vậy vẫn chưa phải là tất cả, đến một hôm, Lý Thông còn lừa gạt Thạch Sanh đến đền thờ nộp mạng cho Chằn Tinh thay mình. Thế nhưng, bằng bản lĩnh tinh thông võ nghệ và nhiều phép lạ, Thạch Sanh đã tiêu diệt được con quái vật tàn ác đó, đem lại hòa bình cho dân làng. Khi chàng chặt đầu Chằn Tinh để mang về thì nhặt được một chiếc cung tên vàng rơi ra từ thân nó. Mang theo hai chiến lợi phẩm, chàng Sanh sung sướng, phấn khởi trở về nhà, mong muốn được kể cho người anh thân thiết. Mà nào ngờ, ở đó, chờ đợi chàng lại chính là những lừa dối và toan tính khác. Tên Lý Thông gian xảo ấy đã lừa chàng rằng con Chằn Tinh đó là của vua nuôi, nếu giết là phải tội. Rồi giả vờ trượng nghĩa nhận tội thay, bảo Thạch Sanh trốn về quê. Sau đó mang theo đầu Chằn Tinh đến kinh đô, nghiễm nhiên hưởng những tài lộc, phú quý đáng lẽ ra phải là của Thạch Sanh. Còn chàng trai tội nghiệp của chúng ta thì lại trở về lầm lũi dưới gốc cây đa ngày xưa.

Một hôm, khi đang ở nhà, Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp theo một cô gái bay qua. Không chút ngần ngại, chàng dương cung vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ đủ để làm nó bị thương. Vậy là, chàng khăn gói lần theo vết máu đến tận hang ổ của đại bàng để tìm cách cứu người. Tuy nhiên, khi đến nơi, chàng thấy hang của nó quá sâu và tối, một mình chàng không thể đem người cứu lên được. Vậy là suốt mấy ngày sau đó, lúc nào Thạch Sanh cũng trăn trở suy nghĩ tìm cách giải cứu một cô gái xa lạ mà mình chưa từng gặp. Thật đúng là một chàng trai giàu lòng thương người. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông và biết rằng hắn cũng đang lần theo dấu vết của đại bàng. Thế là chàng dẫn hắn và binh lính đến hang đại bàng. Chàng tự mình nhảy xuống hang, tiêu diệt đại bàng rồi đưa công chúa lên mặt đất. Tuy nhiên, khi chàng đang chuẩn bị leo lên, thì Lý Thông cắt đứt dây thừng, rồi sai quân lính chặn cửa hang lại để cướp công chàng một lần nữa. Đến tận hôm nay, chàng Thạch Sanh tội nghiệp mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, thật đau đớn biết bao khi người ta hằng yêu quý lại cam tâm giết hại ta. Tuy đau đớn, tức giận vô cùng, nhưng Thạch Sanh vẫn cố gắng tỉnh táo lại để tìm lối thoát. Trong lúc đang lần theo lối mòn ra khỏi hang, chàng đã giải thoát cho một thiếu niên bị nhốt trong cũi sắt. Không ngờ, đó lại chính là con trai của vua Thủy Tề. Nhờ vậy, chàng được xuống thăm thú thủy cung, được thiết đãi thịnh soạn, được tặng nhiều quà quý. Thế nhưng với sự khẳng khái, thẳng thắn của mình, chàng chỉ nhận lấy một cây đàn, rồi lại trở về sống trong túp lều cũ dưới gốc đa của mình.

 

Trở lại chốn xưa, những tưởng từ đây sẽ có cuộc sống giản dị, yên bình. Nhưng không, một lần nữa tai họa lại ập đến. Hồn Chằn Tinh và đại bàng đã cùng nhau giở mưu hèn kế bẩn, hãm hại khiến Thạch Sanh phải ngồi tù. Quá thất vọng, đau khổ trước cảnh oan sai, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối chỉ biết đem đàn ra để xua đi nỗi tủi buồn của chính bản thân mình. Ngờ đâu, tiếng đàn ấy bay ra khỏi cửa ngục, bay vào tận hoàng cung rồi chưa khỏi bệnh cho công chúa. Thì ra, cô gái được chàng cứu lên từ hang đại bàng chính là con gái của nhà vua. Sau khi trải qua những ngày lo sợ, bất an dưới hang sâu, lại tận mắt chứng kiến ân nhân của mình bị hại, nàng quá đau khổ đến phát bệnh, trở thành một con rối không cười không nói. Giờ đây, khi đồng điệu với những nỗi lòng trong tiếng đàn của Thạch Sanh, những uất ức trong nàng được giải tỏa, tiếng nói, tiếng cười cứ vậy mà tự nhiên phát ra. Thấy vậy, nhà vua cho mời Thạch Sanh đến, tại đây có cả mẹ con Lý Thông, hai bên ba mặt một lời. Sự thật cuối cùng cũng được phơi bày, kẻ xấu xa phải bị trừng phạt thích đáng, người hiến đức được hưởng công danh. Tuy nhiên, chàng Thạch Sanh đã quyết định tha thứ cho những gì mẹ con Lý Thông gây ra cho mình, để họ trở về quê hương sống nốt những ngày tháng còn lại. Thế nhưng, gieo gió thì gặt bão, trên đường về nhà, hai mẹ con độc ác đó bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.

Còn chàng Thạch Sanh ở lại kinh đô, kết hôn với công chúa và trở thành phò mã. Sau đó, chàng còn bằng chính mình, đánh đuổi quân đội mười tám nước chư hầu sang gây chiến. Chàng dùng tiếng đàn thần để xua tan đi quyết tâm, tham vọng chiến đấu của quân giặc, rồi lại dùng niêu cơm thần khiến bọn chúng phải ngạc nhiên, khâm phục, rồi tự nguyện rút quân. Vậy là quân ta không tổn thất bất cứ thứ gì nhưng vẫn dành được thắng lợi.

Nhận thấy được tài năng, trí tuệ và nhân cách tuyệt vời của Thạch Sanh. Trước khi qua đời, nhà vua quyết định nhường ngôi lại cho chàng. Từ đó, Thạch Sanh trở thành một vị vua yêu dân như con, cai trị đất nước ta phát triển rực rỡ.

Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
28 tháng 2 2019 lúc 16:08
phúc
Xem chi tiết
Đào Đan Quỳnh
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Thái
Xem chi tiết
Đoàn Hoàng Thiên Phú
Xem chi tiết
Anh Qua
29 tháng 11 2018 lúc 12:32

Khi đọc lại những câu: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” của bài Tôi đi học, lòng em lại nao nức khó tả.

Thật vậy, những câu văn này đã làm em nhớ lại cái buổi ban mai nào đó, em được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường có hai hàng cây xanh thẳng tắp dẫn đến một ngôi trường có mái ngói đỏ tươi.

Những cây bàng và cây hoa phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng, sạch sẽ có những dãy ghế đá kê ngay ngắn dưới gốc cây.

Cùng bước vào cái sân ây, còn có những người bạn cũng như em được cha, mẹ hay chị dẫn đến trường vì cũng là buổi đầu tiên đi học như em.

Có một điều rất lạ, em nổi tiếng là đứa bé hay nghịch ngợm hay trêu chọc bạn bè mà sao hôm nay đến đây lại rụt rè và run lên như thế... Có lẽ vì nhìn cái gì cũng lạ, cũng thấy nó có một cái gì đó khác thường.

Đấy, các bạn khác cũng nhìn mãi cây bàng có ba tầng tán lá, xòe ra một góc sân vừa như muốn leo lên tìm những quả chín, nhưng lại chưa quen thân như cây gạo đầu xóm...

Qua cửa sổ, em nhìn vào trong lớp, những dãy bàn ghế còn mới đứng xếp hàng ngay ngắn ngăn nắp như nói thầm với em rằng: “Vào đây là phải đàng hoàng, sạch sẽ và không được nghịch đâu đấy!”

Đến khi thầy Hiệu trưởng mời các phụ huynh học sinh và các học sinh mới ngồi vào hai hàng ghế kê trước cột cờ, em mới như tỉnh một giấc mơ: “Ôi em đã đến trường học”. Các bạn học sinh mới và em đến ngồi bên cạnh phụ huynh để nghe thầy Hiệu trưởng nhắc nhở, dặn dò từ giờ giấc đi học, đến việc vào lớp phải có hàng ngũ ý ngồi trên lớp phải ngay ngắn nghe thầy cô giảng bài.

Nghe những lời nói của thầy Hiệu trưởng, ai cũng bỡ ngỡ vì đó là những lời nói đầu tiên em được nghe đến nó, như giảng dạy, học tập, môn tập đọc, môn học tính v.v...

Từ đó thầy Hiệu trưởng giới thiệu cô giáo dạy lớp 1 mới. Tên cô là Liên, mặc chiếc áo dài màu tím Huế, cô còn trẻ như mẹ em. Cô có khuôn mặt tròn xinh xắn với đôi môi cười rất tươi... Cô giơ tay chào phụ huynh học sinh và các em rồi vẫy tay bảo các em rời khỏi chỗ ngồi theo cô vào lớp.

Chao ôi, em bước theo cánh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô... Bên cạnh em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt.

Vào lớp, em được xếp ngồi hàn thứ hai bên cạnh cửa sổ, em nhìn ra ngoài sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về...

Em cúi xuống lục trong cặp lấy cuốn Tiếng Việt 1 mở ra...

Giọng nói của cô trong trẻo lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên.. nghe vừa lạ vừa quen...

Thế là em đã đi học.



Phạm Ý Nhi
Xem chi tiết
buithinguyet
Xem chi tiết
26. Lê Thị Thanh Nhi - 4...
Xem chi tiết
26. Lê Thị Thanh Nhi - 4...
17 tháng 3 2024 lúc 17:08