Phân tích sự khác nhau về tác động của lực coliolis đến hướng gió mậu dịch và đông cực
Câu 19. Có cùng hướng thổi ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam là
A. gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. B. gió Tây ôn đới và gió Đông cực đới.
C. gió Phơn và gió Mậu dịch. D. gió Mậu dịch và gió Đông cực đới.
Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió nào dưới đây?
A. Đông Nam.
B. Tây Nam.
C. Đông Bắc.
D. Tây Bắc.
Đáp án: B
- Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ).
Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió
A. Đông Nam
B. Tây Nam
C. Đông Bắc
D. Tây
Đáp án B
- Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ)
Em hãy lập bảng trình bày các đặc điểm: Nơi xuất phát; nơi đến; hướng gió; tính chất của 3 loại gió trên Trái đất (mậu Dịch; Tây ôn đới; Đông cực)?
Éc o éc cứu vớiiiiii
Gió mậu Dịch:
- Nơi xuất phát: Từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về xích
- Nơi đến: ??
- Hướng gió: Đông Bắc
Gió Tây ôn đới:
- Nơi xuất phát: Các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới
Nơi đến: Nam Á, Đông Phi, Đông Nam Á,..
Hướng gió: Hướng Đông
Gió Đông cực:
Nơi xuất phát: Từ hai áp cao địa cực về ấp thấp ôn đới.
Nơi đến: ??
Hướng gió: Đông Bắc và Đông Nam
Mk chỉ làm đc v thôi, bạn tự lập bảng nhé.
HT
*Có 3 loại gió trên Trái đất:
- Gió Tây ôn đới:
+ Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới vĩ độ 60o.
+ Hướng: hướng Tây là chủ yếu (bán cầu bắc: Tây Nam, bán cầu Nam: Tây Bắc).
- Gió Mậu dịch:
+ Phạm vi hoạt động: thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
+ Hướng: Đông Bắc (bán cầu bắc) và Đông Nam (bán cầu nam)
- Gió Đông Cực
Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60B về cực Bắc và 60N về cực Nam.
Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
Việt Nam không chịu tác động của loại gió nào sau đây?
Gió Đông Cực.
Gió mùa mùa đông.
Gió mùa mùa hạ.
Gió Mậu dịch.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa mùa đông đến sự phân hóa khí hậu nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Vào mùa đông ở nước ta (tháng XI đến tháng IV), có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bán cầu Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc:
+ Khối khí lạnh từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc, hoạt động ở miền Bắc nước ta; khi đi về phía nam, gió bị suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, chỉ có những đợt có cường độ mạnh mới thổi qua được.
+ Tác động đến chế độ nhiệt: Với tính chất lạnh khô, gió này làm nền nhiệt ở miền Bắc hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Ở Đông Bắc, các thung lũng giữa các cánh cung núi hút gió mạnh làm nhiệt độ thấp nhất; dãy Hoàng Liên Son ngăn không cho gió này xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, phải xâm nhập theo thung lũng sông Hồng, sông Đà từ đồng bằng Bắc Bộ lên, nên cùng một độ cao, nhiệt độ ở Tây Bắc cao hơn ở Đông Bắc. Càng đi về phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, nên không còn lạnh như ở Bắc Bộ nữa.
+ Tác động đến chế độ mưa: Nửa đàu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn, khi đi vào nước ta gây thời tiết hanh khô cho Bắc Bộ; khi vào miền Trung, gặp dãy Trường Sơn Bắc, gây mưa cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
- Tín phong Bán cầu Bắc: Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động quanh năm trên phạm vi cả nước, tính chất của gió này là nóng, khô và tương đối ổn định.
+ Ở miền Bắc, Tín phong Đông Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gây nên thời tiết khô ấm giữa những ngày đông lạnh giá.
+ Ở miền Nam, Tín phong Đông Bắc thống trị, gây nên một mùa khô sâu sắc ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Ở Trung Bộ: Tín phong Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.
So sánh sự khác nhau giữa gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam ở nước ta. Thời gian hoạt động Hướng gió Tính chất
1. Thời gian hoạt động:
Gió mùa Đông Bắc:
- Hoạt động chủ yếu vào mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 4.
- Gió mùa Đông Bắc thường đổ xuống từ phía Bắc hoặc Đông Bắc và làm cho nhiệt độ giảm xuống, gây ra mùa đông lạnh ở nhiều khu vực ở nước ta.
Gió mùa Tây Nam:
- Hoạt động vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10.
- Gió mùa Tây Nam thường đổ vào từ phía Tây Nam hoặc Nam và mang theo lượng mưa lớn, gây ra mùa mưa và mùa gió mát mẻ ở miền Nam nước ta.
2. Hướng gió:
Gió mùa Đông Bắc:
- Thường thổi từ phía Bắc hoặc Đông Bắc xuống Nam, đưa khí lạnh từ các vùng lạnh hơn (như Trung Quốc) xuống Việt Nam.
- Gây ra mùa đông lạnh khắc nghiệt ở Bắc Bộ và miền Trung nước ta.
Gió mùa Tây Nam:
- Thường thổi từ phía Tây Nam hoặc Nam, đưa khí ấm và độ ẩm từ biển lên đất liền.
- Gây ra mùa mưa và mùa gió mát mẻ ở miền Nam nước ta, đặc biệt là trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
3. Tính chất:
Gió mùa Đông Bắc:
- Tính chất lạnh, khô, và thường không mang theo mưa.
- Gây ra mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thấp và thời tiết khô hanh.
Gió mùa Tây Nam:
- Tính chất ấm và độ ẩm, mang theo lượng mưa lớn.
- Gây ra mùa mưa, làm cho cây trồng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và nguồn nước.
Giải thích vì sao mùa đông và mùa hạ của khí hậu gió mùa ở châu Á lại có sự khác nhau về hướng gió,thời tiết và lượng mưa?