Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
利安当然
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
1 tháng 7 2019 lúc 16:38

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 12 2019 lúc 2:11

Chọn đáp án: B

Kim Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2018 lúc 13:21

Đáp án

Nguyên nhân cái chết của lão Hạc

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)

Ha Nam BIANCO
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 11:01

Tham khảo:

Câu 1:

Nam Cao (1915 – 1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. ... Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình.

Câu 2:

Ở cuối chuyện ” Lão Hạc” con người hiền lành lương thiện như Lão Hạc đã phải chết đau đớn và dữ dội. Nam Cao đã rất khéo léo trong việc chọn cách kết thúc truyện không có hậu để Lão Hạc phải chết trong sự đau đớn, dằn vặt, nhưng qua cái chết của Lão Hạc giúp cho mọi người hiểu về con người , quý trọng và thương xót lão hơn. Lão Hạc vốn là người nông dân nghèo phải sống khổ sở, tằn tiện để dành dụm tiền và luôn lo lắng cho tương lai của đứa con mình. Đến lúc bị dồn đến đường cùng, đói kém mất mùa liên miên, ốm đau, lão phải đứng trước hai sự lựa chọn: cái sống và cái chết, nếu lão sống thì lão sẽ ăn vào tiền bòn vườn, phải bán vườn hoặc tha hóa như Binh Tư, còn nếu lão chết thì lão sẽ giữ lại được mảnh vườn giữ được tương lai cho con trai. Và cuối cùng lão đã chọn cái chết, lão tự xóa đi sự sống của mình để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn với niềm hi vọng con lão sẽ trở về. Đặc biệt hơn lão đã chọn cái chết như cái chết của một con vật, vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, giật mạnh, vật vã đến 2h rồi mới chết. Qua đó, ta thấy xuất phát trong con người lão là tình yêu thương âm thầm tha thiết, mãnh liệt, lớn lao, một tình thương đầy lòng vị tha và đức tính hi sinh cao cả. Lão là một con người sống có tình có nghĩa, có tấm lòng nhân hậu, thủy chung, trung thực mà thẳng thắn, giàu lòng tự trọng đáng kính. Cái chết của Lão Hạc tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn.

Câu 3:

Lão Hạc là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

minh nguyet
6 tháng 10 2021 lúc 11:03

Em tham khảo:

1. 

Nam Cao tên khai sinh làn Trần Hữu Chi quê ở phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một trong những cây bút tiêu niểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông thường hướng về người nông dân và người trí thức nghèo khổ quẩn quanh. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lão hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đời thừa,...

2.

Cái chết của lão Hạc ko phải là một cái chết bình thường mà là một cái chết đau đớn và mang nhiều ý nghĩa. Lão Hạc sống nghèo đói, khổ sở suốt cả đời. Lão dành tất cả của cải mà mình có cho đứa con trai mà chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Lão sống mỏi mòn qua ngày đoạn tháng để bấu víu vào một niềm hy vọng duy nhất: thằng con trai lão sẽ trở về. Lão sẽ cưới vợ chocon trai lão. Vì thế mà lão sống. Vì thế mà lão tự trọng mà sống. Nhưng trời ko thương lão. Lão ốm đau luôn. Công việc ko có nên cuộc sống càng thêm khốn khó. Tiền bạc trong nhà đội nón ra đi. Đến cả cậu Vàng,người bạn duy nhất của lão lão cũng phải bán. Ko bán thì lấy gì mà nuôi. Rồi đến cái thân lão cũng chẳng còn gì mà ăn. Lão ăn củ chuối, ăn sung muối cho qua ngày. Đến lúc này lão đã tự quết định rằng mình ko nên sống tiếp nữa. Lão sống nữa thì sẽ tiêu hết vào số tiền lão dành dụm cho con lão. Lão sống nữa thì sẽ phải bán đi mảnh vườn để dành cho contrai lão. Thế nên lão đã chon cho mình cái chết. Một cái chết được dự tính trước nhưng vật vã, đớn đau. Cái chết của lão Hạc đã tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đẩy những ng nông dân lương thiện đến bước đường cùng, buộc phải chọn cho mình cái chêt để tự giải thoát. Ko chết thì sống tiếp như thế nào. Ko chết hôm nay thì ngày mai sẽ ra sao? Lão Hạc thà chọn cái chết chứ ko muốn phải nhờ cậy hàng xóm. Ko phải lão kiêu căng gì mà là vì lão biết những người xung quanh cũng chẳng khá giả gì hơn lão. Lão chuẩn bị trước tiền ma chay cho mình. Con người tự trọng của lão đến chết cũng ko lấy của aicaí gì. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách cư xử của lão với làng xóm, với vật nuôi. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách lựa chọn cái chết của lão. Cái chết của lão Hạc càng tô đậm thêm lòng tự trọng và đức hy sinh cao đẹp của ng nông dân bình thường trong chế độ nửa thực dân nửa phong kiến cũ.  

  3.

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

 

 

Vũ Phương Anh
Xem chi tiết
Lưu Ánh Dương
20 tháng 4 2020 lúc 23:10

Tích mình

Khách vãng lai đã xóa
Lưu Ánh Dương
20 tháng 4 2020 lúc 23:11

Tích có câu trả lời

Khách vãng lai đã xóa
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
21 tháng 4 2020 lúc 2:31

Trả lời:

Chúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.

Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh khỏng phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/tong-hop-cac-de-van-ve-tac-pham-lao-hac-co-dap-an

                                               ~Học tốt!~           

Khách vãng lai đã xóa
Sera
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2019 lúc 9:37

Phần in đậm trong đoạn (a) là lời nói được thuật lại