Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Phươngk9
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 12 2023 lúc 13:38

 Sau đây là đoạn văn của mình từng viết chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha, bạn đọc rồi tìm hướng viết cho mình nhé:

   Mỗi chúng ta khi là một cá nhân tồn tại trong cõi trần tạm bợ này cần nuôi dưỡng ước mơ để đạt được thành công trong cuộc sống. Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng muốn đạt được thoả mãn nhu cầu của bản thân. Mơ ước để mở ra những cánh cửa tương lai mới. "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi mà là người không có nổi một ước mơ" ( Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Lữ Thừa Ân ). Sở hữu một ước mơ là ta đang có trong tay niềm hạnh phúc. Ước mơ tạo bàn đạp cho ta chinh phục đỉnh Everest của đời mình. Dù có lạc lối trong bóng tối, mơ ước sẽ luôn là ngọn đuốc soi đường cho ta tìm đến với chân lý. Chúng ta đều biết đến Steve Jobs - CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Ông từng bị Apple sa thải. Lúc ấy ngỡ như đó đã là điểm kết thúc cho sự nghiệp của Steve Jobs. Nhưng ước mơ và đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp và tạo ra nhiều công nghệ đột phá. Dù bao nhiêu tuổi chúng ta nên giữ cho mình ước mơ làm ánh sáng dẫn lối khi ta vấp ngã, lạc lối trong cái vòng vèo chùng chình của cuộc sống. Tôi từng nghe nói rằng "Ngày mai chính là vùng đất thần thoại 99% ước mơ nằm lại mãi mãi". Vậy nên khi đang nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, tôi sẽ cố hết sức để biến nó thành sự thật. Cuộc đời là một thước phim ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong chính vở diễn của mình? Tuổi trẻ tôi học cách không bỏ cuộc, quyết phấn đấu đến cùng để theo đuổi ước mơ của chính mình. 

nguyễn mạnh hùng
Xem chi tiết
Nhất Huy
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 5 2019 lúc 22:36

Tham khảo:

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Minh Nhân
13 tháng 5 2019 lúc 7:23

Lòng đố kỵ như ngọn sóng âm ỉ trong lòng, nếu không chế ngự kịp thời sẽ bùng phát thành con sóng lớn, gây tác hại khó lường.

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi.

Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lỗng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng…Không chịu được sự "bất công" đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai!

Chính lòng đố kỵ đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, biết dẫu đằng sau lời khen, cái bắt tay chúc mừng chiến thắng chính là những ánh mắt ghen ghét, bực tức. Sự đố kỵ tạo nên cảm giác bực bội, khó chịu khi người khác giỏi hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn mình… nó có thể xảy ra với tất cả mọi người.

Nguyen
12 tháng 5 2019 lúc 21:30

Viên thuốc độc duy nhất bóp chết tâm hồn con người bởi vị đắng và vị của sự khắc nghiệt có lẽ là ích kỉ. Nó sinh ra từ chính sự đố kị, ghen ghét, không gian chật hẹp trong trái tim bạn khi ở trong một tập thể, cộng đồng. Ích kỉ thể hiện ở nhiều mặt, có thể là không thích san sẻ vì sợ bản thân thiệt thòi hơn, là nhỏ nhen trước sự hối lỗi của người khác...Song thử hỏi trong cuộc sống này ai hạnh phúc hơn ai, ai thành công hơn ai…? Biết chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang ghép cho trái tim mình những tế bào nhân ái mạnh khỏe, còn ích kỉ giữ khư khư dẫu những gì nhỏ nhặt nhất cũng đủ làm già nua gốc rễ tâm hồn. Bởi bạn đang tự tách mình khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng, khỏi tình cảm ấm áp của nhân loại. Chưa đủ, ích kỉ chính là con virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ nhất là hệ lụy của nó-căn bệnh vô cảm.Chỉ vì chỉ ích kỉ, xem trọng bản thân mà không quan tâm đến người khác mà không ít những vụ vợ chồng , anh em,.. sát hại nhau vì một câu nói, hành động không vừa mắt, hay vì của cải cha mẹ chia không vừa ý. Chúng ta cần lên án những kẻ vị kỉ cá nhân nghiêm trọng kia, giúp đỡ những ai còn đang mềm yếu trước virus ích kỉ và ca ngợi, trân trọng lòng tốt của mọi người.Cuộc sống nồng nàn hương vị hạnh phúc khi ta đối mặt với tinh xấu-ích kỉ, đương nhiên sẽ ngập tràn oán hờn nếu lựa chọn xuôi theo nó.

Nguyến Gia Hân
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
13 tháng 5 2019 lúc 14:59

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…

Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gữi, những em bé vùng cao, bố mẹ đi làm từ sớm, phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, náu cơm,… Chúng tự ý thức được những việc chúng phải làm và tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo…. Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kì món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.

Muốn có được tính tự lập, mỗi người chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng mọi người cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.

Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.

hieu luyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Công Anh
Xem chi tiết
8C.06 Lê Hoàng
Xem chi tiết
cuong>_< !_!
Xem chi tiết