a,phạm vi và thời gian hoạt động của hiện tượng phơn ở Việt nam
b,giải thích hiện tượng phơn
Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.
- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.
- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.
- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.
- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).
Hiện tượng phơn khô nóng xảy ra ở nước ta là do gió tây nam gặp dãy núi
A. Trường Sơn.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. ở biên giới Việt - Trung.
D. ở Bạch Mã
Đáp án A
Hiện tượng phơn khô nóng xảy ra ở nước ta là do gió tây nam gặp dãy núi Trường Sơn.
Gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian
A. Cuối mùa xuân đầu mùa hè
B. Nửa cuối mùa hạ
C. Đầu mùa thu - đông
D. Nửa đầu mùa hạ
Đáp án D
Nửa đầu mùa hạ, gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất (bản chất là khối khí Bắc Ấn Độ Dương, sau khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt Lào tràn xuống đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ và nam Tây Bắc bị biến tính trở nên khô nóng).
Gió Phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian
A. Cuối mùa xuân đầu mùa hè
B. Nửa cuối mùa hạ.
C. Đầu mùa thu - đông.
D. Nửa đầu mùa hạ.
Đáp án D
Gió phơn Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào nửa đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào lãnh thổ nước ta gây mưa trực tiếp cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt- Lào tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng. (SGK/41 Địa 12)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao cùng là gió theo hướng tây nam gặp dãy Trường Sơn, nhưng gió Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây hiện tượng phơn khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) lại gây mưa lớn cho cả hai sườn núi.
HƯỚNG DẪN
- Khối khí từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.
- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô nóng ở sườn khuất gió.
Gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng do gió này có
A. tốc độ lớn.
B. tầng ẩm dày.
C. vượt qua xích đạo.
D. bị đổi hướng
Đáp án B
Gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng do gió này có tầng ẩm dày.
Nơi nào sau đây không có hiện tượng "phơn" khô nóng về mùa hạ ở nước ta?
A. phía nam Tây Bắc.
B. đồng bằng Bắc Bộ.
C. duyên hải miền Trung.
D. Tây Nguyên
Đáp án D
Tây Nguyên không có hiện tượng "phơn" khô nóng về mùa hạ ở nước ta
Ở nước ta, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở
A. Đồng bằng Nam Bộ và các vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và phần lớn đồng bằng Bắc Bộ
C. Bán bình nguyên Đông Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc
Ở nước ta, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở
A. Đồng bằng Nam Bộ và các vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và phần lớn đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bán bình nguyên Đông Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.