Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Po Vũ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 8 2023 lúc 12:26

Tham khảo:

Các biện pháp tránh thai

Cơ chế tác dụng

Hiệu quả

Thuốc viên tránh thai hằng ngày

Thuốc chứa hormone estrogen, progesterone hoặc chất tương đương, có tác dụng ức chế trứng chín và rụng.

Hiệu quả tránh thai từ 93 – 99%.

Thuốc viên tránh thai khẩn cấp

Thuốc chứa hormone liều cao, ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng. Làm biến đổi niêm mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai ở tử cung.

Hiệu quả tránh thai khoảng 98%.

Bao cao su dành cho nam/ nữ

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

- Bao cao su dành cho nam: hiệu quả tránh thai từ 87 – 98%.

- Bao cao su dành cho nữ: hiệu quả tránh thai từ 79 – 95%.

Xuất tinh ngoài

Trứng và tinh trùng không gặp nhau.

Hiệu quả tránh thai từ 80 – 96%.

Triệt sản nam

Cắt và thắt ống dẫn tinh, do đó tinh trùng không đi vào được túi tinh. Do đó, khi xuất tinh chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng.

Hiệu quả tránh thai khoảng 99%.

Triệt sản nữ

Cắt và thắt ống dẫn trứng, làm ngăn cách trứng và tinh trùng.

Hiệu quả tránh thai khoảng 99%.

Tính vòng kinh

Tránh giao hợp vào ngày có khả năng thụ tinh.

Hiệu quả tránh thai khoảng 65 - 85%.

Dụng cụ tử cung loại chữ T

Có chức năng diệt tinh trùng, ngăn không cho tinh trùng đi vào vòi trứng và ngăn sự làm tổ của phôi thai trong tử cung.

Hiệu quả tránh thai khoảng 99%.

Không quan hệ tình dục

Không thực hiện hành vi quan hệ tình dục.

Hiệu quả tránh thai khoảng 100%.

Trần Thanh Lộc
Xem chi tiết
Hoàng Phong
26 tháng 12 2017 lúc 10:24

là do cs enzim chuyển hóa protein thành axit amin tốt cho tiêu hóa

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
12 tháng 2 2019 lúc 17:02

Đáp án đúng : D

Phạm Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyen
5 tháng 4 2019 lúc 22:33

Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh.

Ướp muối được dùng rộng rãi trong thực tế vì thực hiện đơn giản, rẻ tiền hiệu quả cao. Nhược điểm của quá trình ướp muối là làm cho thức ăn có vị mặn.

Chất lượng của của quá trình ướp muối phụ thuộc vào chất lượng muối ăn (lượng NaCl), lượng muối ướp, nhiệt độ ướp, chất lượng thức ăn ban đầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
14 tháng 7 2023 lúc 16:57

- Xới đất giúp tăng độ thoáng khí trong đất \(\rightarrow\) đảm bảo sự phát triển của hệ rễ ở cây trồng, nhờ đó, giúp cây trồng hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Ngoài ra cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn phản nitrate hóa trong đất, nhờ đó, giúp giữ được nguồn nitrogen.

Hoàng Thị Vân
Xem chi tiết
Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 19:15
Muốn đảm bảo việc kế hoạch hóa, vợ chồng cần nắm vững kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai hiệu quả nhất hiện nay.Bao cao su cho nam. ...Bao cao su cho nữ ...Thuốc uống viên tránh thai kết hợp. ...Tránh thai theo lịch rụng trứng. ...Thuốc tiêm nội tiết tránh thai. ...Que cấy tránh thai. ...Miếng dán tránh thai. ...Màng chắn âm đạo  biện pháp 

Dựa vào những điều kiện để sự thụ tinh có thể xảy ra và trứng đã được thụ tinh có thể phát triển thành thai, ta có thể nêu được một số nguyên tắc cần thực hiện để tránh thai như:

Biện pháp sử dụng

Phương tiện sử dụng

Ưu, nhược điểm của phương pháp

Ngăn trứng chín và rụng

- Thuốc tránh thai

- Que cấy ngừa thai

- Ngừa thai hiệu quả

- Kinh phí cao

Tránh không cho tinh trùng gặp trứng

- Sử dụng bao cao su

- Thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng

- Ngăn không cho trứng gặp tinh trùng

- Tốn kém

Tránh sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

Vòng tránh thai

- Ngăn được sự làm tổ của trứng khi đã thụ tinh

- Có thể gây ra một số bệnh ngoài ý muốn

Kiệt Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Khánh Huyền
9 tháng 7 2020 lúc 9:14

Ôxy, các yếu tố môi trường và hô hấp của cá

Đối với các loài cá hô hấp hoàn toàn trong nước, ôxy được cung cấp qua môi trường nước, nên có thể xảy ra tình trạng không cân đối giữa nhu cầu ôxy và hàm lượng ôxy trong môi trường nước. Một số loài cá đã hình thành cơ quan hô hấp từ khí trời (air–breathing organ - ABO), giúp cá lấy trực tiếp ôxy từ không khí và tăng khả năng chịu đựng khi môi trường bất lợi. Tuy nhiên, có loài cá bắt buộc phải hô hấp khí trời, nhưng cũng có loài không bắt buộc.

Bên cạnh ôxy, khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường như đạm tổng số (TAN) và nitrite của các loài cá hô hấp khí trời cao hơn các loài cá hô hấp trong nước; điển hình là hai loài cá nuôi ở ĐBSCL là cá tra (Pangasionodon hypophthalmus) và cá lóc (Channa striata) (Lefevre et al., 2011; 2012).

Vai trò của mang cá trong hô hấp

Với những loài cá hô hấp trong nước, mang giữ vai trò quan trọng trong trao đổi khí, điều hòa ion, axít và bazơ, và cũng là nơi thải chất độc của cơ thể. Bên cạnh đó, tim giữ nhiệm vụ bơm máu có chứa nhiều ôxy đến các cơ quan trong cơ thể để cung cấp ôxy cho mô và các tế bào, sau đó máu quay trở lại tim qua tĩnh mạch (Hình 1).

Mang của các loài cá hô hấp khí trời đóng nhiều vai trò khác nhau, bao gồm trao đổi khí (20-90% O2), giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa ion và axít / bazơ và đặc biệt có khả năng giảm độ thông khí để giảm sự tiếp xúc với chất độc. Nhờ cơ quan hô hấp khí trời, máu ở tim của các loài cá này được cung cấp ôxy qua sự trộn lẫn giữa máu chứa ôxy từ cơ quan hô hấp khí trời và máu thiếu ôxy từ tĩnh mạch quay về (Hình 2). Một số loài cá hô hấp khí trời thuộc giống Pangasius có mang phát triển rất mạnh.

Đối với cá hô hấp hoàn toàn trong nước, mang là cơ quan lấy ôxy chủ yếu, vì vậy phải lấy nước một cách liên tục và có thể cũng là nơi nhiều khả năng tiếp xúc với chất độc trong môi trường, đặc biệt là nitrite. Ngược lại, nhiều loài cá hô hấp khí trời có thể giảm bề mặt mang và điều chỉnh hô hấp để chuyển hướng vận chuyển ôxy vào máu từ cơ quan hô hấp khí trời, nhờ đó có nguy cơ tiếp xúc với chất độc (như nitrite) thấp hơn cá hô hấp hoàn toàn trong nước (Hình 3).

Hô hấp khí trời của cá

Có giả thuyết là cá hô hấp khí trời phụ thuộc vào sự hấp thu ôxy trong suốt quá trình thiếu ôxy; nhưng việc thực hiện hô hấp khí trời có tiêu tốn năng lượng hay không?

Thí nghiệm của Lefvere et al. (2013) trên cá tra cho thấy, cá có thể đảm bảo tỷ lệ hô hấp căn bản tùy thuộc hàm lượng ôxy trong môi trường nước. Trong điều kiện ôxy bình thường, cá tra chủ yếu hấp thụ ôxy trong nước và tỷ lệ sử dụng ôxy trong không khí rất thấp. Tuy nhiên, khi thiếu ôxy, tỷ lệ sử dụng ôxy trong không khí và trong nước có thay đổi; lúc này cá tra hấp thụ ôxy trong không khí nhiều hơn trong nước.

Thí nghiệm của Lefvere et al. (2011) cũng cho thấy, khi cá tra sống trong điều kiện thiếu ôxy 15 giờ thì tỷ lệ hấp thụ ôxy trong nước rất thấp và lượng ôxy hấp thu trong không khí chiếm tỉ lệ rất cao. Như vậy, nếu sống trong tình trạng thiếu ôxy, cá phải hô hấp khí trời liên tục. Câu hỏi đặt ra là, khi đó cá có tiêu tốn nhiều năng lượng không?

Hình 4 cho thấy giống cá Pangasius khi hô hấp hoàn toàn trong nước có thể đáp ứng đầy đủ ôxy cho nhu cầu trao đổi chất (nếu như hàm lượng ôxy trong nước đầy đủ). Tuy nhiên các nghiên cứu ở cá lóc cho thấy hiện tượng thiếu ôxy làm kéo dài quá trình tiêu hóa; sự tiêu hóa thức ăn có thể kéo dài đến hơn 24 giờ nếu hô hấp trong điều kiện thiếu ôxy; trong khi cá chỉ tốn khoảng 18 giờ để tiêu hóa thức ăn với điều kiện ôxy bình thường (Leferve et al., 2012).

Cơ quan hô hấp khí trời giúp bảo vệ tim khi cá bị thiếu ôxy trong mô. Cá giống Pangasius là loài có thể kiểm soát độc lập nhu cầu ôxy từ nước cho trao đổi chất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi môi trường nước có hàm lượng ôxy cao thì cá tăng trưởng tốt hơn và hệ số thức ăn (FCR) giảm. Như vậy, nếu cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi sẽ có thể đạt năng suất nuôi cao hơn.

Ôxy cung cấp đến tim nhờ các cơ quan hô hấp khí trời. Có thể cấu trúc mang của các loài này cũng phát triển để đảm bảo vai trò hấp thụ ôxy tối ưu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm cho giả thuyết đó. Ở cá hô hấp trong nước, đã có bằng chứng về cấu trúc bề mặt của mang có sự biến đổi để tăng khả năng hấp thu ôxy trong môi trường nước trong tình trạng ôxy thấp (hypoxia). Sự phân chia chức năng của mang có ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chất độc trong môi trường. Leferve et al. (2012) cho rằng các loài cá hô hấp trong nước có khả năng chịu đựng nồng độ TAN cao khi pH thấp và ngược lại khi pH trong ao nuôi càng cao thì khả năng chịu đựng TAN của cá hô hấp trong nước càng giảm. Tuy nhiên, cá cũng không thể chịu đựng được khi pH lên đến 9-10, dù hàm lượng TAN chỉ khoảng 10 mgN/lít.

Ammonia (NH3) độc đối với cá nước ngọt ở nồng độ từ 0,53 đến 22,8 mg/lít; tính độc phụ thuộc vào pH và nhiệt độ môi trường nước. Tuy nhiên, thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của TAN lên sự tăng trưởng của cá tra cho thấy, khi nồng độ NH3 trong nước là 10 mg/lít cá vẫn tăng trưởng và khác biệt không lớn so với đối chứng. Như vậy, có thể nhận định, hàm lượng TAN thấp không ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng cá tra giai đoạn giống.

Một câu hỏi khác được nêu ra là cá thuộc giống Pangasius và các loài cá hô hấp khí trời khác có bị ảnh hưởng vì hàm lượng nitrite trong môi trường không? Nghiên cứu của Lefevre và ctv. (2011 và 2012) đưa đến nhận xét, cá tra và cá lóc có khả năng chịu đựng cao hơn các loài khác khi sống trong môi trường có nồng độ nitrite tương đối cao. Nồng độ nitrite gây chết 50% cá thí nghiệm (LC50) sau 96 giờ của cá tra lên đến 75,9 mgNO2-/lít và cá lóc là 216 mgNO2-/lít. Nhưng, cả hai loài cá này đều có những biểu hiện bất thường khi sống trong môi trường có nitrite (Lefevre et al., 2011; 2012).

Kết luận

Quá trình cung cấp ôxy vào nước cũng có lợi đối với các loài cá có cơ quan hô hấp khí trời. Hiện nay, một số nông dân thực hiện sục khí vào ao nuôi cá tra mang lại hiệu quả tốt. Điều này cho thấy, cần tiếp tục nghiên cứu nuôi thực nghiệm cá tra và cá lóc trong hệ thống kiểm soát ôxy tốt (như hệ thống tuần hoàn) và cung cấp thêm ôxy vào ao nuôi nhằm tăng năng suất và giảm tác động xấu đến môi trường.

Khách vãng lai đã xóa
Người không tên
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
1 tháng 3 2023 lúc 22:01

- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ \(\rightarrow\) Nhằm tránh bệnh ngoài da.

- Rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục và cho da tiếp súc với ánh nắng buổi sáng tầm 6h -7h \(\rightarrow\) Giúp da có thể điều tiết đồng thời nâng cao sức chịu đựng của da và cũng là để da có thể tổng hợp vitamin D tốt cho xương.

Hãy nêu các biện pháp rèn luyện da và cơ sở khoa học của các biện pháp đó

- Tắm nắng lúc 8 - 9 giờ sáng

- Tập chạy thể dục buổi sáng

- Tham gia thể thao buổi chiều

- Xoa bóp

- Lao động chân tay vừa sức