Hãy nêu ngôi kể, phương thức biểu đạt, nội dung, ý nghĩa trong văn bản Sông nước Cà Mau
1. Tìm thêm những câu tục ngữ cùng nội dung nói về thời tiết, kinh nghiệm sản xuất .
2. Nêu tác giả, hoàn cảnh sáng tác /xuất xứ, thể loại, ngôi kể và phương thức biểu đạt của văn bản '' Sông nước Cà Mau ''
Câu 1: Những câu tục ngữ có cùng nội dung nói về thời tiết, kinh nghiệm sản xuất là :
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. - Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.
- Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. - Đầu năm sương muối, cuối năm gió bấc.
- Mồng chín tháng chín có mưa, - Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt.
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. - Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
Mồng chín tháng chín không mưa - Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
Thì con bán cả cày bừa đi buôn. - Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.
Câu 2: Tác giả của văn bản : '' Sông nước Cà Mau '' là Đoàn Giỏi. Thể loại: tiểu thuyết. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.
- Hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ: Văn bản: '' Sông nước Cà Mau '' do người biên soạn sách đặt, trích trong chương XVIII của tiểu thuyết '' Đất rừng phương Nam '' - năm 1957.
- Ngôi kể: Người kể là bé An - nhân vật chính trong truyện.
=> Tác dụng: Qua câu chuyện lưu lạc của chú bé An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà lại vô cùng phong phú, độc đáo của con người ở vùng đất cực Nam của tổ quốc - vùng đất Cà Mau. Điểm nhìn để quan sát miêu tả của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau, đổ ra sông Năm Căn rộng lớn rồi dừng lại ở chợ Năm Căn.
- Có thể miêu tả cảnh quan một số vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Vị tí trên thuyền người viết có thể miêu tả lần lượt hoặc kĩ càng đối tượng tùy ấn tượng của cảnh đối với những con người quan sát chúng.
1,Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
2, Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
3, Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
4, Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
5 , Được mùa chớ phụ ngô khoai,
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng .
Câu 2:
Tác giả : Đoàn Giỏi .
Hoàn cảnh sáng tác : Không có .
Xuất xứ : Được trích từ chương XVII trong văn bản : đất rừng phương Nam được viết năm 1957
Ngôi kể : thứ nhất
Phương thức biểu đạt : Miêu tả , tự sự .
Hãy viết môt đoạn văn nêu nội dung nghệ thuật của văn bản sông nước cà mau
1.Giá trị nội dung văn bản.
– Qua đoạn trích, nhà văn Đoàn Giỏi đã dựng lên bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo.
– Hình ảnh chợ Năm Căn hiện lên với vẻ trù phú, đông vui, tấp nập kẻ mua người bán với những nét đặc trưng tiêu biểu chỉ có ở vùng cực Nam của Tổ quốc.
– Qua đây, ta hiểu hơn về tác giả Đoàn Giỏi là người vô cùng am hiểu mảnh đất Cà Mau, có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên và con người nơi đây.
2. Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm.
– Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.
– Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
– Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.
- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở tỉnh Tiền Giang
- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
- Tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ
II. Đôi nét về tác phẩm: Sông nước Cà Mau1. Xuất xứ
- Bài văn “Sông nước Cà Mau” (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam”
- “Đất rừng phương Nam” sáng tác nawm1957 là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi
2. Tóm tắt
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau
- Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn
- Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn
4. Giá trị nội dung
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
5. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…
- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả
- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…
III. Phân tích văn bản Sông nước Cà MauI. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Giỏi (tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)
- Giới thiệu về văn bản “Sông nước Cà Mau” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau
- Không gian rộng lớn
- Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
- Tất cả đều màu xanh
- Âm thanh rì rào bất tận
- Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
→ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
→ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.
2. Cảnh kênh, rạch và sông Năm Căn
- Tên gọi các con sông, địa danh: không mĩ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của sông nước Cà Mau, ví dụ như: rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm), kênh Bọ Mắt (vì ở đó tụ tập hông biết cơ man nào là bọ mắt),…
→ Tự nhiên, hoang dã, gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác
- Con sông Năm Căn:
+ Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
+ Con sông rộng hơn ngàn thước
+ Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
+ Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
→ Con sông rộng lớn và hùng vĩ
3. Vẻ đẹp của chợ Năm Căn
- Quang cảnh : Túp lều lá thô sơ, ngôi nhà gạch hai tầng, đống gỗ cao, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè ban đêm,...
- Sinh hoạt : họp chợ trên sông, mỗi con thuyền một nét riêng biệt, ...
- Con người : những cô gái Hoa kiều, người Chà Châu Giang, bà cụ người Miên,...
→ Vẻ đẹp trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn
+ Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc
+ Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…
- Cảm nhận của bản thân về sông nước Cà Mau: đẹp hoang sơ, hấp dẫn…
Tìm và nêu ý nghĩa của các biện pháp so sánh , nhân hóa được vận dụng trong văn bản Sông nước Cà Mau và văn bản Vượt Thác
Ý nghĩa :
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
1. Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau em hãy tả lại cảnh một phiên chợ ở quê em
2, Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau
Gợi ý :
- Hình thức : đoạn văn từ 7 - 10 dòng
- Nội dung : đảm bảo đc các ý sau :
+) GT đoạn trích, tên tá giả, ấn tượng chung về Cà Mau
+) Cảm đc sông ngòi, kênh rạch chợ Năm Căn
+) Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước
-Nêu tên tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung của bài Sông núi nước Nam-SKG ngữ văn 7 trang 62
Giúp tớ nhé,tớ cảm ơn ạ!!!!
tác giả : chưa xác định là ai
hoàn cảnh ra đời : vào năm 1077 , trong cuộc kháng chiến Tống của nhà Lí trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
thể loại : thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( mình chỉ biết vậy thui :< )
Trong kì thi học sinh giỏi . Em đạt giải cao , phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi thăm quan vùng sông nước Cà Mau.
Dựa vào văn bản sông nước Cà Mau . Em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú đó của mình
Trong kì thi học sinh giỏi . Eem đạt giải cao , phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi thăm quan vùng sông nước Cà Mau .
Dựa vào văn bản sông nước Cà Mau . Em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú đó của mình
Đề bài: Em hãy kể lại chuyến du lịch đế vùng sông nước Cà Mau, dựa vào văn bản "Sông nước Cà Mau"
Tham khảo nha em:
Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.
Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.
Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.
TK
Vùng đất Cà Mau mở ra trước mắt chúng tôi những cảnh tượng vô cùng độc đáo và ấn tượng.
Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau bủa giăng chi chít chẳng khác nào mạng nhện. Sông nước Cà Mau ngập tràn trong sắc xanh của trời, của nước và của cây cỏ. Bầu trời xanh ngát không một gợn mây. Dòng nước xanh trong khẽ gợn những con sóng nhỏ. Chung quanh là vẻ xanh tươi mơn mởn của cây lá. Những sắc xanh ấy hòa phối thành một vẻ thanh bình, mát dịu của vùng nước non này. Những khu rừng xanh bốn mùa bao giờ mang trong nó thanh âm rì rào bất tận. Thanh âm ấy hòa nhịp với tiếng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan càng đem đến cho con người đắm chìm vào vẻ đẹp nơi này. Tôi thật sự choáng ngợp về không gian rộng lớn mênh mông của sông nước Cà Mau.
Con thuyền cứ xuôi theo dòng, qua Chà Là, Cái Keo,... rồi bỏ con sông Bảy Háp. Anh bạn tôi giải thích, người dân ở dây gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Họ gọi rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch là nơi trú ngụ của những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ. Kênh Bọ Mắt là nơi tụ tập vô vàn những con bọ mắt đen nhánh, nhỏ ti ti, đua nhau bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ. Lúc đi qua một con kênh, tôi thấy dọc hai ven bờ có biết bao là loài ba khía tím đỏ. Hóa ra, con kênh có tên là kênh Ba Khía.
Thuyền đưa chúng tôi cứ băng theo dòng, qua kênh Bọ Mắt, rồi qua con sông Cửa Lớn, xuôi về vùng Năm Căn. Ai đến với dòng sông này chắc hẳn cũng sẽ chú ý ngay đến những con cá đen trũi đua nhau bơi hàng đàn giữa đầu sóng trắng. Dòng Năm Căn mênh mông, rộng hơn ngàn thước. Dọc theo hai bờ là rừng đước xanh ngút ngàn, chẳng khác nào hai lũy thành vững chắc. Từng ngọn đước bằng tăm tăm, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Tôi còn được chứng kiến cảnh tượng ồn ào, đông vui, tấp nập và trù phú của chợ Năm Căn. Chợ họp sát bên bờ sông với những túp lều thô sơ lợp bằng lá cùng những ngôi nhà văn minh hai tầng xây kiên cố bằng gạch. Xóm chợ lúc nào cũng có những hình ảnh quen thuộc: những đống gỗ chất cao, những cột đáy của các nhà thuyền dập dềnh trên sóng. Vẻ độc đáo của chợ Năm Căn chính là chợ họp trên sông nước, người ta có thể mua mọi mà không cần bước ra khỏi thuyền. Vùng chợ nhộn nhịp bởi nơi đây quy tụ nhiều người bán hàng thuộc các dân tộc khác nhau: người Hoa, người Miên, người Chà Châu Giang,...
Sau một ngày dài, thuyền chúng tôi ghé lại trên một con thuyền dán biển hàng ăn gần khu chợ. Chúng tôi thưởng thức những món ăn sông nước thơm ngon và ngắm cảnh buôn bán tấp nập của người dân.
tham khảo:
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Trong bài hoa Hồng tặng mẹ hãy trả lời nhũng câu hỏi sau
1 xác định ngôi kể phương thức biểu đạt chính
2 nêu nội dung chính của truyện
3 em bé và anh thanh niên ai là người con Hiếu thảo vì sao
4 thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì
5 đọc văn bản trên e suy nghĩ đến câu tục ngữ ca dao nào hãy ghi lại câu tục ngữ ca dao đó