Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Phách Nguyệt
Xem chi tiết
lưu thị lý
27 tháng 9 lúc 20:14

Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, không chỉ về vật chất mà cả trên lĩnh vực tinh thần, thẩm mĩ. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì cũng tồn tại rất nhiều mặt trái của sự phát triển đấy. Một bộ phận không nhỏ những con người trong xã hội vì đã có cuộc sống vật chất no đủ, dư thừa mà sa đà vào những hoạt động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình cũng như xã hội. Những hoạt động tiêu cực ấy không chỉ nằm ở phạm vi nhỏ hẹp nữa mà nó đã trở thành vấn nạn của xã hội ngày nay, mà người ta vẫn gọi chung những tiêu cực ấy với cái tên là tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội là những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối, gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho bản thân của người tạo ra nó mà còn mang đến những rắc rối, đau khổ cho những người thân và toàn xã hội. Ngày nay, thực trạng tệ nạn xã hội thực sự đã trở thành một vấn nạn lớn của xã hội, thu hút sự qua tâm của đông đảo của những con người trong xã hội. Nói một cách công bằng thì tệ nạn xã hội thời nào cũng có, chẳng hạn như trong xã hội phong kiến xưa, tệ nạn xã hội gồm những hoạt động tiêu cực như: cờ bạc, cường hào áp bức, rượu chè, thuốc phiện…. Ngày nay, những tệ nạn này phần nào vẫn tồn tại, nhưng bên cạnh đó còn có sự gia tăng, phát triển những tệ nạn mới gây ra nhiều nhức nhối hơn cho con người như: ma túy, tham nhũng, mại dâm, hút chích các loại thuốc kích thích gây hại cho sức khỏe của con người.

Đất nước ta đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy mà hoạt động nông nghiệp không còn phát triển mạnh mẽ, chủ đạo như trước, hoạt đống sản xuất công nghiệp dần dần thay thế, các khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều. Người dân ở những vùng nông thôn vì bán đất, bán ruộng cho những nhà kinh doanh, những chủ xí nghiệp mà có những khoản tiền dư giả trước mắt. Những nguồn tiền lớn như vậy, họ không biết làm gì nên một bộ phận không nhỏ những người, đặc biệt là những người thanh niên không có mục đích sống đã sa vào những tệ nạn, dùng số tiền đó để ăn chơi trác táng. Cũng từ đó mà làm nảy sinh những tệ nạn xấu của xã hội.

Một trong những tệ nạn đang gây nhức nhối của xã hội ngày nay có thể kể đến tệ nạn ma túy. Ma túy là một loại thuốc kích thích có thể gây nghiện cho người sử dụng, vì vậy mà một khi đã sa vào con đường ma túy thì khó có thể dứt ra được. Bởi nó tạo cho con người một cảm giác kích thích, mơ hồ, khi không dùng thì sẽ lên cơn nghiện, cơ thể sẽ trở nên vô cùng bứt dứt, khó chịu. Trong những lúc như vậy, con người có thể làm ra những hành động sai trái, những hành động mà lí trí của con người không thể kiểm soát được. Cũng chính vì vậy mà bao nhiêu vụ việc thương tâm đã sảy ra từ tệ nạn này. Con nghiện có thể cướp đoạt những tài sản của người khác, cũng có thể là chính gia đình, người thân của họ. Khi không cướp được, có người còn sẵn sàng giết chết bố, mẹ, người thân bằng những hình thức man rợ, dã man nhất.

Đặc biệt, tệ nạn ma túy còn gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch trong cơ thể, làm cho con người không còn khả năng đề kháng với bất kì loại vi rút nào, loại bệnh nào. Người ta gọi loại bệnh này với cái tên y khoa là HIV _AIDS. Đây được coi là căn bệnh thế kỉ mà đến bây giờ vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị, người vô tình mắc phải nó hay do lây nhiễm thì chỉ có một kết cục cuối cùng, đó là chết. Không chỉ là một loại bệnh nguy hiểm mà HIV_AIDS còn là loại bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, căn bệnh này có thể lây lan qua ba con đường chính, đó là con đường tình dục, từ mẹ lây sang con và lây qua con đường máu.

Vì vậy mà HIV_ AIDS đã trở thành một hiểm họa khôn lường trong xã hội, nó đã đang và sẽ gây nhức nhối cho cuộc sống của con người nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, duy trì. Nó sẽ làm suy giảm cả một xã hội, gây ra nhiều vụ việc đau thương, mất mát. Không chỉ có tệ nạn ma túy mà rất nhiều tệ nạn khác như: tham nhũng, mại dâm, cờ bạc cũng đang là những vẫn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội, nó dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự sa đọa của con người trong lối sống, cách sống. Nó đặt ra yêu cầu là cần có giải pháp cụ thể, ưu việt để giải quyết tận gốc những tệ nạn này.

Tệ nạn xã hội là mặt trái của nền sản xuất kinh tế phát triển, của đời sống nâng cao, đủ đầy của ngày nay. Nhưng trên hết những tệ nạn này bùng nổ gây ảnh hưởng đến xã hội lại do chính ý thức không tốt của con người. Con người ngày nay có một bộ phận lớn sống không có mục đích, không tìm kiếm được ý nghĩa thực sự cuộc sống, sự vô tình, một phút lỡ lầm cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ đối với bản thân họ mà còn đối với gia đình và xã hội. Vì vậy, để giảm thiểu tệ nạn xã hội rồi đi đến tiêu diệt nó thì chúng ta , những con người trong xã hội cần nâng cao ý thức, nói không với tệ nạn của xã hội. Chỉ có như vậy cuộc sống của chúng ta mới trở nên tốt đẹp, lành mạnh.

 

Dương Minh Anh
Xem chi tiết
Quân Dương
Xem chi tiết
Cao ngocduy Cao
15 tháng 5 2022 lúc 17:39

Tham Khảo: 

I. Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích

- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
- Một số tệ nạn đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…

b. Thực trạng

- Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
- Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 trong đó có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.

=> Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống của con người.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu.
+ Lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do điều kiện, môi trường sống, sự giáo dục: cha mẹ nuông chiều, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo,…
+ Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy.
+ Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại.

d. Tác hại

- Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức.
+ Hủy hoại sức khỏe, cuộc sống: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.

- Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Đối với xã hội

+ Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội.
+ Cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

e. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

- Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn, cần tích cực đấu tranh loại trừ.

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người
1. Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người, mẫu số 1 (Chuẩn)

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

Huỳnh Kim Ngân
15 tháng 5 2022 lúc 17:40

Tham khảo

 

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

 

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

32.Thuỳ 7/2
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 4 2023 lúc 20:25

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?

Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:

+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống

+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực

+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao

...

Dẫn chứng:

Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...

Nguyên nhân: 

+ Do ý thức của học sinh kém

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường

+  Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu

...

Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội

+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh

+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Jonh Phạm
Xem chi tiết

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh...

Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc "Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 - 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 - 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại" Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực "chiêu mộ" người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và "nhử" họ bằng những phần thường hấp dẫn... Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Quy định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.

Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện... Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nước nhà.

Đất nước Việt Nam ta đang từng ngày vững bước trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thật đáng tự hào cho những gì chúng ta đã đạt được những thành tựu như ngày nay. Bên cạnh đó, ta không thể kể đến những tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước. Một trong số đó là tệ nạn cờ bạc, một vấn đề nhức nhối đối với xã hội cộng đồng hiện nay.

Trước tiên, ta cần tìm hiểu cờ bạc là gì? Cờ bạc là một loại hình giải trí của con người, nó là một trò chơi dựa vào sự may rủi, đỏ đen của người chơi, từ cờ bạc đó, người ta có thể kiếm tiền mà không phải lao động, làm việc. Nó là một loại trò chơi rất dễ gây nghiện, người tham gia vào khó dứt ra được và nó để lại hậu quả rất lớn đến chính bản thân họ cũng như những người xung quanh.

Cờ bạc hiện nay xuất hiện ở nhiều hình thức như: tổ tôm, đánh bài ăn tiền, xóc đĩa, cá cược, cá độ... Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai. Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng. Nó không chỉ gây khó dễ cho cơ quan chức năng mà nguy hiểm hơn nó thu hút được sự đông đảo của người tham gia một cách bí mật khó kiểm soát, và càng có nhiều người trẻ tham gia hơn, ngay cả những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Chắc hẳn chúng ta biết đến vụ đánh bạc tiền tỷ qua mạng xã hội gần đây, đã gây thiệt hại lớn cho nhà nước ta.

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến đánh bài bạc? Cờ bạc là một hình thức giải trí, nhưng nó đã bị biến tướng thành giải trí không lành mạnh. Nó có thể giúp con người kiếm được nhiều tiền mà không phải làm, và một khi đã như vậy nó khiến con người càng lấn sâu hơn vào đó, khó mà dứt ra được. Nó tạo cho người chơi cảm giác thích thú khi chiến thắng và có tiền. Thêm vào đó, xã hội cũng tồn tại rất nhiều kẻ xấu, họ dụ dỗ người khác tham gia vào bằng cách tạo cho họ nhiều điều kiện thuận lợi khi bắt đầu chơi và đắm chìm vào đó. Vì vậy, hiện nay cờ bạc vẫn còn xuất hiện trong xã hội.

Hậu quả mà cờ bạc để lại là rất lớn, là một chuỗi mắt xích dài. Trước tiên, đánh bài bạc phải có người thắng, người thua. Người thua sẽ mất tiền, rồi rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi, khiến tâm trạng họ suy sụp, ảnh hưởng đến sức khỏe, rồi cả gia đình của họ phải chịu chung số phận trả nợ thay. Cờ bạc còn dẫn đến tệ nạn như bạo hành gia đình thậm chí là cả giết người, bởi người chơi khi thua dễ xảy ra xích mích, khó làm chủ được bản thân và thường gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu những người trẻ bị rơi vào vòng vây của cờ bạc thì tương lai của họ sẽ rất tăm tối và mịt mù.

Hiện nay, Nhà nước ta đã chủ trương đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn vấn nạn này. Các cơ quan chức năng ngày một siết chặt, kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng các hành vi vi phạm. Tuyên truyền và ra sức tuyên truyền về vấn nạn này, giáo dục mọi học sinh, mọi công dân có một lối sống lành mạnh, làm ăn chính đáng...
Là những học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, trước tiên chúng ta cần phải học tập và biết phòng tránh các tệ nạn xã hội, đặc biệt với tệ nạn cờ bạc nói riêng và các tệ nạn khác nói chung. Hãy nói không với các tệ nạn, cùng chung tay xóa bỏ các tệ nạn, xây dựng một đất nước ngày một văn minh và giàu đẹp hơn.

Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đem đến những giá những thay đổi trong cuộc sống con người. Bên cạnh việc mang lại những điều tốt đẹp và tích cực như đời sống của con người được nâng cao, trang thiết bị hiện đại được cải tiến,... là việc phát sinh những vấn đề tiêu cực. Một trong số những hiện tượng thể hiện rõ điều này là sự xuất hiện của tệ nạn xã hội với hệ lụy đáng báo động.

Tệ nạn xã hội là cụm từ dùng để chỉ những hiện tượng mang tính tiêu cực, trái với pháp luật và vi phạm các quy chuẩn, chuẩn mực xã hội như nghiện ngập, cờ bạc, hút chích, mê tín dị đoan,... Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, các tệ nạn này đang diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến ở mọi tầng lớp, đặc biệt là ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Dù là những chủ nhân tương lai của đất nước nhưng thế hệ trẻ lại dễ dàng rơi vào vòng xoáy cám dỗ của việc ăn chơi đua đòi và thích hưởng thụ.

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của tệ nạn là do những hệ lụy của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ ý thức của con người. Trước những cám dỗ, thử thách, con người không đủ bản lĩnh, tự tin để vượt qua; đồng thời, tâm lí lười lao động, thích ăn chơi hưởng thụ là con đường ngắn nhất khiến con người đặt chân vào thế giới u tối của tệ nạn.

Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Trước hết, tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, chẳng hạn như hút chích, nghiện ngập là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ mang tên HIV; rượu bia là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh như viêm gan, bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, và hàng loạt những vụ tai nạn giao thông thương tâm có liên quan đến việc tài xế sử dụng rượu bia khi lái xe.... Nhưng nghiêm trọng hơn, khi sa vào tệ nạn xã hội, con người sẽ dần bị tha hóa và suy đồi về đạo đức. Khi nghiện ngập, hút chích, những con nghiện sẽ mất dần ý thức, lí trí và tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng buồn xảy ra như trộm cắp và thậm chí là giết người cướp của. Thời gian gần đây, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc nam ca sĩ Châu Việt Cường vì sử dụng ma túy quá liều, dẫn đến việc hoang tưởng và gây ra cái chết cho một cô gái trẻ. Và còn có vô số những vụ thảm án xảy ra mà nguyên nhân chính là do những ảo giác khi sử dụng ma túy. Như vậy, tệ nạn là một trong những cái nôi tiêu cực sản sinh, hình thành, nuôi dưỡng những đối tượng nguy hiểm và gây nguy hại đến nền an ninh, trật tự xã hội.

Từ những gì đã phân tích, có thể thấy rằng tệ nạn đã gây ra những hiểm họa khôn lường cho xã hội. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần đề ra những biện pháp, giải pháp cấp bách để hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến về tác hại mà tệ nạn gây ra đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, mỗi một con người cần nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy nguy hiểm do tệ nạn gây ra. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp quản lí, xử phạt để hạn chế sự phát triển của tệ nạn xã hội.
Như vậy, tệ nạn đã trở thành một trong những vấn nạn gây ra những hiểm họa khôn lường cho xã hội. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần nỗ lực đấu tranh chống lại những cạm bẫy bằng việc rèn luyện lối sống lành mạnh, tích cực cho bản thân.

Phương Thảo
Xem chi tiết
trần ly
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Trang Huyen
6 tháng 4 2021 lúc 13:25

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

Tuyến Ngô
24 tháng 3 2023 lúc 8:56

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Yu Yu
Xem chi tiết
Jatsumin
18 tháng 6 2018 lúc 22:57

Hiện nay, tệ nạn xã hội là một trong những vấ đề được mọi người quan tâm. Chúng ngày càng phổ biến kéo theo những nguy cơ nghiêm trọng đến an ninh và sự phát triển của xã hội. Không chỉ ở nước ta mà ở các quốc gia khác, tê nạn xã hội cũng đang phát triển ngày một nghiêm trọng. Bởi vậy, khi nhắc đến tệ nạn xã hội chúng ta hãy kiên quyết nói "Không" với chúng.
Vậy thế nào là tệ nạn xã hội? Tại sao ta phải nói "Không" với tệ nạn xã hội? Theo tôi được biết, tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Đó là mối nguy hiểm đáng lo ngại, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh của toàn quốc tế. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội như: ma tuý, thuốc lá, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy,...
Có rất nhiều người biết rõ tác hại của những tệ nạn xã hội nêu trên nhưng vẫn sa vào chúng, chắc hẳn câu hỏi mọi người sẽ đưa ra câu hỏi "Tại sao?". Thật ra có rất nhiều lí do khiến con người sa vào các tệ nạn xã hội nhưng đa số là do vấn đề tâm lí. Suy nghĩ đầu tiên là họ muốn chứng tỏ bản thân mình là người lớn hay họ tò mò muốn tìm hiểu rõ hơn về những thứ ấy; một số khác thì thiếu tình cảm gia đình, bị thất thế về chỗ đứng trong xã hội, họ cảm thấy hụt hẫng và bắt đầu tìm cách để giải tỏa những điều đó. Lúc đầu, họ chỉ hút 1 điếu thuốc lá hay uống 1 cốc bia nhưng về sau họ sẽ cảm thấy đó là chưa đủ để rồi lao vào ma túy, cờ bạc... Khi không đủ tiền để tiếp tục cho những thứ mà họ xem là thú vui ấy, họ còn có thể trộm cắp, giết người cướp của,... nhằm thỏa mãn cho hành vi của mình và các tệ nạn xã hội liên kết nhau ngày một gia tăng. Nhưng những tác hại ấy chỉ là chúng ta nhìn thấy ở bề ngoài mà thôi, còn tác hại thật sự của nó ghê gớm hơn nhiều.
Đối với cờ bạc, con người ban đầu chỉ xem nó là một trò chơi để giải trí, giải tỏa mọi căng thẳng hay để giết thời gian khi rãnh rỗi nhưng càng về sau họ đi càng sâu lại càng không thể bỏ. Tuy chỉ là những con bài đỏ đen, may rủi nhưng nếu đã thua thì ta càng hiếu thắng muốn lấy lại những thứ mình đã mất, càng chơi lại càng thua. Nó không những khiến ta tốn đi tiền của mà cả thời gian và sức koher cũng theo đó mà ngày càng hao hụt.
Tiếp đó là thuốc lá, thứ được xem là sát thủ dấu mặt của sức khỏe con người. Sau khi học bài "Ôn dịch, thuốc lá", các bạn đã biết chất nicotin trong thành phần của thuốc làm cho các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim,... đó cũng là lí do khiến sức khỏe của người hút thuốc lá suy giảm. Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có chất oxit-cacbon, một khi vào máu sẽ bám chặt lấy các hồng cầu không cho chúng tiếp cận với oxi. Ở bệnh viên T nằm ở TP.Huế, có một bé trai chỉ 1 tháng tuổi nhưng vì hít phải quá nhiều khói thuốc lá dẫn tới viêm phế quản cấp tính, không chỉ có vậy nhiều bệnh nhân bị ho hen cũng là do hít phải khói thuốc lá mà ra. Theo các bác sĩ và các nhà khoa học phần lớn ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá và họ cũng làm thí nghiệm để ta thấy rõ điều đó. Bấy nhiêu vấn đề cũng đã thấy tác hại của thuốc lá nghiêm trọng đến nhường nào.

Ngoài thuốc lá, còn có một chất kích thích mạnh hơn nữa được gọi là ma túy. Loại chất gây nghiện này được chiết xuất từ một số loại cây trồng ở vùng núi như cần sa, anh túc, cây thuốc phiện,...hoặc chúng được tổng hợp từ những hóa chất độc hại. Ma túy có rất nhiều loại: ma túy đá, ma túy tổng hợp, hê-rô-in... với nhiều hình dạng khác nhau: dạng bột, dạng bánh, dạng viên,... Người ta thường nói nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình bởi khi sử dụng chất kích thích này con người sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng và khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn và sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ để thõa mãn họ. Họ bỏ qua danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... để đến với ma túy.

Như các tệ nạn xã hội nêu trên, các văn hóa phầm đồi trụy cũng có tác hại không kém. Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Họ sẽ nhớ đến các tình tiến gây án mạng, cưỡng hiếp,... trong các tác phẩm mà họ đã tiếp xúc và thử làm theo những điều đó. Dần dần họ sẽ mất đi tính cách thật của bản thân, rơi vào một tính cách khác mang xu hướng bạo lực hay còn được gọi là người rối đa loạn nhân cách, gây mất an ninh và trật tự xã hội.

Trên đây là một số tệ nạn mà chúng ta thường gặp, chúng có tác hại to lớn như thế nên các bạn hãy tránh xa chúng. Nếu lỡ mắc phải thì phải có quyết tâm từ bỏ để bắt đầu một cuộc sống mới. Hãy chăm chỉ học tập và tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của các tệ nạn xã hội để họ tránh xa những thói hư tật xấu ấy. Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Hoài Thương Đỗ Lê
18 tháng 6 2018 lúc 23:03

Ở nước ta hiện nay xã hội đang càng ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước khác đang càng ngày mạnh mẽ. Chính vì thếmà chúng ta có điều kiện nâng cao về đời sống vật chất lẫn cả tinh thần; tiếp thu những cái hay cái đẹp của đời sống hiện nay. Tuy nhiên,trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề gian nải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì ?-Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch so với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra mọi điều xấu đối với đòi sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, ... trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra tác hại nhất đối với cá nhân và mọi người Khi đã mắc phải ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Trước hết là ảnh hưởng đến cá nhân người nghiện-cơ thể họ suy yếu dần, gầy gòm và suy nhược dần, thần kinh bị suy sụp do ma túy có nhiều chất tác động đến thần kinh rất nhiều cơ thể buồn vui bất cứ lúcnào Những gia đình có người nghiện sẽ gặp nhiều khó khăn trong đời sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽlà gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình … Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác. Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấmsản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệmvới bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.

Vivian
19 tháng 6 2018 lúc 7:01

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.

Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói : “Không !”.

Tại sao chúng ta lại phải nói “Không !” với các tệ nạn xã hội?

Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt ! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tọng hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết : “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu : “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía : “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo : “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân : do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường là những cú “hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong đời. Hơn bốn ngàn thứ hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run… phần lớn người nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “miếng da lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả trăm ngàn một tháng; thuốc “xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra khói ? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện thuốc lá khá cao so với khu vực và toàn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm họa đáng sợ !.Thứ ba là tác hại của ma túy, gồm thuốc phiện, cần sa, heroin và nhiều loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma túy ngày nay phần lớn lại ở độ tuổi thanh niên đang phát triển thể lực và trí lực để chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.Lúc đầu cũng có thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thỏa mãn tính tò mò mà thử chơi cho biết với suy nghĩ là một, hai lần thì không thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là bạn đã trao tính mạng của mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thỏa mãn cơn nghiện ? Những kẻ nghiện ngập có thể làm tất cả. Từ chôm đồ nhà đến chôm đồ hàng xóm. Rồi lừa cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng từ. Không ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã tiền không được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội khác kéo theo tệ nghiện ngập : ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của, … và kinh khủng hơn cả là nguy cơ bệnh SIDA, dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này. Chính vì vậy, khi đã nghiện ma túy là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.Thứ tư là văn hóa phẩm độc hại (sách có nội dung xấu, băng, đĩa hình đồi trụy…). Tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật.Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng, không lo tu chí học hành mà đua đòi ăn chơi sa đọa, rủ nhau tham gia vào những trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma túy, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay đọc cũng cuốn sách độc hại. Rồi đàn đúm đánh lộn, đua xe gây rối an ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thông… Tất cả những thói xấu đó nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển.Ngày xưa, ông cha ta đã dạy : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Có thể coi những tệ nạn trên là “mực”, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.

Như trên đã phân tích, tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch, tốt đẹp hơn.