Giải thích vì sao ở miền Bắc và ĐBBB lại có mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
Giải thích vì sao ở miền Bắc và ĐBBB lại có mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
THAM KHẢO:
Bắc:
Vì vào mùa đông, miền Bắc nước ta trực tiếp đón gió mùa đông bắc thổi từ lục địa của Châu Á xuống với tính chất khô và lạnh, làm hạ thấp nhiệt độ xuống, đem lại một mùa đông lạnh.
ĐBBB:
Do có mùa hạ gió thổi không khí ẩm từ biển vào, dễ hình thành mây và mưa. Càng gần biển càng mưa nhiều càng sâu trong đâts liền, mưa càng ít Còn mùa đông, gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô. Tín phong bắc bán cầu có tính chất khô nóng, đem lại nắng ấm ở miền Bắc vào thời kì gió mùa đông suy yếu. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô
1.hãy giải thích vì sao duyên hải miền trung lại khô nóng vào mùa hạ và mưa nhiều vào thu đông?
2.nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ TB năm từ bắc vào nam ở nc ta?
3.vì sao miền bắc và đông bắc bắc bộ lại có mùa đông dài và lạnh nhất cả nước?
2.
- Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).
+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)
+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).
- Giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).
3.
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
Sự phân hoá theo mùa của khí hậu nước ta thể hiện A. Miền bắc có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, miền Nam có mùa mưa và khô rõ rệt b. Phía bắc có mùa đông lạnh, phía nam nóng quanh năm C. Trong năm có mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh khô d. Mùa gió Tây Nam nóng và ẩm, gió mùa Đông Bắc lạnh và khô
lý giải tại sao mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều
vì càng gần chó tuyến lượng mưa và nhiệt độ càng tăng
Lý giải tại sao mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều
mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều vì:
hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, hướng gió chuyển sang hướng đông nam.
Địa lý 6: Vì sao ở miền Bắc nước ta vào mùa đông lạnh và ít mưa còn mùa hè nóng và có mưa nhiều
vì vào mùa đông gió mùa đông bắc thổi từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo và di chuyển ngang khu vực Việt Nam, gây ra gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu vì đều đi qua khu vực có nhiệt độ rất lạnh sẽ khiến cho gió trở nên lạnh và khô hơn gây hiện tượng mùa đông lạnh và ít mưa .còn mùa hè do một đợt gió mùa hình thành từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Myanmar, do Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm lên và mang theo nhiều hơi nước nên mùa hè sẽ trở nen nóng và có mưa nhiều
Hãy giải thích tại sao ở Bắc Trung Bộ mùa hè nóng khô không có mưa, mùa đông lại mưa nhiều ?
Tham Khảo:
Lời giải: Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô hạn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tham khảo
Lời giải: Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô hạn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
refer
Lời giải: Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô hạn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
1.nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa
2. lý giải tại sao mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều
Tham khảo
1.- Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20 độ C, có một thời kỳ khô hạn từ 3-9 tháng
- Lượng mưa trung bình từ 500 mm-1500mm.
2.hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, hướng gió chuyển sang hướng đông nam.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao:
- Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.
- Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.
- Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ.
HƯỚNG DẪN
a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.
- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.
- Ở Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.
b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:
- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.
- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.
d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:
- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.
- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.