Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
28 nguyễn ngọc lan lớp t...
Xem chi tiết
Nguyễn
4 tháng 1 2022 lúc 13:52

C

nhattien nguyen
4 tháng 1 2022 lúc 13:52

A

Nguyễn Văn Phúc
4 tháng 1 2022 lúc 18:27

C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 12 2018 lúc 14:49

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

      + Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.

→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.

      + Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:

      “Không thầy đố mày làm nên”

   “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

      + Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.

   - Bình luận (2đ):

      + Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.

      + Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.

      + Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ

Phạm Nguyễn Quốc Anh
Xem chi tiết
nguyen duc thang
15 tháng 5 2018 lúc 14:35

- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

 

Nguyễn Gia Khánh
15 tháng 5 2018 lúc 14:39

không thầy đố mày làm nên

một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy

tiên học lễ, hậu học văn

một một tết cha, mồng ba tết thầy

một kho vàng không bằng một nang chữ

nguyenthimyduyen
15 tháng 5 2018 lúc 14:58

Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh”

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
(Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

 “Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Mồng một tết cha,
Mồng hai tết mẹ,
Mồng ba tết thầy.
”

“Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy”.

Linh Cung
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
16 tháng 3 2018 lúc 17:54

mk viết hơn 2 câu nhé

- Trọng thầy mới được làm thầy

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !

- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim

- Không thầy đố mày làm nên

Đoàn Khánh Linh
16 tháng 3 2018 lúc 17:55

Không thầy đố mày làm nên.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Trọng thầy mới được làm thầy.

Ahwi
16 tháng 3 2018 lúc 17:58

Không thầy đố mày làm nên

Nhất tự vi sư bán tự vi sư

Tôn sư trọng đạo

v..v

Hok tốt #

Hoilamgi
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
28 tháng 10 2018 lúc 20:07

trong sách Giáo Dục Công Dân có đấy, mở ra mà xem.

shitbo
28 tháng 10 2018 lúc 20:07

Vì tôn trọng đạo là tôn trọng phật giáo

=> phật giáo là nơi tu thiền rất linh thiêng

tôn trọng sự linh thiêng là tốt

=>(ĐPCMMMM)

Strike Eagle
28 tháng 10 2018 lúc 20:07

Bài làm:

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn tả một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tàng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn để Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phái biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người "Không thầy đố mày làm nên”. Vì vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn để quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aristole, Khổng Tử... từ người thầy đã tro thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phuơng Đông hay phương Tây dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì ranh giới thầy trò, vị tri đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế vấn để "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiểu điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đến dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là thể hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng miềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, là những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn để đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết coi trọng tinh thần ham học hỏi, để cao truyền thông ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thông đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhớ mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phái được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh, con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò cùa người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa.

Toàn Nguyễn văn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Việt
Xem chi tiết
MY PHẠM THỊ DIÊMx
12 tháng 3 2022 lúc 20:11

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/chung-minh-tinh-than-yeu-nuoc-la-truyen-thong-quy-bau-cua-dan-toc-ta-faq414401.html

Tùng Hà Huy
Xem chi tiết
Tùng Hà Huy
9 tháng 11 2021 lúc 10:12

giúp e vs ,mn ơi

 

Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
20 tháng 12 2021 lúc 8:16

Chọn D

๖ۣۜHả๖ۣۜI
20 tháng 12 2021 lúc 8:16

D

Đại Tiểu Thư
20 tháng 12 2021 lúc 8:17