Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
32.Thuỳ 7/2
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 4 2023 lúc 20:25

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?

Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:

+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống

+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực

+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao

...

Dẫn chứng:

Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...

Nguyên nhân: 

+ Do ý thức của học sinh kém

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường

+  Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu

...

Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội

+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh

+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Trần Phách Nguyệt
Xem chi tiết
lưu thị lý
27 tháng 9 lúc 20:14

Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, không chỉ về vật chất mà cả trên lĩnh vực tinh thần, thẩm mĩ. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực thì cũng tồn tại rất nhiều mặt trái của sự phát triển đấy. Một bộ phận không nhỏ những con người trong xã hội vì đã có cuộc sống vật chất no đủ, dư thừa mà sa đà vào những hoạt động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình cũng như xã hội. Những hoạt động tiêu cực ấy không chỉ nằm ở phạm vi nhỏ hẹp nữa mà nó đã trở thành vấn nạn của xã hội ngày nay, mà người ta vẫn gọi chung những tiêu cực ấy với cái tên là tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội là những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối, gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho bản thân của người tạo ra nó mà còn mang đến những rắc rối, đau khổ cho những người thân và toàn xã hội. Ngày nay, thực trạng tệ nạn xã hội thực sự đã trở thành một vấn nạn lớn của xã hội, thu hút sự qua tâm của đông đảo của những con người trong xã hội. Nói một cách công bằng thì tệ nạn xã hội thời nào cũng có, chẳng hạn như trong xã hội phong kiến xưa, tệ nạn xã hội gồm những hoạt động tiêu cực như: cờ bạc, cường hào áp bức, rượu chè, thuốc phiện…. Ngày nay, những tệ nạn này phần nào vẫn tồn tại, nhưng bên cạnh đó còn có sự gia tăng, phát triển những tệ nạn mới gây ra nhiều nhức nhối hơn cho con người như: ma túy, tham nhũng, mại dâm, hút chích các loại thuốc kích thích gây hại cho sức khỏe của con người.

Đất nước ta đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy mà hoạt động nông nghiệp không còn phát triển mạnh mẽ, chủ đạo như trước, hoạt đống sản xuất công nghiệp dần dần thay thế, các khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều. Người dân ở những vùng nông thôn vì bán đất, bán ruộng cho những nhà kinh doanh, những chủ xí nghiệp mà có những khoản tiền dư giả trước mắt. Những nguồn tiền lớn như vậy, họ không biết làm gì nên một bộ phận không nhỏ những người, đặc biệt là những người thanh niên không có mục đích sống đã sa vào những tệ nạn, dùng số tiền đó để ăn chơi trác táng. Cũng từ đó mà làm nảy sinh những tệ nạn xấu của xã hội.

Một trong những tệ nạn đang gây nhức nhối của xã hội ngày nay có thể kể đến tệ nạn ma túy. Ma túy là một loại thuốc kích thích có thể gây nghiện cho người sử dụng, vì vậy mà một khi đã sa vào con đường ma túy thì khó có thể dứt ra được. Bởi nó tạo cho con người một cảm giác kích thích, mơ hồ, khi không dùng thì sẽ lên cơn nghiện, cơ thể sẽ trở nên vô cùng bứt dứt, khó chịu. Trong những lúc như vậy, con người có thể làm ra những hành động sai trái, những hành động mà lí trí của con người không thể kiểm soát được. Cũng chính vì vậy mà bao nhiêu vụ việc thương tâm đã sảy ra từ tệ nạn này. Con nghiện có thể cướp đoạt những tài sản của người khác, cũng có thể là chính gia đình, người thân của họ. Khi không cướp được, có người còn sẵn sàng giết chết bố, mẹ, người thân bằng những hình thức man rợ, dã man nhất.

Đặc biệt, tệ nạn ma túy còn gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch trong cơ thể, làm cho con người không còn khả năng đề kháng với bất kì loại vi rút nào, loại bệnh nào. Người ta gọi loại bệnh này với cái tên y khoa là HIV _AIDS. Đây được coi là căn bệnh thế kỉ mà đến bây giờ vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị, người vô tình mắc phải nó hay do lây nhiễm thì chỉ có một kết cục cuối cùng, đó là chết. Không chỉ là một loại bệnh nguy hiểm mà HIV_AIDS còn là loại bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, căn bệnh này có thể lây lan qua ba con đường chính, đó là con đường tình dục, từ mẹ lây sang con và lây qua con đường máu.

Vì vậy mà HIV_ AIDS đã trở thành một hiểm họa khôn lường trong xã hội, nó đã đang và sẽ gây nhức nhối cho cuộc sống của con người nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, duy trì. Nó sẽ làm suy giảm cả một xã hội, gây ra nhiều vụ việc đau thương, mất mát. Không chỉ có tệ nạn ma túy mà rất nhiều tệ nạn khác như: tham nhũng, mại dâm, cờ bạc cũng đang là những vẫn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội, nó dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự sa đọa của con người trong lối sống, cách sống. Nó đặt ra yêu cầu là cần có giải pháp cụ thể, ưu việt để giải quyết tận gốc những tệ nạn này.

Tệ nạn xã hội là mặt trái của nền sản xuất kinh tế phát triển, của đời sống nâng cao, đủ đầy của ngày nay. Nhưng trên hết những tệ nạn này bùng nổ gây ảnh hưởng đến xã hội lại do chính ý thức không tốt của con người. Con người ngày nay có một bộ phận lớn sống không có mục đích, không tìm kiếm được ý nghĩa thực sự cuộc sống, sự vô tình, một phút lỡ lầm cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ đối với bản thân họ mà còn đối với gia đình và xã hội. Vì vậy, để giảm thiểu tệ nạn xã hội rồi đi đến tiêu diệt nó thì chúng ta , những con người trong xã hội cần nâng cao ý thức, nói không với tệ nạn của xã hội. Chỉ có như vậy cuộc sống của chúng ta mới trở nên tốt đẹp, lành mạnh.

 

Dương Minh Anh
Xem chi tiết
DUTREND123456789
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Quân Dương
Xem chi tiết
Cao ngocduy Cao
15 tháng 5 2022 lúc 17:39

Tham Khảo: 

I. Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của tệ nạn với đời sống con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích

- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người.
- Một số tệ nạn đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…

b. Thực trạng

- Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội.
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%.
- Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 trong đó có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất.

=> Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống của con người.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu.
+ Lối sống buông thả, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do điều kiện, môi trường sống, sự giáo dục: cha mẹ nuông chiều, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo,…
+ Sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy.
+ Những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại.

d. Tác hại

- Đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức.
+ Hủy hoại sức khỏe, cuộc sống: những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.

- Đối với gia đình: Tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
- Đối với xã hội

+ Gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội.
+ Cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

e. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

- Nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội là mối nguy hại lớn, cần tích cực đấu tranh loại trừ.

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tác Hại Của Tệ Nạn Với Đời Sống Con Người
1. Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người, mẫu số 1 (Chuẩn)

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

Huỳnh Kim Ngân
15 tháng 5 2022 lúc 17:40

Tham khảo

 

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học - công nghệ - kĩ thuật đã góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại cũng là môi trường hấp dẫn để các tệ nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, tệ nạn đang là hiện tượng tiêu cực gióng lên hồi chuông báo động về lối sống của con người và gây ra những hậu quả xấu đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu đối với cuộc sống của con người. Những tệ nạn nguy hiểm nhất bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm,... Trong đó, cờ bạc là hình thức cá cược, được thua bằng tiền hoặc hiện vật; nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con nghiện vào chất gây nghiện; còn mại dâm là hình thức mua bán, trao đổi tình dục. 

Hiện nay, tệ nạn đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống con người.

 

Sự lây lan, gia tăng không ngừng của tệ nạn xã hội xuất phát từ chính ý thức của con người. Đó là lối sống lười nhác, sống ỷ lại, tâm lí thích hưởng thụ, lười lao động, ăn chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống như tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ, thích chứng tỏ bản thân. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan như sự ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, những hệ lụy tiêu cực từ nhịp sống hiện đại; những nhân tố khác như do gia đình, cha mẹ nuông chiều hoặc do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

Tệ nạn xã hội đã gây ra những hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, đối với bản thân người mắc tệ nạn xã hội, tệ nạn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, hủy hoại phẩm chất, suy thoái đạo đức. Đồng thời, hủy hoại sức khỏe của con người. Những tệ nạn như ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, đối với xã hội, tệ nạn gây ra rối loạn an ninh, trật tự xã hội và suy thoái giống nòi. Những tác hại tiêu cực trên đã đặt ra vấn đề cấp bách về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Để phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết, mỗi một con người cần nâng cao hiểu biết về tác hại của tệ nạn; tuân theo, chấp hành quy định của pháp luật. Đồng thời, rèn luyện lối sống giản dị, lành mạnh, sự tự chủ để không sa vào các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định tệ nạn đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện lối sống lành mạnh, giản dị, rèn luyện sự tự chủ, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân để không sa vào các tệ nạn xã hội.

Huỳnh Tấn Phát
Xem chi tiết
nguyễn đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Tuyết Ngân
Xem chi tiết