Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Quang
Xem chi tiết
Lê Tấn Sanh
22 tháng 2 2016 lúc 15:59

- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.

- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…

- Cuối cùng các phong trào đều thất bại

 

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 6 2021 lúc 22:10

Tham Khảo !

* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.

+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

* Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.

Sun Trần
13 tháng 6 2021 lúc 10:33

Tham khảo 
 

In-đô-nê -xi-a: Nhiều tổ chức yêu nước ra đời. Năm 1905 thành lập công đoàn xe lửa, 1908 Thành lập hội liên hiệp công nhân. Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Và đến tháng 5-1920 Đảng cộng sản thành lập để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.Phi-lip-pin: Năm 1571 Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Nhân dân liên tục đứng lên đấu tranh. Nước cộng hòa thành lập. Sau đó Mĩ nhảy vào, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, áp đặt CNTD khiến cho nhân dân lại phải đứng lên chống Mĩ.Ba nước Đông Dương: Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam.Ở Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, k/n nông dân Yên Thế…Ở Lào: 1901 ND Xa-van-na-khét k/n do Pha-ca-đuốc lãnh đạo. 1907 nhân dân Bô lô ven khởi nghĩa lan sang VN.Miến Điện (Myanma) : Năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ.

=> Mặc dù phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, đêu dẫn đến một kết quả là thất bại. nguyên nhân của sự thất bại đó chính là vì kẻ thù rất mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai cho giặc. Các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.

  
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 2 2019 lúc 16:20

- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.

- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm sâu sắc, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

     + Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).

     + Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

     + Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ờ Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

     + Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

     + Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 -1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp...

Hoàng Văn Long
Xem chi tiết
Ntt Hồng
7 tháng 3 2016 lúc 16:07

Trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta, vì :

-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến.

-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.

-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”.

-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.

-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng.

Đinh Tuấn Việt
7 tháng 3 2016 lúc 18:16

-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng

Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
5 tháng 5 2018 lúc 9:30

- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân
Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm say sắt. hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra :
+ Ở In-đô-nê-xi-a. từ cuối thế kỉ XIX. nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905. các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra dời tủa Đãnc Cộng sản < 1920). 
+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi. dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ờ Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Lào. năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp irons quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - i 896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 — 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp....

An Chi
Xem chi tiết
Rin•Jinツ
1 tháng 12 2021 lúc 11:35

C

Minh Hồng
1 tháng 12 2021 lúc 11:35

C

Cù Đức Anh
1 tháng 12 2021 lúc 11:37

C

Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hà
10 tháng 3 2016 lúc 10:38

* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:

- Bối cảnh trong nước:

+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.

+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.

- Tác động từ bên ngoài:

+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc  và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.

- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:05

Tham khảo

♦ Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống thực dân phương Tây để giành độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn này chuyển dần từ ý thức hệ phong kiến sang khuynh hướng tư sản.

- Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo:

Ở In-đô-nê-xi-a, cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản, trí thức và mang màu sắc tôn giáo.

Ở Phi-líp-pin, phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động. Xu hướng bạo động đã dẫn đến cuộc cách mạng 1896 - 1898. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân (Ka-ti-pu-nan). Cách mạng thắng lợi, đưa tới sự ra đời của của nhà nước Cộng hòa Phi-líp-in (ngày 12/6/1898).

Tại khu vực Đông Nam Á lục địa: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương tiếp tục diễn ra.

Ở Cam-pu-chia có cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang-xnuông (1905).

Ở Lào có cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 - 1903), khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 1937).

Ở Việt Nam có phong trào Cần vương (1885 - 1896) và các hoạt động yêu nước do văn thân, sĩ phu lãnh đạo cùng khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913), gây cho Pháp nhiều tổn thất.

Đinh Thị Ánh Thư
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 10 2021 lúc 22:26

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.

Linh Hồ
Xem chi tiết