Số phận của người dân thuộc địa được phản ánh như thế nào qua văn bản Thuế Máu .."-"!!
Đánh giá số phận của người dân thuộc địa được tác giả Nguyễn Ái Quốc viết trong bài Thuế máu ( viết đoạn văn nhé ! )
Số phận người dân thuộc địa: bị lấy làm bia đỡ đạn, bị làm vật hy sinh cho lợi ích của chính quyền tư sản, sau khi chiến đấu bị trở về số phận cũ (bị làm nô lệ cho bọn chúng).
thuế máu đã nói lên sự mưu mô.xảo quyệt của thực dân Pháp đồng thời phản ánh số phận thảm thương của người đan thuộc địa.Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
Số phận thảm thương của người dân thuộc địa và tình cảm của tác giả đối với họ được thể hiện như thế nào trong văn bản Thuế máu
Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được tái hiện như thế nào trong văn bản Thuế Máu cua Nguyễn Ái Quốc?
giúp mình với
Tác phẩm ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ có chương Thuế máulà chương đầu nói về ‘chiến tranh và người bản xứ’. Bài viết có 3 phần:
Phần 1:Bác nói về chiến tranh và số phận người bản xứ đối với cuộc chiến tranh ở nơi ‘nước mẹ: Đại Pháp’và ở chiến trường Châu Âu.
Đây mới chỉ là mở đầu của cái giọng lưỡi ‘thực dân’ qua mồm những tên ‘toàn quyền lớn’, ‘toàn quyền bé’. Chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật biến dân ‘An-nam-mít’ bẩn thỉu xưa nay chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay lại được gọi là những ‘con yêu’, ‘bạn hiền’.Hơn thế nữa họ còn được ông Tây bà đầm phong tặng là những ‘chiến sĩ bảo vệ công lývà tự do’.Kết quả, được rắc lên số phận dân nô lệ những lời mĩ miều ấy,họ phải xa lìa gia đình vợ con - bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-pơ.
Cuối phần này Bác đã tố cáo nỗi đau của người bản xứ bằng những hình ảnh thật ấntượng. Bác viết: 'kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu minh tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy của các ngài thống chế’.
Còn những ‘lính thợ’ởhậu phương thì nhiễm luồng khí độc. Những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Cuối cùng là một bảng thông kê: có 70 vạn người bản xứvà trong số ấy tám vạn người đã không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!
Phần 2:Bác đã nêu lên ‘Chếđộ lính tình nguyện’
Đây lại cũng chỉ là giọng lưỡi bọn ‘xâm lược Pháp’ tô vẽ, lấp liếm cho sự bóp nặn của chúng bằng đủ mọi thứ thuếkhoá, mà việc đi lính là một thứ thuế máu!
Chiến tranh là cái cớ cho bọn thực dân bắt lính mà được dùng bằng một danh từ mỉa mai: ‘chếđộ lính tình nguyện’.
Phần này Bác đã phơi bày ra ánh sáng cái hành động ‘đàn áp để bắt lính’. Trước hết những người nghèo khổ thì bị lùa vào trại giam giữ cho khỏi trốn. Còn người giàu thì xì tiền ra... Người bản xứ phải tìm cách thoát thân bằng nhiều cách: ‘tự nhiễm’ cho mình những bệnh nặng... thậm chí còn xát vào mắt nhiều thứ chất độc như ‘vôi sống’hay ‘mủ của bệnh lậu’.
Trong lúc ấy thì phủ Toàn quyền Đông Dương hứa hẹn sẽ ban tặng phẩm hàm cho những ai còn sống sót. Chúng đã trịnh trọng tuyên bố ‘các bạn đã tấp nập đầu quân’nhưng thực tế thì nhiều tốp người bị xích tay đưa xuống tàu bị nhốt vào một trường học ở Sài Gòn.
Cuối phần này, Bác đã vả vào miệng bọn chúng bằng cách nói lên các cuộc biểu tình ở Cao Miên và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà để phản đối việc bắt lính ở dân bản xứ.
Phần thứ 3:Bác muốn nói đến kết quả của sự hi sinh của người bản xứ.
Phần này Bác lên tiếng tố cáo bọn thực dân Pháp bằng hai sự việc:
- Nếu ai còn sống mà trở về thì mặc nhiên trở lại ‘giống người bần thỉu’.Khi bước chân xuống tàu để về bản xứ thì bị lột hết tất cả các thứ họ tự mua sắm được.
Họ ‘được’xếp như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm trớt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí. Rồi họ còn được nghe đón chào bằng lời diễn văn ‘hoa mĩ’thể hiện tâm địa của bọn thực dân quen lật lọng: ‘cức anh đã bảo vệ tổ quốc... Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi! ‘
- Nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của tử sĩ người Pháp thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện.
Là người nhìn thấy tim đen của bọn thực dân, Bác đã lên án chúng phạm hai tội ác một lúc. Một mặt chúng coi rẻ tính mạng xương máu của những ai bị lừa bịp. Mặt khát chúng vung tay đầu độc để gây thêm tệ nạn xã hội.
Bằng nghệ thuật tương phản và lối viết dí dỏm sắc sảo, Bác Hồ đã đứng lên tầm cao để tố cáo bọn thực dân Pháp.
Bởi vậy ngay từ thuở ấy ‘Thuế máu’nói riêng và ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’nói chung là tác phẩm chính luận giàu tính chiến đấu và hiện thực có giá trị tố cáo rất sâu sắc và thức tỉnh lòng người.
VỀ BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THựC DÂN PHÁP
‘Với lối văn giản dị, trong sáng, bằng những lời lẽ đanh thép và châm biếm sâu sắc, tác phẩm (Bản án chế độ thực dân Pháp) của Người đã lên án chế độ thực dân nói chung và chế độ thực dân Pháp nói riêng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Với những bằng chứng cụ thể, tác phẩm của Người đã vạch trần chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc của mọi sự áp bức và bóc lột, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa ngày càng khổ cực và bị tàn sát rất dã man. Bản án chế độ thực dân Pháp là một đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa đế quốc và bước đầu vạch ra con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn của nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức khác. Tác phẩm ấy không những là một văn kiện lịch sử quý giá về lí luận và tư tưởng, đồng thời còn có giá trị lớn về văn học, cho nên dễ thấm sâu vào tư tưởng và tình cảm của người đọc’.
Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu”của họ?
Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.
+ Họ trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh.
+ Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.
+ Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.
→ Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.
qua văn bản thuế máu là hãy chứng minh rằng văn bản đó của nguyễn ái quốc đã phản ánh chân thực số phận khốn khổ,bi thảm,đáng thương của những người thực dân thuộc địa
Qua văn bản "Thuế máu", hãy viết đoạn văn nêu lên cảm nhận, suy nghĩ của em về số phận của người dân thuộc địa?
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
họ thật đáng thương, tội nghiệp và thật xót xa cho họ. Khi chiến tranh chưa xảy ra, họ là nhũng tên An na mít, những tên" da đen" bẩn thỉu, bị đối xử tệ bạc và bị coi thường. Vậy mà khi xảy ra chiến tranh họ được coi là "những đứa con yêu" của Tổ quốc, được tâng lên 1 tầm cao mới và họ f trả giá đắt cho việc này. Họ f bỏ xác ở chiến trường, xa lìa vợ con, những người ở hậu phương thì cx hít f thuốc súng mà chết. Họ đã hi sinh cho Tổ quốc, vậy mà khi họ thắng trận, khi họ thành anh hùng, đáng lẽ ra họ đc nhận thù lao của họ thì họ lại chợt trở lại là những tên An na mít, những tên" da đen" bẩn thỉu. Quả là tráo trợn, thử hỏi công bằng nó ở đâu?
qua văn bản thuế máu , em có cảm nghĩ j về số phận người dân thuộc địa qua 3 thời điểm trước chiến tranh , trong chiến tranh và sau chiến tranh?
Trước chiến tranh họ là những tên An nam mit bẩn thỉu, bị khinh thường và bóc lột. Nhưng khi chiến tranh xảy ra họ lại trở thành những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, trở thành những đứa con yêu, bạn hiền của quan phụ mẫu. Và đến cuối cùng khi chiến tranh kết thúc, họ chẳng nhận được gì cả, hơn nữa còn bị bóc lột hết tài sản còn sót lại.
So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
- Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.
+ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.
+ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành " con yêu", người "bạn hiền" của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
+ Trả giá đắt cho cái vinh dự "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".
+ Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.
+ Bỏ xác ở những miền hoang vu.
+ Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .
+ Tám vạn người chết.
+ Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.
→ Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.