Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khánh Nguyễn Vy
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
28 tháng 12 2022 lúc 21:45

tk: Lễ Hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang của quê hương Lệ Thủy – Quảng Bình là một nét văn hóa đặc sắc của vùng miền. Nó mang tính đoàn kết và khát vọng vươn lên chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt của con người nơi đây. Nếu ai đã một lần đến, một lần được hòa mình vào không khí của lễ hội thì mới thấu hiểu được những cảm xúc tuyệt vời và những kỹ niệm khoảnh khắc khó quên về hình ảnh con người và quê hương Lệ Thủy – Quảng Bình.

Ninh Bảo Ngân
Xem chi tiết
Amazons Mega
Xem chi tiết
han tuyet ky hong nhung
3 tháng 5 2018 lúc 20:52

Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.

Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trông ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.

Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời.

Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

BAN CO THE THAM KHAO BAI VAN NAY

Đào Trần Tuấn Anh
3 tháng 5 2018 lúc 20:51

Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng,quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút.Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích.Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu.Tiếng trống,tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. 

Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui,mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.

Lê Nguyễn Việt Hương
3 tháng 5 2018 lúc 20:52

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.

Trần Quang Phúc
Xem chi tiết
Dark_Hole
16 tháng 2 2022 lúc 7:56

A xin lỗi, a ko biết vẽ, vẽ xấu lắm nên em tham khảo nhé =')undefined

Tạ Tuấn Anh
16 tháng 2 2022 lúc 8:24

Mình tham khảo trên mạng nhéVẽ tranh đề tài Lễ hội đua thuyền rồng - Mỹ thuật 9 / How to draw of a  spring festival theme. - Dạy vẽ trang hay nhất

Kamen rider amazons
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Anh
3 tháng 5 2018 lúc 21:26

Mỗi năm khi mùa xuân đến, quê em lại tổ chức lễ hội đua thuyền. Cả một khúc sông Cà Ty như vào mùa hội.

Không khí của buổi lễ thật náo nức bởi mọi người đã trông chờ từ lâu. Mới sáng tinh mơ, người dân địa phương cùng du khách đã đổ ra hai bên bờ sông. Tiếng trông ếch vang dội khắp nơi. Từng đoàn thuyền đua nhau vào vạch xuất phát. Giữa lòng sông là một chùm bong bóng bay phất phới kèm theo dải lụa đỏ mang dòng chữ “Chúc mừng chiến thắng”. Trên thuyền, các tay đua đã sẵn sàng nắm chặt tay chèo.

Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Hai bên bờ sông, tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt cùng tiếng chiêng trống rền vang cả một khoảng trời.

Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Wall HaiAnh
3 tháng 5 2018 lúc 21:26

Trả lời

Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em.

Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn. Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng.

Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy!

Neo Amazon
3 tháng 5 2018 lúc 21:32

Mùng 4 Tết là thời gian làng em tổ chức nhiều hoạt động để dân làng cùng nhau chung vui. Trong số đó, lễ hội đua thuyền được nhiều người hưởng ứng nhất.

Chiều mùng 4 Tết hằng năm, người dân kéo nhau ra đình làng xem đua thuyền, thổi cơm, bắn vịt, chơi cầu phao,… Đến giờ chơi đua thuyền, ai nấy cũng kéo nhau đi cổ vũ. Sau đình làng là một cái hồ rất rộng, đó sẽ là nơi tổ chức đua thuyền. Năm nay, anh trai em cũng tham gia đua thuyền. Anh ấy rất hào hứng và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ ngày hôm trước.

Vì làng em có 9 tổ nên sẽ chia làm 9 nhóm, mỗi nhóm một màu áo khác nhau, 1 chiếc thuyền riêng. 9 thuyền xếp ngang nhau và chỉ chờ hiệu lệnh là sẵn sàng tác chiến. Trưởng thôn chính thức tuýt còi bắt đầu cuộc quyết chiến. Một hồi còi vang lên, các trai tráng, các bác trung niên trong làng nắm chặt chèo lái đẩy chiếc thuyền lướt về phía trước. Các mũi thuyền tranh nhau lên dẫn đầu, cứ nhấp nhô nhấp nhô trên mặt nước. Trong sự tập trung ấy, tiếng hò reo cổ vũ, tiếng trống, tiếng những chai nước được mọi người đập vào nhau nghe thật vui tai. Tất cả những âm thanh ấy làm vang động cả một vùng trời. Một số người còn lấy điện thoại ra để quay lại những khoảnh khắc vui chơi của làng, nhanh tay ghi lại những giây phút hiếm có khi mọi người đông đủ bên nhau.

Dân làng đến xem đua thuyền rất đông khiến cho các tay chèo càng thêm hào hứng. Mọi người bàn tán xem đội nào sẽ về đích đầu tiên, Và rồi, chiến thắng thuộc về tổ 6, tổ có sự góp mặt của anh trai em khiến em rất vui. Những tiếng hò reo ăn mừng chiến thắng, lại cũng có tiếng thở dài tiếc nuối. Mọi người bắt đầu tản ra để đi xem kéo co.

Buổi tối là thời khắc trao giải. Đội 6 vinh dự được trưởng làng tặng bằng khen và mang lại vinh dự cho tổ mình. Mọi người lại ngồi lại bên nhau, tâm sự về một năm cũ đã qua, mong chờ một năm mới làm ăn phát tài hơn.

Em rất thích xem lễ hội đua thuyền vì nó là một sợi dây vô hình thắt chặt tình làng nghĩa xóm, hơn nữa, nó còn giữ lại những truyền thống dân tộc đáng kính.

 

Quân
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
8 tháng 3 2022 lúc 14:10

B

Nguyễn Khánh Huyền
8 tháng 3 2022 lúc 14:11

B

Long Sơn
8 tháng 3 2022 lúc 14:11

B

Nguyễn Hoàn Hải
Xem chi tiết
Trần Manh
8 tháng 3 2022 lúc 16:37

Tham khảo

Lễ hội đua thuyền là một lễ hội đặc trưng mang hồn cốt dân tộc Việt Nam. Em đã có lần được xem lễ hội đua thuyền vô cùng đặc sắc. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên có một chiếc hồ lớn phù hợp để diễn ra. Những chiếc thuyền rồng bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo và sơn màu rực rỡ. Có chiếc màu vàng, có chiếc màu đỏ, có chiếc lại màu xanh, tùy vào sở thích của mỗi đội. Những người điều khiển thuyền cũng mặc những bộ quần áo đặc trưng và vô cùng rực rỡ. Khi người phất cờ báo tín hiệu các đội bắt đầu cuộc đua. Thì những cánh tay khỏe mạnh bắt đầu gồng lên để chèo lái chiếc thuyền về phía trước. Thoăn thoắt, những chiếc thuyền lao lên phía trước. Cuộc đua diễn ra vô cùng gay cấn vì các đội vô cùng ngang sức ngang tài. Nhưng cuối cùng cũng có đội nhỉnh hơn và dành chiến thắng. Sau đó, tất cả đều nở nụ cười vì đây chỉ là cuộc chơi và họ đã cố gắng hết mình. Đua thuyền là cần tinh thần đồng đội cao, nỗ lực của tất cả mọi người. Lễ hội đua thuyền không chỉ mang tính giải trí mà nó còn mang giá trị nhân văn và dạy dỗ sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Vũ Quang Huy
8 tháng 3 2022 lúc 16:38

tham khảo

Tháng Giêng hàng năm, sau dịp tết nguyên đán, quê hương em lại rộn ràng mở lễ hội đầu năm. Cùng với phần lễ diễn ra ở chùa là phần hội được tổ chức ở sân đình, trong những trò chơi dân gian được tổ chức, đua thuyền là phần hội được đông đảo người dân quê em mong chờ nhất.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức ở khúc sông cuối làng. Trước khi cuộc thi bắt đầu, xung quanh mọi người đã tập trung đông đúc cổ động viên, khán giả đứng xem bên hai bờ sông, tiếng hò reo, tiếng trống, khèn làm cho không khí vô cùng náo nhiệt. Em và bố đứng trên triền đê cao nên có thể dễ dàng quan sát mọi hoạt động thi đấu bên dưới.

Hội thi có 5 đội tham gia thi đấu, trước giờ thi đấu, những con thuyền đã được tập trung ở vạch xuất phát. Những con thuyền đều được sơn màu đỏ, có đầu rồng ở mũi thuyền. Dấu hiệu giúp em và mọi người phân biệt giữa các đội là trang phục, có màu trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Mỗi đội có 7 đội viên, trên đầu đội viên đeo dải khăn màu tương đồng với trang phục, trên tay là những mái chèo dài, ai nấy đều hừng hực khí thế thi đấu.

Những bài Kể về một ngày lễ hội đua thuyền quê em

Sau tiếng còi báo hiệu của trọng tài, thuyền đấu bắt đầu xuất phát, trên những chiếc thuyền đấu, đội viên của mỗi đội đều dùng hết sức để đẩy mạnh mái chèo, những con thuyền lao nhanh vun vút trong tiếng hò reo của cổ động viên. Khi gần về đến đích, các đội đều cố gắng tăng tốc với mong muốn giành chiến thắng, trong suốt chặng đua, các đội thi đấu ngang tài ngang sức, các thuyền theo sát nhau. Tuy nhiên khi gần về đích, đội áo đỏ tăng tốc và vượt lên trước và giành giải nhất trong cuộc đua. Ngay khi con thuyền về đến đích, không gian xung quanh như vỡ òa trong tiếng hò reo.

Phần cuối của lễ hội đua thuyền là phần trao giải, mọi người tập trung ở đình làng để chúc mừng đội chiến thắng. Một ngày hội thành công diễn ra trong sự hào hứng, mong chờ của tất cả người dân quê em, lễ hội đua thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân ở quê em.
 

TV Cuber
8 tháng 3 2022 lúc 16:39

tham khảo

Tháng Giêng hàng năm, sau dịp tết nguyên đán, quê hương em lại rộn ràng mở lễ hội đầu năm. Cùng với phần lễ diễn ra ở chùa là phần hội được tổ chức ở sân đình, trong những trò chơi dân gian được tổ chức, đua thuyền là phần hội được đông đảo người dân quê em mong chờ nhất.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức ở khúc sông cuối làng. Trước khi cuộc thi bắt đầu, xung quanh mọi người đã tập trung đông đúc cổ động viên, khán giả đứng xem bên hai bờ sông, tiếng hò reo, tiếng trống, khèn làm cho không khí vô cùng náo nhiệt. Em và bố đứng trên triền đê cao nên có thể dễ dàng quan sát mọi hoạt động thi đấu bên dưới.

Hội thi có 5 đội tham gia thi đấu, trước giờ thi đấu, những con thuyền đã được tập trung ở vạch xuất phát. Những con thuyền đều được sơn màu đỏ, có đầu rồng ở mũi thuyền. Dấu hiệu giúp em và mọi người phân biệt giữa các đội là trang phục, có màu trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Mỗi đội có 7 đội viên, trên đầu đội viên đeo dải khăn màu tương đồng với trang phục, trên tay là những mái chèo dài, ai nấy đều hừng hực khí thế thi đấu.

Những bài Kể về một ngày lễ hội đua thuyền quê em

Sau tiếng còi báo hiệu của trọng tài, thuyền đấu bắt đầu xuất phát, trên những chiếc thuyền đấu, đội viên của mỗi đội đều dùng hết sức để đẩy mạnh mái chèo, những con thuyền lao nhanh vun vút trong tiếng hò reo của cổ động viên. Khi gần về đến đích, các đội đều cố gắng tăng tốc với mong muốn giành chiến thắng, trong suốt chặng đua, các đội thi đấu ngang tài ngang sức, các thuyền theo sát nhau. Tuy nhiên khi gần về đích, đội áo đỏ tăng tốc và vượt lên trước và giành giải nhất trong cuộc đua. Ngay khi con thuyền về đến đích, không gian xung quanh như vỡ òa trong tiếng hò reo.

Phần cuối của lễ hội đua thuyền là phần trao giải, mọi người tập trung ở đình làng để chúc mừng đội chiến thắng. Một ngày hội thành công diễn ra trong sự hào hứng, mong chờ của tất cả người dân quê em, lễ hội đua thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân ở quê em.
 

Thanh Thảo
Xem chi tiết
Trần Mai Quyên
20 tháng 4 2020 lúc 20:24

Bộ VH-TT&DL yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức cá nhân liên quan tới di sản văn hoá phi vật thể này phải thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.

Lễ hội đua bơi đã có truyền thống trên dòng sông Kiến Giang có từ lâu và được tổ chức sau mùa vụ nông nhàn của bà con nhân dân huyện Lệ Thủy.

Đây cũng có thể là một lễ hội mừng lúa mới hay là lễ hội cầu mùa và làng nào về nhất lễ hội này thì năm đó cả làng sẽ được mùa, may mắn…

Sau cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và dân gian đã có câu rằng: "Dù ai đi đâu về đâu/Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay...”.

Có thể nói, Lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Quảng Bình được tổ chức hằng năm.

Điều đọng lại trong lòng du khách đó là những hình ảnh “trai bơi gái đua” cố gắng hết mình trên toàn quãng đường đua hàng chục km và có một điều đặc biệt là họ chưa bao giờ bỏ cuộc đua dẫu về cuối bảng.

Từ rạng sáng ngày Tết Độc lập (2/9) các thuyền lần lượt nối đuôi nhau diễu hành trên sông, sau đó các thuyền bơi đua xếp hàng vào vị trí xuất phát.

Giây phút hồi hộp nhất là thời khắc buông phao, điểm náo nhiệt nhất trong cuộc đua, với tiếng trống liên hồi, tiếng mõ gõ nhịp, tiếng hô quyết tâm của các trai bơi, tiếng hò reo của lớp lớp người trên hai bờ sông động viên trai bơi, gái đua.

Cuộc đua diễn ra, dọc hai bên bờ sông, người người đứng chen chân để xem trên đường đua có những cuộc giành giật, bứt phá ngoạn mục, bất ngờ, hấp dẫn của các đội. Khi thuyền đua đến khúc sông nào thì trên cả hai bờ sông, người có nón vẫy nón, người cầm mũ ngoắt mũ... cổ vũ cuồng nhiệt.

Có người nhào cả xuống sông khoát nước cho trai bơi, gái đua để động viên, tạo niềm hưng phấn cho các tay đua trên đường bơi. Cùng với bọt nước tung toé, sóng nước dậy sóng thì nhấp nhô nón trắng, mũ màu, cờ hoa tạo nên một không gian lễ hội thật rộn ràng, xốn xang lòng người…

SƯ TỬ LALA
Xem chi tiết
Luu Nhat Minh
21 tháng 4 2020 lúc 20:30

leoiduathuyendienraosong

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
21 tháng 4 2020 lúc 20:30

Bài tham khảo 7: Lễ hội đua thuyền

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Khách vãng lai đã xóa
phtvs
21 tháng 4 2020 lúc 20:34

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Tuy nhiên, trong đó trò đánh đu vẫn được sự chú ý của đông đảo bà con.

Đánh đu là một trò chơi phổ biến ở các dân tộc phía Bắc. Mỗi dịp lễ tết, đánh đu là trò chơi không thể thiếu của bà con buôn làng.

Trong trò chơi này, ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Trên khoảng đất rộng, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Thế nhưng, ai cũng hào hứng và cố nhún càng mạnh để đẩy đu lên cao nhất để giành phần thưởng.

Bên dưới, mọi người nhiệt tình cổ vũ và hò reo náo nhiệt, tiếng cồng, tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hoà cùng tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc tưng bừng chào đón năm mới.

Khách vãng lai đã xóa