Những câu hỏi liên quan
Phạm thanh vân
Xem chi tiết
nguyễn như thảo nguyệt
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 12 2021 lúc 13:41

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

A. Luật giáo dục và đào tạo.

B. Luật trẻ em.

C. Luật giáo dục nghề nghiệp.

D. Luật giáo dục.

Câu 2: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .

B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.

C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 3 : Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.

B. 40 tuổi vẫn được đi học.

C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.

B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.

C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu 5: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?

A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.

B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.

C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.

D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.

lạc lạc
29 tháng 12 2021 lúc 13:43

Câu 6: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

A. Bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Dân chủ.

D. Công khai.

Câu 7: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?

A. Vai trò của tự học.

B. Vai trò của tự nhận thức.

C. Vai trò của việc học.

D. Vai trò của cá nhân.

Câu 8: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?

A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.

B. Đường hàng không, đường bộ.

C. Đường thủy, đường hàng không.

D. Cả A và B.

Câu 9: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 100.000đ - 300.000đ.

B. 100.000đ - 150.000đ.

C. 100.000đ - 200.000đ.

D. 100.000đ - 250.000đ.

Câu 10: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?

A. 30.000đ - 400.000đ.

B. 50.000đ - 400.000đ.

C. 60.000đ - 400.000đ.

D. 70.000đ - 400.000đ.

Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?

A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 12: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?

A. 100.000đ - 150.000đ.

B. 100.000đ - 200.000đ.

C. 200.000đ - 300.000đ.

D. 200.000đ - 400.000đ.

Câu 13: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A,B, C.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 15 : Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luậ

lạc lạc
29 tháng 12 2021 lúc 13:45

đề này giống đề ôn thế - giống đề mk cô giáo gửi cho chj trên power pont

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 10:34

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

Namikaze Minato
Xem chi tiết
Thỏ Ruby
25 tháng 7 2018 lúc 20:54

  Nhân hóa                : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh                  : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

Chúc bạn hok tốt nhé!

TAKASA
10 tháng 8 2018 lúc 11:00

 Bài làm : 

Nhân hóa      : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh        : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

Thắng2k9 Lê
Xem chi tiết
Pika Pikachu
Xem chi tiết
gjgjgf
24 tháng 7 2018 lúc 20:15

Là tui ko bít

Đỗ Phương Linh
24 tháng 7 2018 lúc 20:16

3 biện pháp tu từ là : So sánh , nhân hóa , ẩn dụ , ...

Các biện pháp tu từ

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

5. Nói quá

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
14 tháng 6 2018 lúc 11:41

- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:

     + Còn che dấu khuyết điểm của bạn.

     + Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng...

     + Còn trốn học.

- Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:

     + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người...

     + Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;

     + Chưa đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.

- Biện pháp khắc phục:

     + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức như che dấu khuyết điểm của bạn, trao đổi khi làm bài...

     + Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm;

     + Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.

- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ, bởi em biết đó là một gói hàng chứa những điều phạm pháp, nên công an mới rượt đuổi và người phụ nữ cố tình giấu đi.

- Người phụ nữ làm một việc xấu xa, buôn bán đồ quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí.

Xem chi tiết

Các biểu hiện chưa tốt về mặt đạo đức của em và tập thể lớp là  :  trong lớp chưa thực sự chăm chú nghe cô giảng bài,chưa thực sự trung thực trong các bài kiểm tra,còn xem tài liệu,quay cóp trong giờ kiểm tra,....

Các biểu hiện chưa tốt về mặt pháp luật của em và tập thể lớp là  :  còn xảy ra các vấn đề trộm cắp,xô xát,đánh nhau trong giờ ra chơi,còn đi xe đạp điện vào trong sân trường,.........

Ta có các biện pháp khắc phục là  :  trong lớp cần tập trung chú ý nghe giảng,không giở tài liêu,quay cóp trong giờ kiểm tra,.....

cần đoàn kết,tránh chia rẽ bè phái,tuân thủ các biện pháp an toàn để phòng trống tai nạn giao thông ngoài ý muốn,.........

   chúc bn học tốt !!! yeu

Lê Minh Hiếu
11 tháng 1 2021 lúc 9:59

- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:

     + Còn che dấu khuyết điểm của bạn.

     + Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng...

     + Còn trốn học.

- Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:

     + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người...

     + Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;

     + Chưa đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.

- Biện pháp khắc phục:

     + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức như che dấu khuyết điểm của bạn, trao đổi khi làm bài...

     + Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm;

     + Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 4 2018 lúc 6:50
 
SST Lĩnh vực Tên văn bản Pháp luật về kinh doanh Pháp luật về văn hóa Pháp luật về xã hội
1 Hiến pháp     X  
2 Luật Giáo dục   X  
3 Luật Di sản văn hóa   X  
4 Pháp lệnh Dân số     X  
5 Luật Doanh nghiệp X      
6 Bộ luật Lao động     X  
7 Luật Đầu tư X      
8 Luật Phòng, chống ma túy     X  
9 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm     X  
10 Luật Thuế thu nhập cá nhân X