Cuộc vui cô đơn
vui vẻ,nhưng hơi cô đơn vì không có bạn
Em và các bạn đến thăm cô giáo khi cô bị ốm. Cô rất vui và ân cần dặn dò từng bạn. Em hãy ghi lại cuộc đối thoại giữa các em và cô giáo. siêu ngắn nha
Đối với mình, cô giáo dặn cả lớp trên thư gửi Gmail như sau:
1. Học bài và làm bài đầy đủ.
2. Siêng năng chăm học mỗi ngày, tập trung nghe giảng.
3. Phải xin lỗi người khác khi mình có lỗi.
4. Luôn thật thà, dũng cảm, trung thực.
5. Luôn thông minh, sáng tạo mỗi ngày.
6. Giúp đỡ bố mẹ, chăm làm, kể cả những người khó khăn nhất.
7. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường.
8. Yêu thầy cô, mến bạn. Luôn đoàn kết với tập thể lớp.
9. Nói từ tốn, nhẹ nhàng.
10. Ngoan ngoãn, nghe lời những người thân.
Cô chúc các em có một ngày tốt đẹp nhất.
Lớn lên em sẽ trở thành một người có ích.
Nếu là nề nếp cô thường dặn sau khi cô ốm.
1. Không nói tục chửi bậy
2. Lễ phép với người lớn tuổi hơn mình.
3. Không giả dối người khác, phải nói thật.
4. Làm theo yêu cầu cô giáo đề ra. Không nên làm theo người lạ khi chưa rõ lí do.
Các em nhớ nhé.
em và các bạn đến thăm cô giáo lúc cô bị ốm cô rất vui và ân cần dặn dò từng bạn em hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc đối thoại giữa các em và cô giáo
m : E chào cô !
Cô : ủa , ........ ( điền tên pn ) đấy àk ? e tới đây có chuyện j thek ?
Em : Dạ, e tới để thăm cô ạk
Cô : Cô cảm ơn em nhé :)
Em : Vâng , kcj ạk ! Mà cô đỡ chưa ạk ?
Cô : Cô khỏe hơn r` , camon e nhé :) !!!!
Em : bao h cô đi dạy lại vậy ?
Cô : chắc là mai đó em
Em : ồ , vậy thì tốt quá
Cô : :) cả lp vẫn hok tốt chứ
Em : Vâng ạk , cả lp vẫn hok tốt :)
Cô : vậy thì ổn rồi :) cô cứ sợ ...........
Em : ( cười ) hjhj :)) , dạ cx muộn r` e đi về nhé cô !
Cô : Ở lại chơi đã !
Em : Dạ thôi ạk
Cô : Ukm , thek e về cẩn thận nhs !
Em : Vâng , e chào cô
Cô : Uk chào em
E : Con chào cô ạ!
C : Ừ, cô chào con .
E: Gia đình có chút quà để tặng cô ạ!
C:Ừ, cô cảm ơn, con để lên trên bàn kia hộ cô.
E: Cô dạo này có khoẻ không ạ?
C: Ừ, cô đỡ rồi. Vậy các bạn trên lớp thế nào rồi?
E: Dạ là bây giờ có cô dạy thay nhưng bọn con vẫn nhớ cô!!!
C: Ừ, thế là được rồi.
E : Thôi, cô nằm nghỉ đi, con đi pha trà cho...
Đây mới là P1
20-11 em chúc các thầy cô giáo luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống nha😄 😄 😄
thứ gì mà vui vẻ có hai mà cô đơn không có ?
suy luận cho kỹ nha
Khi đã cảm nhận được ý nghĩa tình bạn qua những câu nói về tình bạn này, thì xin các bạn lưu ý rằng: Cuộc sống bận rộn thật, nhưng đừng lấy đó là lý do biến các bạn thành những con người vô tâm. Vì sẽ có những lúc cô đơn hay có những niềm vui, các bạn sẽ chẳng có ai để mà sẻ chia nữa đâu.
Tôi có tên gọi là Yumi bởi tôi có 1 tâm hồn lang thang, trong sáng. Tâm hồn tôi có lúc cũng bị sự cô đơn, yếu đuối che đi. Lúc nào tôi cũng nghĩ 'Sao mình lại yếu đuối thế này' và tôi cũng cố để mạnh mẽ lên. Tôi muốn có 1 cuộc sống hạnh phúc và sự quyết tâm hoàn thiện bản thân để làm nên điều mà tôi muốn, đó chính là sự mạnh mẽ. Hãy sống trong niềm vui, hạnh phúc chứ đừng ràng buộc chính bản thân mình sống trong sự cô đơn, lạnh lẽo.Đó là thử thách cho chính bản thân của bạn! Thanks
THÊM VÀI Ý NỮA THÌ NẮM CHẮC CON 10 TRONG TAY
Cho mình hỏi bài văn này được mấy điểm để mai mình thi
những câu nói của bạn đều chứa một ý nghĩ rất hay , làm bạn mình nhé Yumi
Các bạn hãy giúp mình làm bài này nha!
Viết một bài văn :
Đề 1: Kể lại một chuyến về quê.
Đề 2: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
Đề 3: Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
Đề 4: Kể về một chuyến ra thành phố.
Cô giáo mình bảo chỉ đc tham khảo trên mạng thôi chứ ko đc chép văn mẫu.
Các bạn giúp mình nha!!!
1.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
2.Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.
Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.
Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ... Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh ...... đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc.
Rồi chúng em quây quần bên cánh võng, nghe bà kể về những kỉ niệm trong đời hoạt động cách mạng của mình; kể về chú Quang, người con trai yêu quý. Cảnh tượng bà cháu sum vầy thật vui vẻ và ấm cúng.
Từ giã bà Phan, chúng em sang thăm chú Hiển. Chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón chúng em. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú Hiển vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn.
Theo lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế, chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Chú hướng dẫn cho vợ con đan lát những mặt hàng thủ công mĩ nghệ bằng mây, tre, lá. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho mọi nhà.
Chúng em nhận giúp đỡ gia đình chú đã hơn nửa năm nay nên đến nhà chú thấy việc là làm. Nhóm nữ giúp cô Hồng dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, Bạn Thủy, bạn Dung hướng dẫn hai em con chú Hiển giải những bài toán khó. Chúng em quyên góp tiền mua tặng sách vở và một số đồ dùng học tập cho hai em. Chú Hiển nói lên ước nguyện của mình là cố gắng nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Với tình hình sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình của chú, điều ấy quả thật chẳng dễ chút nào. Nhưng chúng em tin rằng với tinh thần phấn đấu và quyết tâm cao, ước vọng của chú sẽ thành hiện thực.
Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ kết thúc tốt đẹp. Trên đường về, chúng em bàn bạc để tìm cách giúp đỡ các gia đình ấy sao cho có hiệu quả hơn. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc nhắc nhở chúng em sống sao cho có nghĩa có tình đối với những người có công với đất nước. Em càng hiểu sâu sắc hơn về lòng biết ơn - nền tảng đạo đức, đạo lí truyền thống của dân tộc ta.
3.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đáy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đáy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ.
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, trên là núi, dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.
Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột dé làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng uy quyền của vua chúa. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻcương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng em dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không đủ thời gian để leo núi nên chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều người lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư. chúng em được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp em suốt những ngày sau đó.
Nhân ngày 20-11,em là hs mới tại HOC24 ạ.Em kính chúc quý thầy cô luôn luôn mạnh khỏe,thành công trong cuộc sống,luôn luôn vui vẻ,sức khỏe dồi dào,chúc cô luôn xih đẹp,chúc thầy luôn dạy giỏi ạ.Chúc thầy cô thật vui vẻ trong ngày Hiến Chương Các Nhà Giáo ạ!! Và có một ngày được hs tặg nhiều quà
Chúc mừng 20-11 chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe