Tại sao Lý Công Uẩn là vị vua anh minh
Tại sao Lý Công Uẩn ko cầm quân đánh giặc như Quang Trung,Lê Lợi mà vẫn được coi là vị vua sáng chói trong lịch sử nước ta ?
Vì Lý Công Uẩn là vị vua mang lại thái bình, đem cuộc sống no ấm đến nhân dân nên là vị vua sáng chói trong lịch sử nước ta.
"Lí Công Uẩn quả thật là một vị vua anh minh và tài giỏi! Có thể khẳng định như vậy là bởi, khi lên ngôi, ông đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cho việc phát triển của đất nước ta. Đó là quyết định dời đô. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La là vì xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp, nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân. Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương, là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô. Xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Mảnh đất này cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Đó quả thật là một quyết định sáng suốt. Tóm lại Lí Công Uẩn dời đô là do kinh đô cũ không còn phù hợp và ông tìm thấy mảnh đất phù hợp hơn."
1.Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên
2.Nêu suy nghĩ của em về nội dung ấy
Nội dung : Đưa ra những suy nghĩ , cảm nhận của tác giả đối với việc dời đô của vua Lý Công Uẩn.
suy nghĩ của em : đó là sự kính trọng , tự hào , nghưỡng mộ cái tài năng lo dân lo nước của toàn mọi người đối với vị vua tài giỏi .
Tại sao vua Lý Công Uẩn lại chọn thành Đại La ? Tại sao rời Chiếu Dời Đô ?
Vì Đại La có địa thế thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước còn Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đã hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Việc dời đô về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn, tạo đà phát triển cho đất nước
Lý do Lý Công Uẩn chọn Đại La làm kinh đô mới là: Đại La là nơi hội tụ hiếm có của vị trí,địa thế,phong thủy,kinh tế,giao thương và văn hóa :"Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam,bắc,đông,tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng;dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật phong phú tốt tươi,.... Lại là vùng đất mà Cao Vương đã từng định đô.Bởi thế Đại La xứng đáng là nơi "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"Sự thắng thế của Đại La so với cố đô Hoa Lư là qua rõ ràng.Việc ông không chọn Kinh Bắc-quê hương ông mà chọn Đại La thể hiện cái thế mạnh bậc nhất của nó và cũng là vì lợi ích của muôn dân,tránh được cái nhìn thiển cận,ích kỉ của người xưa.
Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:
- Địa thế của Đại La thuận lợi về:
+ Kinh tế
+ Giao thương
+ Văn hóa
+ ...
→ Thích hợp phát triển đất nước lâu dài.
- Ông cho rằng Hoa Lư:
+ Là vùng "thành hẹp, đất thấp"
+ Địa hình không luận lợi
→ Hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
⇒Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển của đất nước.
tại sao lý công uẩn được suy tôn làm vua
Vì ông là người có họ, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi. Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Lê, suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua
Vị vua đầu tiên có công sáng lập ra nhà Lý là? A. Lý Chiêu Hoàng. B. Lý Công Uẩn. C. Lý Phật Mã. D. Lý Càn Đức.
Tại sao Vua Lý Công Uẩn rời Đại Lư ra Thăng Long vào năm nào?
TL:
Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên
HT
Cậu có thể xem trong sách giáo khoa lịch sử địa lý chứ đánh ra lâu lắm (trang 30)
cho biết lý công uẩn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào. tại sao lý công uẩn quyết định dời đô từ hoa lư ra đại la
trình bày về tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương dưới thời lý
Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua
Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời
mk mún giúp bạn ý 2 lắm mà mk ko bít vẽ hình trong cái web này.
- Vào năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê vì vua ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua. Từ đó thì nhà Lý được thành lập.
+ Vì kinh đô Hoa Lư xa và hẻo lánh, trong khi đó, Đại La có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí: Địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước.
- Về việc tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương: Vua đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.
+ Về việc tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương: Nhà Lý đã chia cả nước thành 24 lộ, phủ (Ở miền Bắc gọi là Châu), đặt ra các chức Tri Phủ, Tri Châu, giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã .
* LƯU Ý: Bạn có thể vẽ theo sơ đồ nếu thầy/cô giáo yêu cầu nhé !
Viết đoạn văn diễn dịch trình bày luận điểm sau :''Lí Công Uẩn là 1 vị vua anh minh , có tầm nhìn xa trông rộng."
Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Về Lí Công Uẩn, theo lịch sử ghi chép lại thì ông là một tướng tài dưới thời nhà Lê. Ông thông minh, nhân ái túc trí đa mưu, lập được nhiều chiến công cho đất nước. Vì thế khi triều đại nhà Lê mục nát và sụp đổ, ông đã được triều thần và nhân dân tôn lên làm vua, lập thành triều đại nhà Lý. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Do vậy, ông đã biết học tập theo các vị trước đã dời đô như nhà Thương, nhà Chu. Song, ông đúng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên nhà vua đã thấy được "Thành Đại La- kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đứng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Rõ ràng trong lập luận của tác giả, ta không hề nghe đến quyền lợi của một cá nhân nào mà chỉ vì trăm họ. Một nơi lý tưởng để đóng đô, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội mà đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Thông thường, một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh và được toàn dân đón nhận một cách trang trọng nhưng ở đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành. Câu cuối cùng của bài chiếu như một lời tâm sự, như một lời nói của những người ngang hàng: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Quần thần và nhân dấn nghe bài chiếu này không hề có tâm trạng hoang mang hay cảm giác sợ hãi bởi lẽ nó thấu tình đạt lí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, ngôn từ lắng đọng, cô đúc, có sức thuyết phục lâu bến. Người nghe như thấy được vận mệnh lịch sử, tương lai con cháu sau này nhờ việc dời đô. Quả thật Lí Công Uẩn là một vị vua thông minh, sáng suốt, anh minh.
Lí Công Uẩn là một vị vua anh minh , có tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã nhận ra địa thế ''rồng cuộn hổ ngồi '' của thành Đại La (Thăng Long) và sự chật hẹp, cô lập của kinh đô Hoa Lư. Chứng tỏ ,Lí Công Uẩn là người am hiểu về địa lí. Ông còn là người hiểu biết , thông thạo về lịch sử. Trong bài '' Chiếu dời đô'' ,ông đã lấy ví dụ về việc dời đô của nhà Thương ,nhà Chu để làm gương bởi nhà Thương ,Chu đều là những triều đại phồn thịnh, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc . Ông còn phê phán việc nhà Đinh , nhà Lê không chịu dời đô , cứ đóng đô ở Hoa Lư chật hẹp. Vì vậy , nên triều Đinh , Lê không tồn tại được lâu . Ngoài ra, Đại La cũng là kinh đô cũ của Cao Vương . Theo Lí Công Uẩn , việc dời đô là thực sự cần thiết , rất quan trọng với vận mệnh đất nước. Nhờ kinh nghiệm của mình, ông đã dự đoán được sự thuận lợi của thành Đại La , giúp đất nước phát triển phồn thịnh.
Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Về Lí Công Uẩn, theo lịch sử ghi chép lại thì ông là một tướng tài dưới thời nhà Lê. Ông thông minh, nhân ái túc trí đa mưu, lập được nhiều chiến công cho đất nước. Vì thế khi triều đại nhà Lê mục nát và sụp đổ, ông đã được triều thần và nhân dân tôn lên làm vua, lập thành triều đại nhà Lý. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Do vậy, ông đã biết học tập theo các vị trước đã dời đô như nhà Thương, nhà Chu. Song, ông đúng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên nhà vua đã thấy được "Thành Đại La- kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đứng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Rõ ràng trong lập luận của tác giả, ta không hề nghe đến quyền lợi của một cá nhân nào mà chỉ vì trăm họ. Một nơi lý tưởng để đóng đô, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội mà đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Thông thường, một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh và được toàn dân đón nhận một cách trang trọng nhưng ở đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành. Câu cuối cùng của bài chiếu như một lời tâm sự, như một lời nói của những người ngang hàng: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Quần thần và nhân dấn nghe bài chiếu này không hề có tâm trạng hoang mang hay cảm giác sợ hãi bởi lẽ nó thấu tình đạt lí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, ngôn từ lắng đọng, cô đúc, có sức thuyết phục lâu bến. Người nghe như thấy được vận mệnh lịch sử, tương lai con cháu sau này nhờ việc dời đô. Quả thật Lí Công Uẩn là một vị vua thông minh, sáng suốt, anh minh.
Nguyên nhân triều Lý thành lập?
A. Vua Lê mất, hết con cháu nối dõi, triều thần đề cử Lý Công Uẩn làm vua
B. Vua Lê bị chán ghét, khi mất 1009 triều thần đề cử Lý Công Uẩn làm vua.
C. Vua Lê để mất nước, Lý Công Uẩn giành lại được và nhân dân tôn làm vua.
D. Đất nước bị quân Tống xân lược, nhân dân đề cử Lý Công Uẩn làm vua.
b nhaaaaaaaaaa