đặc điểm lực kéo của ròng rọc là gì vậy
ròng rọc cố định kết hợp ròng rọc động để kéo 1 vật có khối lượng 50 kg lên 5m. Bỏ qua khối lượng ròng rọc và dây. Tính công của lực kéo khi bỏ qua ma sát? Do có ma sát nên lực kéo là 300 N. Tính hiệu suất của hệ thống ròng rọc?
Bn ơi, bn xem lại đề bài xem có chỗ nào sai ko nhé!
- Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình 16.3 và ghi kết quả đo được vào bảng 16.1.
Lực kéo vật lên trong trường hợp | Chiều của lực kéo | Cường độ của lực kéo |
Không dùng ròng rọc | Từ dưới lên | ... N |
Dùng ròng rọc cố định | ... N | ... N |
Dùng ròng rọc động | ... N | ... N |
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định như hình 16.4. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chỉ của lực kê vào báng 16.1.
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động như hình 16.5. Kéo từ từ lực kế. Đọc và ghi số chi của lực kế vào bảng 16.1.
Học sinh tự làm thí nghiệm kiểm tra và điền vào bảng kết quả thu được.
Ví dụ: Kết quả thực nghiệm tham khảo:
Lực kéo vật lên trong trường hợp | Chiều của lực kéo | Cường độ của lực kéo |
Không dùng ròng rọc | Từ dưới lên | 4N |
Dùng ròng rọc cố định | 4N | 4N |
Dùng ròng rọc động | 2N | 2N |
Lực kéo vật lên trong trường hợp | Chiều của lực kéo | Cường độ của lực kéo |
Không dùng ròng rọc | Từ dưới lên | 4N |
Dùng ròng rọc cố định | 4N | 4N |
Dùng ròng rọc động | 2N | 2N |
tóm tắt
P=100N
h=8m
________
a)F=?
b)F'=55N
H=?
giải
a)vì sử dụng ròng rọc động nên
\(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{100}{2}=50\left(N\right)\)
b)công để kéo vật lên cao 8m là
Aci=P.h=100.8=800(J)
vì sử dụng ròng rọc động nên
s=h.2=8.2=16(m)
công để kéo vật khi có ma sát là
Atp=F'.s=55.16=880(J)
hiệu suất của ròng rọc và sự ma sát của ròng rọc là
\(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}\cdot100\%=\dfrac{800}{880}\cdot100\%=90,9\left(\%\right)\)
dùng ròng rọc để kéo 1 vật nặng 500N lên cao 2m .Thông tin nào sau đây là đúng ?
A.công của lực kéo sợi dây ròng rọc ít nhất là 1000j
B.cả 3 phương án đều đúng
C.Lực kéo của sợi dây ròng rọc ít nhất là 500N
D.Ròng rọc dịch chuyển 4m
Dùng ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực và thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=500N\Rightarrow F=\dfrac{1}{2}=250N\\s=2m\Rightarrow h=2s=4m\end{matrix}\right.\)
Công kéo vật:
\(A=F\cdot s=250\cdot4=1000J\Rightarrow A\) sai
Chọn D
dùng ròng rọc để kéo 1 vật nặng 500N lên cao 2m .Thông tin nào sau đây là đúng ?
A.công của lực kéo sợi dây ròng rọc ít nhất là 1000j
B.cả 3 phương án đều đúng
C.Lực kéo của sợi dây ròng rọc ít nhất là 500N
D.Ròng rọc dịch chuyển 4m
Dùng ròng rọc động cho ta lợi hai làn về lực và thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}F=\dfrac{1}{2}P=\dfrac{1}{2}\cdot500=250N\\s=\dfrac{1}{2}h=\dfrac{1}{2}\cdot2=1m\end{matrix}\right.\)
Công kéo vật:
\(A=F\cdot s=250\cdot1=250J\)
Không có đáp án đúng.
dùng ròng rọc động để kéo một vật nặng 50n lên cao 2m.thông tin nào sau đây đúng
A.ròng rọc dịch chuyển 2m
B.lực kéo sợi dây ở ròng rọc động nhiều nhất là 25n
C.công của lực kéo sợi dây ròng rọc ít nhất là 1000j
D.cả 3 phương án đều đúng
Bài 1:
a) Em hãy cho biết hệ ròng rọc trên gồm những loại nào? Hệ ròng rọc trên được gọi là gì?
b)Dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật nặng lên cao cho ta lợi bao nhiêu lần về lực?
c) Dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật có khối lượng 120 kg lên cao thì ta dùng lực kéo ít nhất là bao nhiêu ?
a) Hệ thống ròng rọc như hình vẽ bao gồm:
- Ròng rọc cố định.
- Ròng rọc động.
Hệ thống ròng rọc trên được gọi là pa - lăng.
b) 1 ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực.
=> 3 ròng rọc động thì lợi 3 . 2 = 6 lần về lực.
Vậy dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật nặng lên cao cho ta lợi 6 lần về lực.
c) Dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật có khối lượng 120 kg lên cao thì ta dùng lực kéo ít nhất là:
120 : 6 = 20 (kg)
Đổi: 20 kg = 200 N
Vậy dùng hệ ròng rọc trên để kéo vật có khối lượng 120 kg lên cao thì ta dùng lực kéo ít nhất là 200 N
Kéo 1 vật nặng có trọng lượng 100 N lên cao 5m bằng 1 ròng rọc động
a. Tính lực kéo vật lên và quãng đường đầu dây dịch chuyển?
b. Thực tế do có ma sát nên phải kéo đầu dây 1 lực là 55 N. Tính hiệu suất của ròng rọc và lực ma sát của ròng rọc?
GIÚP TỚ VỚI Ạ,TỚ ĐANG CẦN GẤP Ạ
Tóm tắt:
\(P=100N\)
\(h=5m\)
=========
a) \(F_{kms}=?N\)
\(s=?m\)
b) \(F_{cms}=55N\)
\(H=?\%\)
\(F_{ms}=?N\)
a) Do sử dụng ròng rọc động nên sẽ có lợi hai lần về lực nhưng sẽ bị thiệt hai lần về quãng đường đi nên ta có:
\(F_{kms}=\dfrac{P}{2}=\dfrac{100}{2}=50N\)
\(s=2h=2.5=10m\)
b) Công có ích thực hiện được:
\(A_i=P.h=100.5=500J\)
Công toàn phần thực hiện được:
\(A_{tp}=F.s=55.10=550J\)
Hiệu suất của ròng rọc:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{500}{550}.100\%\approx90,\left(90\right)\%\)
Lực ma sát của ròng rọc:
\(F_{ms}=F_{cms}-F_{kms}=55-50=5N\)
Dùng một ròng rọc động để kéo một vật nặng 50kg từ mặt đất lên 20m
a. Tính lực kéo vật lên và quãng đường đầu dây dịch chuyển?
b. Thực tế do có ma sát nên phải kéo đầu dây 1 lực là 235 N. Tính hiệu suất của ròng rọc và lực ma sát của ròng rọc?
giúp tớ với tớ đang cần gấp:))
\(m=50kg\Rightarrow P=10.m=500N\)
Khi sử dụng ròng rọc động ta sẽ được lợi 2 lần về lực nhưng sẽ bị thiệt 2 lần về đường đi nên:
Lực kéo vật lên:
\(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{500}{2}=250N\)
Quãng đường đầu dây dịch chuyển:
\(s=2.h=2.20=40m\)
b.Công có ích thực hiện:
\(A_i=F.s=250.20==5000J\)
Công toàn phần thực hiện:
\(A_{tp}=F.s=235.40=9400J\)
Hiệu suất của ròng rọc:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{5000}{9400}.100\%\approx53,19\%\)
Công của lực ma sát:
\(A_{ms}=A_{tp}-A_i=9400-5000=4400J\)
Lực ma sát của ròng rọc:
\(A_{ms}=F_{ms}.s\Rightarrow F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{s}=\dfrac{4400}{40}=110N\)