Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 12 2019 lúc 4:25

1. Mở bài:

- Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.

2. Thân bài:

- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn.

- Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang.

- Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.

- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.

3. Kết bài:

Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng.

Kii
Xem chi tiết
Hoàng Giáng My Nguyễn
30 tháng 1 2023 lúc 18:42

2 khổ thơ đầu: 

          Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào,mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
     Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quên hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đặc biệt là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.Trong hình ảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết,khôn nguôi cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Trước hết tình yêu quê hương của tác giả đã được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong 2 câu thơ mở đầu bài thơ:
                                      "Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
                                    Nước bao vây ,cách biển nửa ngày sông."
        Hai câu thơ đầu là một lời giới thiệu thật ngắn gọn nhưng cũng thật đầy đủ về quê hương của mình từ không gian sinh sống đến công việc thường ngày. “Làng tôi” – một cách gọi quen thuộc nhưng đầy thân tình. Chỉ một cách gọi như vậy thôi nhưng cũng chan chứa biết bao nhiêu tình cảm thật sâu nặng. Sau hai tiếng “làng tôi” đó, người đọc lần lượt thấy rõ những đặc điểm của quê hương ấy.Quê hương là 1 làng chài,bốn bề sông nước"bao vây",một làng nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung"cách biển nửa ngày sông" Đó là một làng làm nghề đánh cá với truyền thống lâu đời.Con sông mà nhà thơ nhắc tới là sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn ,phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.Lời giới thiệu đó như ngân lên 1 cảm xúc tự hào,một nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối vs quên hương mình.Đối vs ông thì đó cũng là 1 làng chài nghèo như bao làng khác nhưng khi xa quê tác giả lại nhớ đến đau quặn lòng va da diết.
      Trong hoàn cảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Sau lời giới thiệu khái quát về quê hương,tác giả đã mở ra trước mắt người đọc hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong 1 khung cảnh thật đẹp.
                                  Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
   Một buổi lao động của dân chài nơi đây bắt đầu bằng 1 buổi sớm mai,trong 1 không gian khoáng đại,trong lành,yên ả vs bầu trời cao rộng trong xanh.Không gian lí tưởng vs trời yên biển lặng chính là niềm mong ước bao đời của người dân chài lưới quê ông khi ra khơi.Đây quả là 1 khung cảnh đẹp,một không gian cao rộng,một buổi ra khơi lí tưởng báo hiệu 1 ngày ra khơi đầy hứa hẹn.Trong khung cảnh đó hiện lên hỉnh ảnh những chàng trai khỏe khoắn,mạnh mẽ đang bơi thuyền để ra khơi đánh cá:
                                      Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
    Nổi bật giữa không gian đó chính là hình ảnh những con thuyền đang băng mình vượt lên phía trước với những bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài.Trong kí ức của nhà thơ,hình ảnh con thuyền ra khơi hiện lên rất mạnh mẽ :
                                      Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                                      Phăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang
    Bằng biện pháp so sánh con thuyền như con chiến mã và 1 loạt những động từ hăng,phăng,vượt như vẽ lên cho ta hình ảnh 1 con thuyền dũng mãnh,khỏe khoắn đang băng mình ra khơi.Phải chăng đó cũng là cái sức sông ,cái khí thế đầy tự tin ,kiễu hành của người dân làng chài nơi đây.Câu thơ giúp ta hình dung được sức sống mạnh mẽ,hùng tráng,đầy sinh lực như con tuấn mã của đoàn thuyền.Đó cũng chính là vẻ đẹp của người dân chài khỏe mạnh .
                                     Cánh buồm giương,to như mảnh hồn làng
                                     Rướn thân trăng bao la thâu góp gió..
     Hình ảnh nhân hóa cánh buồm rướn thân trắng giúp ta hình dung được cánh buồm no gió đẹp như con thiên nga giữa không trung bao la.Dường như sự nhiệt tình của con người đi chinh phúc đại dương được truyền qua cảnh vật.Cánh buồm là 1 vật hữu hình,cụ thể được so sánh với mảnh hồn làng là 1 hình ảnh vô hình,trừu tượng.Cách so sánh độc đáo,táo bạo,bất ngờ ấy làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc bỗng trở nên lớn lao.Cánh buồm trở thành linh hồn của quê hương là biểu tượng thiêng liêng của 1 vùng quê miền biển luôn in dấu trong sâu thẳm trái tim Tế Hanh trong suốt những năm xa nhà.
    Qua hình ảnh của tác giả,bức tranh quê hương hiện lên thật tươi đẹp,tràn đầy sức sống.Đó là vẻ đẹp của cuộc sống lao động đầy hứng khởi đang diễn ra hằng ngày trên miền biển.Qua bức tranh ta thấy ,ta cảm nhận được nỗi nhớ tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng cúng như niềm tự hào về vẻ đpẹ quê hương của chính nhà thơ:Cảm xúc ấy,tính chất ấy thấm đẫm trong từng câu, từng chữ ,từng hình ảnh.
     Nét đắc sắc, nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thú vị.Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào cả bài thơ.
      Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê. 

2 khổ thơ cuối:

        Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào, mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
        Theo bước chuyển của đoàn thuyền,tán thưởng của nhà thơ trở về bến đỗ ồn ào ,tấp nập,nhộn nhịp của quê mình:
                                 Ngày hôm sau,ồn ào trên bến đỗ
                                Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
                               "Nhờ ơn trời biển lặng ghe đầy ghe",
                                Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
      Cảnh sinh hoạt bến đỗ khiến cho làng chài quê vốn bình lặng nay trỗi dậy 1 sức sống mới.Lời cảm tạ chân thành thổi ra từ tận đáy lòng của những người dân chài lưới.Nhờ ơn trời mà cá đầy khoang thuyền,được mùa cá bà con lang chài vui sướng,trong niềm vui ấm no,hạnh phúc và thầm thốt lên lời cảm tạ đất trời đã cho biển lặng sóng êm ,cho "cá đầy khe".Nhà thơ còn nhớ như in hình ảnh những người dân chài từ xa trở về:
                                  Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
                                  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
   Chất mặn mòi của biển dường như đang quyện sâu thớ thịt của dân chài lưới khỏe mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Nỗi nhớ,tình yêu và niềm tự hòa của tác giả về vẻ đẹp của con người lao động chốn quê nhà.Nhớ ề quê hương tác giả không thể nào quên hình ảnh con thuyền đã gắn bó với người dân chài lưới quê ông bao đời:
                          Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
                          Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   Bằng nghệ thuật nhân hóa,nhà thơ đã thổi linh hồn vào con thuyền,khiến cho sự vật vô tri vô giác trở nên sinh động,có linh hồn có cảm xúc.Nhà thơ như đang sống trong cảnh vật để cảm thấu được linh hồn của chúng.Đó là cảm nhận rất tinh tế và rất riêng của 1 tâm hồn sâu nặng vs quê hương,yêu quê hương tha thiết.
                             " Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
                                Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."
    Hai câu thơ đầu nói đến những chàng trai làng chài có"làn da ngăm rám nắng"khỏa mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Họ mang theo hương vị biển.Hai chữ "nồng thở"rất thần tình làm nổi bật nhịp sống lao động hăng say,dũng cảm của những dân chài mang tình yêu biển.hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạng.Sau 1 chuyến ra khơi vất vả trở về,nó mỏi mệt nằm im trên bến.Con thuyền là 1 biểu tượng đẹp của làng chài,của những cuộc đời trải qua bao phong sương thử thách,bạo dạn dày sóng gió.Con thuyền được nhân hóa với nhiều yêu thương,vần thơ giàu cảm xúc.
      Qua bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

Kii
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 20:23

bài thơ phân tích 6 câu thơ là như nào em?

Tham khảo:

Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng. Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi?

Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng.

Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi. 

Trần Mạnh
25 tháng 2 2021 lúc 20:04

Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hướng về chủ đề Quê hương với “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó, bài thơ gắn với chủ đề Quê hương đã in dấu Tế Hanh trong lòng bạn đọc bởi hình ảnh người dân miền biển ra khơi.

Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.

Cảnh dân chài ra khơi được tập trung diễn đạt ngay sau khi tác giả giới thiệu chung về miền quê:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cáChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”

Lưu Quang Trường
25 tháng 2 2021 lúc 20:12

Bài thơ tui tự tạo: 

                Phân tích

         Đọc qua thơ phú Tế Hanh,

"Quê hương" trong những đêm ngày hanh khô.

         Đọc qua cái khổ thứ hai,

Sáng chiều chài lưới, quê hương biển trời.

         Hai đoạn trong khổ ngời ngời,

Minh họa buổi sáng, đẹp trời trong mơ.

         Đẹp trong từng phút ngẩn ngơ,

Dân người chài lưới, mồ hôi đầy đời.

         Thương sao trời biển cá mòi,

Ở đây, cá bạc, cá mòi đầy chum.

         Trời thương cho cá biển lành,

Thương người chài lưới, vì đời gánh vai.

                                           

       

Kii
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
28 tháng 2 2021 lúc 22:14

 Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài: "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:

         "Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.".

         Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang".

         "Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":

         "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".

         "Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.

Khách vãng lai đã xóa
Hà Thu Thuỷ
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
1 tháng 6 2020 lúc 18:14

1. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết:

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

 b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

c. Cảnh thuyền cá trở về bến:

- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.

- Hình ảnh dân chài:

Làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.

+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.

+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).

=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.

2. Khẳng định lại nỗi nhớ quê hương.

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi.

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
Xem chi tiết
♡♕ The Prince ♡
2 tháng 5 2019 lúc 22:17

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc.

☆☆《Lý Thiên Nguyệt 》☆☆
26 tháng 5 2019 lúc 23:17

Bạn tham khảo trong cuốn "Học luyện văn bản lớp 8" nha

Duyiuthu
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
5 tháng 1 2022 lúc 20:38

Có thể nói, quê hương là một trong những đề tài lớn mà nhiều văn nhân, thi nhân hướng đến. Mỗi tác phẩm viết về quê hương được sáng tạo đều mang những dáng dấp riêng, linh hồn riêng để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Đỗ Trung Quân từng tha thiết với quê hương qua những lời thơ đầy ngọt ngào: 

"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng vàng bay"

Đến với “Quê hương” của Tế Hanh, ta thật xúc động với những vần thơ đầy tha thiết của tác giả dành cho quê nhà khi tác giả đang học tập ở một thành phố xa quê. Đó là một bài thơ đượm hồn quê, tình quê và tiếng lòng nhớ quê da diết. Đọc 8 câu đầu bài thơ, ta như được bước vào một miền quê xứ sở, nơi có biển xanh, cắt trắng, nắng vàng, có những người dân vùng chài rất đỗi chất phác, hồn hậu.

"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

Những câu thơ mở đầu tác phẩm thật bình dị, qua lời giới thiệu của Tế Hanh, ta cảm nhận nơi gia đình tác giả đang sống là một làng quê cạnh biển, bốn về sóng nước vây quanh. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây mưu sinh, kiếm sống bằng nghề chài lưới. Phó từ “vốn” kết hợp với cụm danh từ” làm nghề chài lưới” đã cho thấy được nghề chài lưới trở thành một nghề truyền thống của nơi đây, được những người dân vùng chài giữ gìn và tiếp nối. Trong lời thơ, ta cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nhắc được làng nghề truyền thống của quê hương mình. Một nghề mưu sinh tuy vất vả, nhọc nhằn mà thấm đượm hồn quê hương, đặc trưng của miền biển.

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"

Một bức tranh lao động thật đẹp dần hiện ra giữa khung cảnh thanh bình của làng quê sau lời giới thiệu. Trạng ngữ chỉ thời gian kết hợp với các danh từ chỉ không gian "trời trong, gió nhẹ" như báo hiệu thời điểm đoàn thuyền ra khơi. Đó là một "sớm mai hồng", khi ông mặt trời thức giấc mở then cài của biển đêm bước đến, tỏa những tia nắng hồng xuống mặt nước long lanh, khi ấy cũng là lúc "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Công việc bắt đầu vào một sớm bình minh, một ngày mới mở ra, đoàn thuyền ra khơi với biết bao hy vọng trong hành trình chinh phục mẹ thiên thiên. Hình ảnh "dân trai tráng" gợi vẻ đẹp của những chàng trai với làn da ngăm thấm vị mặn mòi của biển, họ chân chất, thật thà với thân hình đầy rắn rỏi, cường tráng, mạnh mẽ, là đại diện tiêu biểu cho sức trẻ của những người lao động vùng chài. 

 

" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"

Những chiếc thuyền vốn nằm lặng im trên bến bãi giờ đây lại cùng người miệt mài "ra trận". Những cánh tay can trường, khỏe khoắn đang lèo lái con thuyền "vượt trường giang" để ra biển lớn. Hình ảnh so sánh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" thật độc đáo. Nó không chỉ gợi lên được sức lướt nhanh, nhẹ, mạnh mẽ của con thuyền giữa dòng nước mà còn gợi được sức mạnh, sự đoàn kết của những người lao động trong công cuộc vượt biển ra khơi. Chính nhờ bàn tay kiên cường, bản lĩnh và sức mạnh của mình mà "dân trai tráng" đã điều khiến con thuyền vượt qua sóng gió, băng qua thác ghềnh để chinh phục biển cả. Các tính từ mạnh như "hăng", “mạnh mẽ” kết hợp khéo léo với động từ mạnh "phăng", "vượt" gợi lên hình ảnh những con thuyền ra khơi tiến về phía trước trong tâm thế đầy chủ động, hứng khởi với sức mạnh như vũ bão của mình cũng chính như trái tim và nhiệt huyết, như chính lòng quyết tâm của những người lao động lúc ra khơi. 

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp giá"

Cánh buồm- hồn làng, hai hình ảnh được đặt trong thế so sánh ngang bằng đã cho thấy được vẻ đẹp của hồn quê hương trong lao động. Cánh buồm giờ đây không phải là một vật vô tri, vô giác, lặng lẽ trong không gian nữa mà nó là biểu tượng của linh hồn làng quê. Cánh buồm mang cả vị mặn mòi của biển cả, cả niềm tin và trái tim của những người dân chài vùng biển. Hình ảnh cánh buồm trắng "giương to" đón gió, rướn thân mình tiến về phía trước như chính đại diện cho hình ảnh những “dân trai tráng” đang tin yêu, tiến bước trong hành trình lao động của mình. Dù có khó khăn, sóng gió, dù có nhọc nhằn vẫn luôn tiến bước, hướng đến những điều tốt đẹp ở tương lai với những hy vọng mới.

Hồn thơ trong sáng, nhẹ nhàng mà bình dị của Tế Hanh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc thật gần gũi, thân thương như chính quê nhà của mình vậy. Đoạn thơ tuy ngắn gọn chỉ với 8 câu những bằng ngòi bút tinh tế của mình, Tế Hanh đã tái hiện lại một bức tranh lao động đẹp đẽ và tràn trề sức sống. Có lẽ chính những tình cảm chân thành và nỗi nhớ cội nguồn tha thiết đã thôi thúc tác giả viết nên những vần thơ thấm đượm tình người, tình quê như thế.

Hà Thu Thuỷ
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
1 tháng 6 2020 lúc 18:14

1. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết:

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

 b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

c. Cảnh thuyền cá trở về bến:

- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.

- Hình ảnh dân chài:

Làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.

+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.

+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).

=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.

2. Khẳng định lại nỗi nhớ quê hương.

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi.

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

Khách vãng lai đã xóa