MN giúp em vs ạ !
câu hỏi là trong những lần quẹt diêm lần nào là thật lần nào là giả
trong những lần quẹt diêm lại xen giữa thực tế và mộng tưởng,em thấy những lần nào là phù hợp với thực tế lần nào là ảo tưởng. Lấy ví dụ chứng minh. Giúp mình với đang cần gấp
==> Những cảnh đầu là những cảnh gần với sự thật, lúc em bé đang bị đẩy vào cảnh đói rét, không được như mọi người náo nức đón năm mới. Những cảnh sau, nhất là cảnh cuối cùng, là những ảo ảnh do em tưởng tượng nên, k có thực.
#Trang
"Em hãy cho biết có mấy lần em bé quẹt diêm,những hình ảnh mộng tưởng nào đã diễn ra?Khi diêm vụt tắt thực tế nào đã thay thế mọng tưởng?Những hình ảnh sau mỗi lần quẹt que diêm thể hiện những ước mơ nào của em em bé bán diêm?"Mọi người giúp mình với ạ,mình đang cần gấp <33
Thủ phap nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong những lần quẹt diêm và nêu tác dụng
Hãy chỉ ra những lần quẹt diêm của em bé trong trích đoạn trên. Các lần quẹt diêm đó có gì khác nhau?
mik đang cần gấp ạ
Em tham khảo:
Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm hoàn toàn hợp lí.
- Lần đầu tiên: trong giá lạnh căm căm của mùa đông, tuyết trắng đang bao trùm lấy em nên em ước có được lò sưởi để sưởi ấm cơ thể.
- Lần thứ 2: Suốt cả ngày em chưa được ăn bụng đang đói cồn cào è cái đói khiến em mơ ước đến một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.
- Lần thứ 3: Lúc này đang đêm giao thừa em ao ước có được đêm giao thừa thật đẹp như bao người khác è em mơ có một cây thông trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ .
- Lần thứ 4 và 5: em đang cô đơn, đang khao khát tình thương == em đã nghĩ đến bà đang mỉm cười, bà em to lớn và đẹp lão. Bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao.
==> Những cảnh đầu là những cảnh gần với sự thật, lúc em bé đang bị đẩy vào cảnh đói rét, không được như mọi người náo nức đón năm mới. Những cảnh sau, nhất là cảnh cuối cùng, là những ảo ảnh do em tưởng tượng nên, khôn có thực.
viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé bán diêm là những lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lí phù hợp với thực tế! giúp với ạ!!!
An-đéc-xen nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông luôn để lại những ấn tượng sâu đậm, những bài học sâu sắc cho các bạn nhỏ. Khi nhắc đến kho tàng truyện của ông ta không thể không nhắc đến truyện Cô bé bán diêm, một câu chuyện giàu giá trị nhân văn, nhân bản.
Truyện kể về số phận bi thương, bất hạnh của cô bé bán diêm. Cô bé vốn cũng có một gia đình hết sức êm ấm, hạnh phúc, với người bà hiện hậu, trong “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh”, nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ xa xôi. Người bà, người mẹ yêu thương em lần lượt đã qua đời, em sống với người bố trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn trên một căn gác tồi tàn, em phải đi bán diêm để kiếm sống.
Sự khốn cùng của em được tác giả đậm tô hơn nữa trong đêm giao thừa. Trong đêm đông lạnh giá, từng cơn gió thấu xương vù vù thổi, cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đang mang những phong diêm đi bán. Em không dám về nhà vì người cha nghiện rượu sẵn sàng đánh em nếu em chưa bán được gì. Em ngồi sát góc tường, mong mỏi mọi người rủ lòng thương mà mua cho mình.
An-đéc-xen đã xây dựng một loạt các hình ảnh tương phản, đối lập để làm nổi bật lên hoàn cảnh đáng thương của cô bé: ngôi nhà xinh xắn, ngập tình yêu thương chỉ còn trong quá khứ, hiện tại chỉ là tầng áp mái tồi tàn, với người cha luôn mắng chửi, đánh đập em; mọi người đang ngồi trong ngôi nhà sáng ánh đèn còn em một mình với bóng đêm, lạnh giá; trong mỗi căn nhà sực nức mùi ngỗng quay, mùi của gia đình hạnh phúc còn cô bé bụng đói cả ngày, cô đơn, buồn tủi. Với nghệ thuật tương phản tác giả đã làm rõ hơn nỗi bất hạnh của em. Cô bé không chỉ thiếu thốn, khốn khổ về vật chất mà con sống trong cảnh bị mọi người hờ hững, trong đó có cả bố – người đã sinh ra em.
Tác giả có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng thông qua các lần quẹt diêm của cô bé. Trong tác phẩm, cô bé quẹt diêm tất cả năm lần: lần một thấy chiếc lò sưởi, lần hai thấy ngỗng quay, lần thứ ba thấy cây thông, lần bốn thấy bà, lần năm em quẹt tất cả các que diêm còn lại để níu kéo người bà ở lại với mình. Trình tự quẹt diêm của em là hoàn toàn hợp lí, đi từ vật chất đến tinh thần: em muốn có lò sưởi, ngỗng quay bởi em đang phải chịu cái đói, cái lạnh; em thấy cây thông, người bà bởi nó gợi ra không khí gia đình ấm áp, tràn ngập tình yêu thương. Sự đan cài giữa hiện thực và mộng tưởng đem đến cho người đọc niềm xót xa, cảm thông sâu sắc trước số phận em bé. Những mộng tưởng của em bé đều xuất phát từ thực tế khổ đau: em mơ lò sưởi, bữa tiệc, cây thông,… vì em phải sống trong cảnh thiếu thốn, ngheo khổ. Em mơ thấy bà vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu tình yêu thương. Sau mỗi lần que diêm tắt là thực tế khắc nghiệt đổ ập vào em, khiến cho số phận của cô bé càng trở nên bất hạnh. Bởi vậy, em cố gắng quẹt những que diêm cuối cùng để níu kéo bà ở lại, để em được sống trong tình yêu thương. Nhưng cô bé cũng hiểu rằng, chỉ cần que diêm tắt đi thì hình ảnh bà cũng mất như tất cả những sự vật trước đó. Bởi vậy, em đã ước mình được đi cùng bà mãi mãi. Niềm mong ước của em vừa phản ánh khát khao được sống trong tình yêu thương, vừa thể hiện số phận bi kịch, bất hạnh của cô gái bé nhỏ, tội nghiệp.
Cái chết của cô bé cũng vô cùng thương tâm, gây ám ảnh với bạn đọc. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi người ai cũng vui vẻ, rạng rỡ nhưng em bé lại một mình chết ở xó tường, em chết vì lạnh, vì lòng người vô cảm không ai quan tâm, giúp đỡ em. Nhưng khi chết trên mặt em đôi má vẫn hồng, đôi môi như đang mỉm cười, vì em đã thoát khỏi cuộc sống bất hạnh, được đến với người bà yêu quý của mình. Thực tế đây là một cái kết mang tính chất bi kịch. Hạnh phúc với mỗi con người là ở thực tại, ở trần thế này nhưng em phải đến thế giới khác mới được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.
Tác phẩm được xây dựng một kết cấu phù hợp với diễn biến sự việc và tâm lí nhân vật. Nghệ thuật tương phản đối lập càng làm nổi bật hơn nỗi bất hạnh của em bé: mồi côi, trong đêm tối một mình lang thang bán diêm đối lập với đường phố rực rỡ ánh đèn, những người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc. Sự đan xen hài hòa hợp lí giữa hiện thực và mộng tưởng vừa làm rõ số phận bi thương, vừa khắc họa khát khao hạnh phúc của cô bé bán diêm.
Truyện Cô bé bán diêm thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. Truyện truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc
Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế (cái lạnh của mùa đông làm em ao ước có một lò sưởi để sưởi ấm)- Lần quẹt diêm thứ hai: + thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế (em đã nhịn đói nhiều ngày, nhìn thấy nhà nhà bày những đồ ăn ngon đón giao thừa, em lại càng thèm muốn)+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> thuần túy chỉ là mộng tưởng- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế (khi em nhớ về những ngày hạnh phúc bên bà, em được đón giáng sinh với cây thông noel)- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời -> thuần túy là mộng tưởng"Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại"
Mỗi lần em bé quẹt diêm là mỗi lần ngọn lửa lấp lánh những ánh sáng diệu kì. Theo em, ngọn lửa diêm trong văn bản Cô bé bán diêm có những ý nghĩa gì?
(1) Là hình ảnh lấp lánh nhất đem đến những ước mơ diệu kỳ.
(2) Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
(3) Là hình ảnh sáng ngời vẻ đẹp nhân văn, thể hiện lòng nhân ái, nhân đạo của tác giả.
(4) là ánh sáng thắp lên để cầu mong sự giúp đỡ giúp cô bé bớt cô đơn
(2) Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
chọn 2 Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
Mn giúp với !!
Hãy Chứng minh rằng Những mộng tưởng của cô bé bán diêm là những lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lí phù hợp với thực tế và tâm lí.
lần 1:cô mơ thấy lò sưởi là cô đag rét
lần 2:cô mơ thấy bàn ăn là cô đang đói
lần 3:cô mơ thấy cây thông nô-en là cô muốn đc vui chơi
lần 4: muốn bên bà
- Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế (cái lạnh của mùa đông làm em ao ước có một lò sưởi để sưởi ấm)
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế (em đã nhịn đói nhiều ngày, nhìn thấy nhà nhà bày những đồ ăn ngon đón giao thừa, em lại càng thèm muốn)
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> thuần túy chỉ là mộng tưởng
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế (khi em nhớ về những ngày hạnh phúc bên bà, em được đón giáng sinh với cây thông noel)
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời -> thuần túy là mộng tưởng
"Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại"
- Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế (cái lạnh của mùa đông làm em ao ước có một lò sưởi để sưởi ấm)
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế (em đã nhịn đói nhiều ngày, nhìn thấy nhà nhà bày những đồ ăn ngon đón giao thừa, em lại càng thèm muốn)
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> thuần túy chỉ là mộng tưởng
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế (khi em nhớ về những ngày hạnh phúc bên bà, em được đón giáng sinh với cây thông noel)
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời -> thuần túy là mộng tưởng
"Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại"
Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?
A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.
Trong văn bản cô bé bán diêm cô bé quẹt diêm mấy lần kể những lần hiên ra ( ai giúp mình đi )
Cô bé đã trải qua 4 lần quẹt diêm với những tưởng tượng lần lượt xuất hiện: - Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi - mong muốn lúc này có được sự ấm áp. - Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay - mong muốn được no bụng.
Trong văn bản cô bé bán diêm cô bé quẹt diêm mấy lần kể những lần hiên ra
Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi
- Lần quẹt diêm thứ hai: thấy bàn ăn có con ngỗng quay
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời
Lần 1. Lò sưởi
Lần 2. Ngỗng quay
Lần 3. Cây thông Noel
Lần 4. Người bà
@Bảo
#Cafe