Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nico_Robin0602
Xem chi tiết
18_ Võ Nhân Trí Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 11:03

Em tham khảo:

    Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen  là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Từ nhỏ cô đã mồ côi mẹ và bà, phải sống trong sự ghẻ lạnh của cha. Cha chưa bao giờ yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô cả. Hai cha con cô phải sống trên căn gác xép tồi tàn. cửa sổ hỏng hết phải nhét giẻ vào nhưng vẫn không bớt đi cái lạnh. Mặc dù chỉ là một cô bé nhỏ nhắn nhưng cô lại không được đi học mà phải đi bán diêm kiếm tiền phụ cha. Đêm 30 tết  cô không dám trở về nhà vì không bán được bao diêm nào nên sợ cha đánh mắng. Vì quá rét buốt nên cô đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Qua những lần đốt diêm ta thấy những ảo ảnh hiện ra. Phải chăng đó chính là những gì à cô bé đang khát khao muốn có được. Lần đốt diêm thứ 4 cô bé đã gặp lại người bà kính yêu. Vì muốn đi theo bà lên thiên đàng nên cô bé đã quẹt que diêm lần thứ 5. Vâng, đúng như ước muốn của cô, bà cũng xuất hiện và mang cô bé đi theo bà. Sáng sớm hôm sau người ta thấy cô bé chết cóng trên đường bên cạnh những que diêm. Chao ôi! Thế là cô gái ấy đã từ giã cõi trần gian đau khổ mà đến với một thế giới tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là một cái kết có hậu dành cho cô bé tội nghiệp. 

阮草~๖ۣۜDαɾƙ
Xem chi tiết
꧁๖ۣۜKα¢ɦĭ๖꧂  ( team gà c...
27 tháng 10 2019 lúc 20:05

I. Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:

Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của Andersen. Nhân vật chính của câu truyện - nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả
II. Thân bài:
1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :

Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sútKhông những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi điCô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tìnhTrong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêmNhững căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thươngQuần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốtĐi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bóGiỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữaSợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt 

2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:
Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm
Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiênn qua những lần cô bé quẹt diêm
a. Lần quẹt diêm thứ nhất:

Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần.Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm ápEm tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.

b. Lần quẹt diêm thứ hai:

Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùngMộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh soạn cùng gia đìnhKhi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng

c. Lần quẹt diêm thứ ba:

Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ. Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹnĐây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang hằng ao ước. Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản - được ấm, được no thì lần này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc - điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều khao khát

d. Lần quẹt diêm thứ tư:

Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở cheCó bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc

e. Lần quẹt diêm thứ năm:

Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất -  khao khát được giải thoát, được đến Thiên đường nowi có bà, mẹ những người luôn yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đoa cũng không còn khổ  đau, đói rét.

3. Thông điệp của tác giả

Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đờiPhê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.
Khách vãng lai đã xóa

I. Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:

Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của Andersen. Nhân vật chính của câu truyện - nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả
II. Thân bài:
1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :

Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sútKhông những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi điCô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tìnhTrong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêmNhững căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thươngQuần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốtĐi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bóGiỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữaSợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt 

2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:
Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm
Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiênn qua những lần cô bé quẹt diêm
a. Lần quẹt diêm thứ nhất:

Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần.Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm ápEm tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.

b. Lần quẹt diêm thứ hai:

Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùngMộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh soạn cùng gia đìnhKhi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng

c. Lần quẹt diêm thứ ba:

Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ. Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹnĐây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang hằng ao ước. Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản - được ấm, được no thì lần này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc - điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều khao khát

d. Lần quẹt diêm thứ tư:

Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở cheCó bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc

e. Lần quẹt diêm thứ năm:

Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất -  khao khát được giải thoát, được đến Thiên đường nowi có bà, mẹ những người luôn yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đoa cũng không còn khổ  đau, đói rét.

3. Thông điệp của tác giả

Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đờiPhê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.

III.Kết bài:

Nêu cảm nhận chung về nhân vật :

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn Andersen chính là một trong những nhân vật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong lòng biết bao thế hệ độc giả trên thế giới. Không chỉ góp phần đem lại một câu truyện độc đáo, nhân vật cô bé bán diêm còn để lại trong lòng chúng ta những dư âm sâu sắc về những bài học nhân sinh và thông điệp cuộc sống. Qua đó, ta cũng thấy đưoecj sự tài năng và tấm lòng nhân đạo của người cầm bút.

Khách vãng lai đã xóa
satoshi
27 tháng 10 2019 lúc 20:08

 Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

-----------

    Các em vừa tham khảo một số bài văn mẫu hay cảm nhận về nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Andersen mà Đọc tài liệu đã sưu tầm và chia sẻ. Hy vọng với những tài liệu này phần nào giúp được các em trong quá trình tìm hiểu tác phẩm cũng như làm các đề văn tương tự. Chúc các em học tốt !

 
Khách vãng lai đã xóa
Lưu Nhật Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 15:14

Em tham khảo nhé:

      Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm . Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ(Từ tượng hình), được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt bởi những cơn gió ầm ầm(Từ tượng thanh), khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

Toan Vuong
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 9:11

Em tham khảo nhé:

Qua câu truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của minh với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. Cô bé bán diêm là câu chuyện cảm động về cô bé tội nghiệp, đáng thương phải đi bán diêm trong đêm giao thừa giá rét. Và qua câu truyện này tác giả cũng mang lại nhiều bài học và thông điệp sâu sắc vô cùng quý giá cho người đọc mọi thế hệ sau này. 

Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 10 2021 lúc 20:17

3 nhân vật trong 1 đoạn văn á em?

pham thi huong
Xem chi tiết
Nguyễn hà châu
Xem chi tiết
Thắng Trương
15 tháng 12 2022 lúc 20:22

Noejejejdjjee

 

Ngô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 11 2021 lúc 10:04

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là(Trợ từ) một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng(Câu bị động). Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.