hòa tan hoàn toàn một lượng oxit R có hóa trị II vào một lượng vừa đủ H2SO4 nồng độ a% tạo thành dung dịch muối sunfat có nồng độ b%
a) xác định khối lượng mol của kim loại theo a,b
b) cho biết a%=10%;b%=11,76. xác định oxit kim loại
Hòa tan hết MO với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 a% (loãng), tạo thành dung dịch muối sunfat của kim loại M có nồng độ b%. Xác định khối lượng mol của kim loại theo a và b.
Giả sử có 100 g dung dịch acid.
\(n_{MO}=n_{MSO_4}=n_{H_2SO_4}=\dfrac{a}{98}\left(mol\right)\\ m_{ddsau}=\dfrac{\left(M+16\right)a}{98}+100=\dfrac{\left(M+96\right)a}{98\cdot\dfrac{b}{100}}=\dfrac{a\left(M+96\right)}{0,98b} \)
\(\dfrac{M+16}{98}+100=\dfrac{M+96}{0,98b}\\ M+16+9800=\dfrac{100M+9600}{b}\\ bM+9816=100M+9600\\ M\left(100-b\right)=216\\ M=\dfrac{216}{100-b}\left(g\cdot mol^{-1}\right)\)
hòa tan hết MO với một lượng vừa đủ dd H2SO4 a%(loãng), tạo thành dung dịch muối sunfat của kim loại M có nồng độ b%. Xác định khối lượng mol của kim loại theo a và b
Hòa tan hoàn toàn a ( mol) một kim loại M hóa trị II vào một lượng dd H2SO4 vừa đủ 20% thu được dd A có nồng độ 22,64%
1/ Tính khối lượng dd H2SO4 theo a
2/ Tính khối lượng dd sau phản ứng theo a , M
3/ Xác định công thức oxit kim loại M
\(M+H_2SO_4\rightarrow MSO_4+H_2\uparrow\\ n_{ASO_4}=n_A=n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=a\left(mol\right)\\ 1.m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{98a.100}{20}=490a\left(g\right)\\ 2.m_{ddsau}=M_M.a+490a-2a=\left(M_M+488\right).a\left(g\right)\\ C\%_{ddsau}=22,64\%\\ \Leftrightarrow\dfrac{\left(M_M+96\right)a}{\left(M_M+488\right)a}.100\%=22,64\%\\ \Leftrightarrow M_M=18,72\left(loại\right)\)
Khả năng cao sai đề nhưng làm tốt a,b nha
bài1 ; Hòa tan hoàn toàn 18g một KL M cần dung 800ml dd HCl 2,5M. Kim loại M là KL nào?
bài 2 ; Hòa tan hoàn toàn 1 lượng oxit KL hóa trị II vào 1 lượng vừa đủ dd H2SO4 20% tạo thành một dd muối có nồng độ 22,6%. Hãy xác định oxit kim loại
hòa tan hoàn toàn b (g) oxit kim loại có hóa trị II bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 15,8% thu được dung dịch muối có nồng độ 22,959% . Xác định tên oxit kim loại
CT oxit : MO
Đặt số mol oxit phản ứng là 1 mol
\(MO+H_2SO_4\rightarrow MSO_4+H_2O\)
\(m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{1.98}{15,8\%}=620,25\left(g\right)\)
\(m_{ddsaupu}=620,25+M+16=M+636,25\left(g\right)\)
Ta có : \(C\%_{MSO_4}=\dfrac{M+96}{M+636,25}.100=22,959\)
=> M=65 (Zn)
=> Oxit kim loại : ZnO (Kẽm oxit)
Giúp mình giải câu hoá này vs:
Hoà tan một lượng oxit kim loại hoá trị II vào một lượng vừa đủ bằng dung dịch H2SO4, có nồng độ a% tạo thành dung dịch muối sunfat có nồng đọ b%
1/ Hãy xác định nguyên tử khối của kim loạ theo a,b.
2/ Nếu a%=20%; b%=22,64%. Cho biết công thức hoá học của oxit kim loại đã dùng.
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn một lượng oxit kim loại M vào trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu dược dung dịch muối có nồng độ là 12,34%. Xác định công thức của oxit kim loại.
a. M hóa trị II. b.TH2: M chưa biết hóa trị.
a)Giả sử có 1 mol MO phản ứng
\(MO+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2O\)
1----------->2----------->1----------->1
=> \(m_{ddHCl}=\dfrac{2.36,5}{10\%}=730\left(g\right)\)
\(m_{ddsaupu}=\left(M+16\right)+730=M+746\left(g\right)\)
=> \(C\%_{MCl_2}=\dfrac{M+71}{M+746}.100=12,34\)
=> M=24 (Mg)
b) Giả sử có 1 mol M2On phản ứng
\(M_2O_n+2nHCl\rightarrow2MCl_n+nH_2O\)
1---------------->2n-------------->2----------->n
=> \(m_{ddHCl}=\dfrac{2n.36,5}{10\%}=730n\left(g\right)\)
\(m_{ddsaupu}=\left(2M+16n\right)+730n=2M+746n\left(g\right)\)
=> \(C\%_{MCl_2}=\dfrac{2\left(M+35,5n\right)}{2M+746n}.100=12,34\)
Chạy nghiệm n=1,2,3
n=1 => M=12 (loại)
n=2 => M=24 (Mg)
n=3 => M=36 (loại)
Hòa tan hoàn toàn 1 lượng Oxit kim loại hóa trị II bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% . Sau phản ứng thu được muối sun phát có nồng độ là 22,64% . Xác định công thức hóa học của Oxit kim loại trên
Gọi CT của oxit : RO
n RO = a ( mol )
PTHH:
RO + H2SO4 ====> RSO4 + H2O
a--------a------------------a
theo pthh:
n H2SO4 = n RSO4 = n RO = a ( mol )
Có: n H2SO4=a ( mol ) => m H2SO4 = 98a ( g )
=> m dd H2SO4 20% = 490a ( g )
BTKL: m dd sau phản ứng = a ( R + 16 ) + 490a = aR + 506a ( g )
Lại có :
n RSO4 = a ( mol ) => m RSO4 = aR + 96a
=> \(\dfrac{aR+96a}{aR+506a}=\dfrac{22,64}{100}\Rightarrow\dfrac{a\left(R+96\right)}{a\left(R+506\right)}=\dfrac{22,64}{100}\)
\(\Rightarrow R=24\left(Mg\right)\)
Vậy CT: MgO
Hòa tan a gam một oxit kim loại có hóa trị II (không đổi) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 4,9% thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,88%. Xác định tên kim loại.
Gọi CTHH oxit kim loại là \(RO\)
Giả sử có 1mol oxit pứ
\(RO+H_2SO_4\rightarrow RSO_4+H_2O\)
\(1-\rightarrow1---\rightarrow1\)
\(m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{1.98}{4,9}\cdot100=2000\left(g\right)\\ m_{ddRSO_4}=1\left(R+16\right)+2000=2016+R\left(g\right)\\ C_{\%RSO_4}=\dfrac{1\left(R+96\right)}{2016+R}\cdot100=5,88\%\\ \Rightarrow R\approx24\left(g/mol\right)\)
Vậy R là Mg