Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Nhi
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 1 2021 lúc 13:08

Nhà văn Đoàn Giỏi là một nhà văn nổi tiếng. Ông đã viết nên những tác phẩm có giá trị, đa số là viết về cuộc sống và thiên nhiên con người ở Nam Bộ. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm Đất rừng Phương Nam, tác phẩm này của ông đã được chuyển thể thành bộ phim Đất Phương Nam. Những tác phẩm của Đoàn Giỏi thường để lại cảm xúc chân thật cho đọc giả với lối viết giản dị. Qua cách dùng từ điêu luyện và sự miêu tả chân thật trong từng chi tiết, cảm xúc, sự tâm huyết của tác giả Đoàn Giỏi, những tác phẩm của ông đã mang lại cho người đọc không chỉ là sự trù phú của thiên nhiên miền Nam mà còn nói lên cả cuộc sống của con người nơi đây.

trà sữa
Xem chi tiết
Cíu iem
Xem chi tiết
Minh Hồng
9 tháng 12 2021 lúc 22:29

Tham khảo

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ  chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.
 

Lihnn_xj
9 tháng 12 2021 lúc 22:29

Tham khảo:

  Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ  chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.

 

 

Tham khảo:

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ  chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2019 lúc 8:10

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

   Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.

   Thuyết minh về thể loại thơ lục bát

   Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.

Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
ĐIỀN VIÊN
29 tháng 1 2022 lúc 9:41

THAM KHẢO

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

S - Sakura Vietnam
29 tháng 1 2022 lúc 9:41

Tham khảo

Thế Lữ ( 1907 - 1989 ) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu. Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, ông đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và được xem là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mới, " dựng thành nền Thơ mới ở xứ này" ( Hoài Thanh ).

Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,... Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm chính: Mấy vần thơ ( thơ, 1935 ), Vàng và máu ( truyện, 1934 ), Bên đường Thiên lôi ( truyện, 1936 ), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937 ),...

Thơ ông mang tâm sự thời thế đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha bi tráng. "Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" có thể xem là bài thơ hay nhất trong đời thơ Thế Lữ và cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới. Cái mới của bài thơ vừa ở hình thức nghệ thuật vừa ở nội dung cảm xúc.

Về Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp dều đặn tạo nên giọng thơ vừa tha thiêt vừa hào hùng.. Cách ngắt nhịp trong bài thơ rất linh hoạt. Khi ngắn ( đoạn 3 ), khi dài ( đoạn 2 ), khi dồn dập gấp gáp, khi dàn trải đều đặn, khi tha thiết, say xưa, lúc xót xa nuối tiếc... tất cả đều góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình - vị chúa sơn lâm, cũng chính là nỗi niềm của cả một thế hệ. Giọng điệu thơ đa dạng, biến hóa mà lại nhất quán, liền mạch. Ngôn ngữ thơ có nhiều sáng tạo, sinh động, gợi cảm. Nhiều câu thơ vắt dòng, nhiều biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, điệp ngữ. Những dòng thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, câu chữ táo bạo, khiến " ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường như nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói.

Về nội dung: Đây là một khúc trường ca bi tráng của con hổ nhớ rừng xanh. Thế Lữ không chỉ tạo hình một mãnh hổ oai linh mà còn diễn tả thành công tâm trạng phong phú trong nỗi nhớ rừng da diết khôn nguôi của nó.

Sử dụng thủ pháp tương phản nhuần nhuyễn, xuyên suốt bài thơ, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Con hổ hình tượng trung tâm trong bài - vị chúa tể rừng xanh với vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy kiêu hãnh trong quá khứ. Giờ đây đang từng ngày gặm nhấm nỗi buồn chán và tẻ nhạt trong cũi sắt, bị giam cầm, bị mất tự do, bị hạ bệ và chế giễu.

Song ý thức được vị thế oai linh rừng thẳm nên dẫu sa cơ, con hổ vẫn giữ trọn cho mình niềm kiêu hãnh. Cái thế giới quanh nó đều trở thành tầm thường, thảm hại. Trong mắt nó con người cũng chỉ là một lũ " ngạo mạn ngẩn ngơ", bọn gấu thì " dở hơi", cặp báo thì " vô tư lự". Nó không chịu hạ mình với thế giới hiện tại, còn trong quá khứ, núi rừng đại ngàn là thế giới của riêng nó. Trong thế giới ấy, nó tự tin đối diện và làm chủ cả vũ trụ với những đêm trăng vàng, những bình minh, những ngày mưa và cả những chiều lênh láng máu.

Bề ngoài con hổ như buông xuôi, chấp nhận cảnh sa cơ, tuyệt vọng trước hoàn cảnh: " Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua". Nhưng thực chất ẩn sâu trong lòng nó là một khối căm hờn, là niềm " uất hận ngàn thâu". Nó mất tự do nhưng không khuất phục, không để mất đi niềm kiêu hãnh của vị chúa tể muôn loài. Đặc biệt sống trong tù hãm, nhục nhằn, thể xác bị giam cầm nhưng trong trái tim, trong tâm hồn mãnh hổ vẫn ngân lên giai điệu ngọt ngào của tình thương nỗi nhớ về những ngày xưa. Tâm hồn nó vẫn tha thiết với tiếng gọi rừng xanh, tiếng gọi tự do. Chính điều đó thể hiện sự chối bỏ hiện thực tù túng, ngột ngạt, giả dối trong hiện tại một cách gay gắt.

Từ việc mượn lời con hổ nhớ rừng xanh, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất của thế hệ mình, thời đại mình. Đó là niềm uất hận đối với hiện thực xã hội tù túng, ngột ngạt. Một hiện thực khiến họ chán ghét, muốn chối bỏ nó. Họ khao khát mãnh liệt được vươn tới cái phóng khoáng, tự do. Bài thơ đã nói lên tiếng nói của cái tôi đòi giải phóng, cái tôi dám phủ nhận thực tại, muốn khẳng định mình. Đồng thời, Nhớ rừng còn gửi tâm sự yêu nước thầm kín của người dân Việt Nam mất nước thuở ấy.

So với những thi phẩm của các nhà thơ mới nổi tiếng cùng thời, Nhớ rừng của Thế Lữ có điểm chung là đều bế tắc trước cuộc sống thực tại, chán ghét sự tù túng, chật hẹp của nó, muốn thoát li khỏi nó để tìm đến với một thế giới tinh thần khác. Song điềm khác chính là xu hướng thoát li, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hồ DZếnh thì tìm đến với tình yêu như Xuân Diệu đã từng giục giã: " Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ / Em! Em ơi! Tình non sắp già rồi". Lưu Trọng Lư tìm đến nỗi sầu rụng: " Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức". Chế Lan Viên tìm đến với tinh cầu giá lạnh: " Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh / Một vì sao trơ trọi cuối trời xa". Nguyễn Bính lại tìm đến với sự chân quê nơi thôn dã....Còn Nhớ rừng của Thế Lữ là bài thơ hoành tráng về con người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt trong đó còn kín đáo gửi nỗi niềm yêu nước, hoài niệm về quá khứ hào hùng oanh liệt của cha ông. Đây cũng chính là điểm tiêu biểu của bài thơ.

Có thể nói Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do phóng khoáng, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý nghĩa vĩnh biệt một thời oanh liệt. Nhưng Nhớ rừng cũng là một tuyên ngôn quyết liệt không hòa nhập với thế giới giả tạo cho dù thời oanh liệt trong quá khứ đã lùi xa.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
29 tháng 1 2022 lúc 9:51

Tham khảo

 

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.

Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.

Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạch bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.

Cíu iem
Xem chi tiết
Hai Duong
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
22 tháng 4 2022 lúc 17:42

Tham khỏa:

Chào các bạn, mình là Hà Thị Chung, học sinh lớp 6A, trường THCS (tên trường). Gia đình mình có năm người. Bố mình là Hà Huy Hoàng, bố làm kỹ sư xây dựng. Ngôi nhà cả gia đình mình đang sống chính là do bố thiết kế. Mẹ mình là Nguyễn Thị Hoa là một giáo viên tiểu học. Anh trai của mình đang là học sinh lớp 12. Năm nay, anh sẽ bước vào kì thi Đại học. Mình rất mong anh có thể đỗ vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như anh mong muốn. Màu sắc mà mình yêu thích là màu đỏ và màu trắng. Môn học mà mình yêu thích là môn Ngữ Văn. Bởi môn học này đem đến những câu chuyện hay, những bài học lý thú, những con người, số phận mình chưa được gặp và muốn sẻ chia. Mình cũng thích những môn khoa học nữa, đó là thế giới để mình thấy sự phát triển, sinh sôi. Nên sau này lớn mình rất mong sẽ được làm một nhà khoa học để thỏa thích niềm đam mê tìm hiểu về thế giới và ghi lại những điều mình từng gặp. Đây là những lời giới thiệu về bản thân để các bạn hiểu mình hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Hoàng Hưng Đạo
Xem chi tiết
Sunn
10 tháng 5 2021 lúc 11:03

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.

Laville Venom
10 tháng 5 2021 lúc 15:30
 Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ lại là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ một chàng trai với đôi bàn tay trắng, thế những Người vẫn quyết theo đổi lí tưởng của mình. Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người mang theo cả hành trang là tình yêu nước thương dân vô bờ bến, khát vọng tìm ra con đường đi giải phóng dân tộc, tự do nhân dân. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, làm không biết bao nhiêu công việc nặng nhoc, gặp phải không biết gian nan khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng Người đã tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc, trở về nước lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng vẻ vang, chống Mĩ, chống Pháp đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp ngàn năm đô hộ xâm chiếm. Ngày 2/9/1945 tai quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc tuyên ngôn lịch sử khai sinh ra nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoàng Hưng Đạo
10 tháng 5 2021 lúc 11:01

giúp với anh em ơi

 

Khánh Linh
Xem chi tiết