Bài 1
Cho đa thức f(x) thoả mãn:
f(x) + xf(-2)=x - 2 với mọi x. Tính f(2)
cho đa thức f (x) thoả mãn điều kiện 2f(x)-xf (-x)=x+10 với x thuộc R, tính f (2)
Cho đa thức f(x) thoả mãn f(x)+2.f(2-x)=x+2 với mọi giá trị của x. Tính f(-1)
Cho hàm số y=f(x) thoả mãn f(x)+xf(x/2x-1)=2 mọi x\{1;1/2}. Tính f(5)
Cho đa thức P(x) thoả mãn xf(x+1)=(x+2)f(x)
CMR: đa thức f(x) có ít nhất hai nghiệm 0 và 1.
\(xf\left(x+1\right)=\left(x+2\right)f\left(x\right)\)(1)
Thế \(x=0\)vào (1) ta có:
\(0f\left(1\right)=2f\left(0\right)\Rightarrow f\left(0\right)=0\)
Do đó \(0\)là một nghiệm của đa thức \(f\left(x\right)\).
Thế \(x=-2\)vào (1) ta có:
\(-2f\left(-1\right)=0f\left(-2\right)\Rightarrow f\left(-1\right)=0\)
Do đó \(-1\)là một nghiệm của đa thức \(f\left(x\right)\).
Câu 6: Cho đa thức f(x) thỏa mãn xf(x-2) =(x-4).f(x) với mọi x thuộc R. Chứng minh đa thức f(x) có ít nhất bốn nghiệm.
cho đa thức thỏa mãn: 2f(x)-xf(-x)=x+10 với mọi x thuộc R. tính f(2)
Với \(x=2\): \(2f\left(2\right)-2f\left(-2\right)=2+10=12\)
Với \(x=-2\): \(2f\left(-2\right)+2f\left(2\right)=-2+10=8\)
Cộng hai phương trình trên vế với vế ta được:
\(4f\left(2\right)=20\Leftrightarrow f\left(2\right)=5\)
cho đa thức thỏa mãn : 2f(x)-xf(-x)=x+10 với mọi x thuộc R. tính f(2)
Với x=10, ta có:
2. f(10)- 10. f(-10)=10+10
2f(10)-10f(-10)=20 (1)
Với x=-10. ta có:
2. f(-10)+10 f(10)=-10+10=0
=> 2 f (-10)=-10 f(10)
=> f(-10)=-5 f(10) (2)
Thay f(-10) từ PT (2) vào PT (1). ta có:
2f(10)-10f(-10)=20
<=> 2f(10) -10. (-5 f(10))=20
<=> 2 f(10)+50f(10)=20
<=> 52 f(10)=20
=> f(10)= 5/13
Cho đa thức f(x) thoả mãn
f(x) + x .f(-x) = x +2015 với mọi giá trị của x. Tính f(-1)
cho x=1
ta có f(1)+ f(-1)=2016 (1)
cho x =-1
ta có f(-1)+-f(1)=2014 (2)
ta cộng vế (1) và (2)
ta có 2f(-1)=4030=>f(-1)=4030:2=2015
k cho mình nha
cho đa thức f(x) xác định với mọi x thoả mãn:
\(x\times f\left(x+2\right)=\left(x^2-9\right)\times f\left(x\right)\)
1) tính f(5)
2) chứng minh rằng f(x) có ít nhất 3 nghiệm
1) Thay x=3 vào đẳng thức, thu được:
\(3\times f\left(3+2\right)=\left(3^2-9\right)\times f\left(3\right)\)
\(\Leftrightarrow\) \(3\times f\left(5\right)=0\times f\left(3\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\) \(f\left(5\right)=0\)
2) Ta đã chứng minh x=5 là nhiệm của f(x)\(\Rightarrow\)Cần chứng minh f(x) có 2 nghiệm nữa
Thay x=0 Vào đẳng thức, thu được\(0\times f\left(0+2\right)=\left(0^2-9\right)\times f\left(0\right)\)
\(\Leftrightarrow\) \(f\left(0\right)=0\)
\(\Rightarrow\)x=0 là ngiệm của f(x)
Thay x=-3 và đẳng thức, thu được\(-3\times f\left(-3+2\right)=\left(\left(-3\right)^2-9\right)\times f\left(-3\right)\)
\(\Leftrightarrow\)\(-3\times f\left(-1\right)=0\times f\left(-3\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\)\(f\left(-1\right)=0\)
\(\Rightarrow\)x=-1 là nghiệm của f(x)
Vậy f(x) có ít nhất 3 nghiệm là x=5; x=0; x=-1