Sự ra đời của PTGPDT theo khuynh hướng DCTS diễn ra như thế nào?
Sự ra đời của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng Dân chủ tư sản diễn ra như thế nào?
Khuynh hướng dân chủ tư sản :
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người
- 18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
- Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo cách mạng vô sản
Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
9.Ba tổ chức Cộng sản ra đời năm 1929 chứng tỏ
(1 Point)
A. sự chiếm ưu thế của khuynh hướng tư sản.
B. sự phát triển của khuynh hướng cách mạng tư sản.
C. sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng cách mạng vô sản.
D. sự thắng thế bước đầu của khuynh hướng cách mạng vô sản.
Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là
A. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ
B. cái mới ra đời giống như cái cũ
C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ
D. cái mới ra đời thay thế cái cũ
Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?
A. Phát triển
B. Thụt lùi
C. Tuần hoàn
D. Ngắt quãng
Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX?
- Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra.
Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.
Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
- Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908). Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908).
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Đên năm 1884 với việc ký hiệp ước Patơnốt, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và câu kết với thực dân Pháp thống trị nhân dân Việt Nam. Xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giai cấp giữa nhân dân lao động chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến ngày càng phát triển gay gắt.
Về chính trị: thực dân Pháp tiến hành chính sách chia để trị, chia nước ta thành ba kỳ với các chế độ chính trị khác nhau. Nam Kỳ là chế độ thuộc địa và Bắc Kỳ, Trung Kỳ là chế độ bảo hộ, xoá bỏ tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, người Việt Nam mất hếtmọi quyền tự do dân chủ, nước Việt Nam mất độc lập.
Về kinh tế: Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị và bắt đầu thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam (1897 - 1914 và 1919 1929). Tiến hành khai thác thuộc địa, một mặt thực dân Pháp khuyến khích, tạo cơ hội cho bọn quan lại địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân, mặt khác chúng cũng ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền trồng lúa, trồng cây công nghiệp. Tuy vậy, phương thức bóc lột phong kiến vẫn là phổ biến đã kìm hãm nông nghiệp Việt Nam trong vòng lạc hậu. Phát triển một cách hạn chế, chúng chỉ chú trọng những ngành công nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác và vơ vét tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, phục vụ lợi ích của tư bản và Nhà nước Pháp
Về quân sự: thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào và hành động yêu nước của nhân dân Việt Nam, triệt để thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt", ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa bao gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh lính ngưòi bản xứ. Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học.
Về văn hoá, giáo dục: thực hiện chính sách ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về mặt văn hoá là một trong những biện pháp cai trị của bộ máy thống trị thực dân. Thực dân Pháp hạn chế đến mức tối đa việc phát triển giáo dục, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu
dốt. Đồng thời chúng đẩy mạnh tuyên truyền ca ngợi chính sách "khai hoá” của nhà nước "bảo hộ", du nhập văn hoá đồi trụy, khuyến khích những tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: "Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản dộng của bọn cầm quyển bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại"[1].
Quá trình khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm biến đổi tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam.
Sự xâm nhập của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp; đồng thời kinh tế hàng hoá cũng có điểu kiện phát triển. Nhưng Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu và phản động ở vùng nông thôn. Vì vậv, Việt Nam không thể phát triển theo con đưòng tư bản chủ nghĩa bình thường mà phát triển một cách thiếu cân đối, què quặt. Đó là phương thức tư bản chủ nghĩa dưới hình hài thực dân, được đánh dấu bằng sự kết hợp giữa phương thức bóc lột tư bản với phương thức bóc lột phong kiến.
Cơ cấu giai cấp xã hội thay đổi: Giai cấp cũ bị phân hoá, giai cấp mới ra đời.
Giai cấp địa chủ: một bộ phận được sự dung dưỡng của thực dân ngày càng có thế lực, là chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp; một bộ phận tham gia cùng nhân dân chống thực dân Pháp và bọn phong kiến đầu hàng.
Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân sô cả nước, do thuế và nạn cướp ruộng đất của thực dân, phong kiến dẫn đến bần cùng hoá trên quy mô rộng hơn, dẫn tới tình trạng phá sản không lối thoát ngày càng trầm trọng. Là một lực lượng yêu nước đông đảo nhưng lại đại diện cho nền sản xuất nhỏ, phân tán nên nông dân không thể tự vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên, họ là một trong những động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy số lượng còn ít (sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai số lượng khoảng 22 vạn người, chiếm 1,2% dân số cả nước) nhưng ngoài những phẩm chất của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm do quá trình hình thành tạo nên: chịu ba tầng áp bức bóc lột là đế quốc, phong kiến, tư sản; phần lớn xuất thân từ nông dân, nên có mối quan hệ gần gũi với nông dân; ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam nên nội bộ thuần nhất, không bị phân
tán; lớn lên trong một đất nước có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
Do vậy, mặc dù mới ra đời nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng trưởng thành cả vể số lượng và chất lượng. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân là cơ sở vững chắc cho phong trào dân tộc Việt Nam chuyển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị, trờ thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam.
Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép. Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam tuy có tinh thần yêu nước chống phong kiến, đế quốc nhưng do hình thành muộn, thế lực kinh tế yếu nên không có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặt khác, do lập trường tư tưởng không kiên định nên họ chỉ tham gia đấu tranh trong điều kiện nhất định.
Tầng lớp tiểu tư sản: ra đời và phát triển nhanh trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (trí thức, tiểu thương, thợ thủ công). Họ bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường thất nghiệp, phá sản. Trong khi đó. bộ phận trí thức, sinh viên lại có điểu kiện tiếp xúc với trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ bên ngoài. Vì vậy. đây là bộ phận nhạy cảm với thời cuộc, có tinh thần hăng hái theo cách mạng.
Những biến đổi bên trong đã tạo cơ sở xã hội cho việc tiếp thu những tư tưởng mới ở bên ngoài: tư tưởng cách mạng tư sản Pháp 1789, phong trào Duy Tân Nhật Bản 1868, cuộc vận động Duy Tân 1898 và cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc 1911, cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Bối cảnh đó đã làm bủng nổ các khuynh hướng cứu nước đầu thế kỷ XX.
Các khuynh hướng cứu nước, giải phỏng dân tộc của Việt Nam đầu thế kỷ XX:
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước. Phong trào Cần Vương (1885-1896) với những cuộc đấu tranh vũ trang tiêu biểu do các sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh dạo, cũng như phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884-1913), thể hiện tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp đàn áp.
Thất bại của phong trào Cần Vưong chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Vua Thành Thái nêu cao tinh thần chống Pháp bị thực dân Pháp bắt đi đầy (1907), vua Duy Tân tiến hành khởi nghĩa năm 1916 cũng bị đàn áp. Đó là những cố gắng
cuối cùng của phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến.
Vào đầu thế kỷ XX, trước sự ảnh hưởng của các khuynh hướng cứu nước ở các nước châu Á, ở Việt Nam xuất hiện hai xu hướng cứu nước theo phong trào dân chủ tư sản:
Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: chủ trương xây dựng chế độ quân chủ lập hiến như ở Nhật (1904), sau khi thất bại năm 1912 với tổ chức Việt Nam Quang phục hội, chủ trương xây dựng chế độ cộng hoà tư sản như Trung Quốc, nhưng cuối cùng "một trăm thất bại mà không một thành công".
Xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh: ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, lên án gay gắt tội ác của thực dân Pháp, quan lại phong kiến sâu mọt, chủ trương cải cách đất nước. Sai lầm của Phan Chu Trinh là phán đối bạo dộng, dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến, chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương".
Do hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nên cuối cùng cũng bị thực dân Pháp dập tắt.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển
mạnh, nhiều tổ chức, đảng phái yêu nước xuất hiện như Tâm tâm xã (1923 - 1925), Hội Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926)...
Tổ chức chính trị tiêu biểu nhất cho khuynh hướng tư sản ở Việt Nam là Việt Nam Quốc dân Đảng. Tổ chức này chủ trương đánh đuổi đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nhưng chưa đưa ra được một đường lối chính trị cụ thể, rõ ràng, chưa xây dựng được một hệ thống tổ chức thống nhất. Do vậy, khi tiến hành khởi nghĩa cũng bị thực dân Pháp dìm trong máu lửa.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc, nhưng cuối cùng đều thất bại. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái biểu hiện sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện sự khủng hoảng, bế tắc của con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX.
Sự thất bại của các khuynh hướng yêu nước đầu thế kỷ XX vì không có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn nhằm giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam; không tập hợp được lực lượng của toàn dân tộc; không có phương pháp tranh thích hợp và thiếu sự lãnh đạo của một đảng chính trị đủ mạnh.
Một yêu cầu cấp thiết đặt ra trước dân tộc Việt Nam là cần phải lựa chọn một con đường cứu nước, giải phóngdân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu của nhân dân Việt Nam.
#TKTrước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?
A. khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
B. khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX).
C. khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX).
D. khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX).
Đáp án D
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thì lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai khuynh hướng cứu nước diễn ra không thành công. Đó là:
- Khuynh hướng phong kiến (cuối thế XIX) đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX) đã thất bại cùng với phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?
A. khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
B. khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX)
C. khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX)
D. khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX)
Chọn đáp án D.
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thì lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai khuynh hướng cứu nước diễn ra không thành công. Đó là:
- Khuynh hướng phong kiến (cuối thế XIX) đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX) đã thất bại cùng với phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?
A. Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
B. Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX).
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX).
D. Khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX).
Đáp án D
Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thì lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai khuynh hướng cứu nước diễn ra không thành công. Đó là:
- Khuynh hướng phong kiến (cuối thế XIX) đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.
- Khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX) đã thất bại cùng với phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hổng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai.
-Thực trạng
+ Tỉ trọng giả trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vu có nhiều biến chuvển. Năm Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên còn chậm.
- Các định hướng chính
+ Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm- ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khiu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
• Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
• Đối với khu vực II: quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử).
• Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh.