Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguễn Tùng Sơn
Xem chi tiết
Oppa Bts
29 tháng 11 2017 lúc 19:06

đề về nhà cô giao hả bạn

đinhvăn
29 tháng 11 2017 lúc 19:43

hum

đinhvăn
29 tháng 11 2017 lúc 20:17

bạn tự tham khảo trên học 24h nhévui

Minh Đức
Xem chi tiết
Minh Đức
24 tháng 3 2020 lúc 21:28

nhanh lên

Khách vãng lai đã xóa
Kochou Shinobu
24 tháng 3 2020 lúc 21:51

Cho mk hỏi quả chứng là quả nào vậy?

Chúc bạn hok tốt!!!

Khách vãng lai đã xóa
✰Ťøρ ²⁷ Ťɾїệʉ Vâɳ ŇD✰
24 tháng 3 2020 lúc 21:53

Bn ý lai tạo ra quả chứng 

Khách vãng lai đã xóa
Nguễn Tùng Sơn
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vân
30 tháng 11 2017 lúc 12:30

ccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccc

lê anh tuấn
30 tháng 11 2017 lúc 12:41

Có biết bao nhiêu văn bản hay về mọi loại đề tài: thiên nhiên, quê hương, gia đình,... Và nhiều nhất vẫn là công lao của Bác đối với dân tộc. Tình cảm của nhân dân với Hồ Chí Minh đặc biệt như thế nào, điều này không mới. Riêng, trong thơ, ta đã cảm nhận được ở Tố Hữu, Minh Huệ,... và lần này thì ở Viễn Phương. Thơ Viễn Phương có một phong cách độc đáo: vừa giàu chất liệu tâm trạng vừa giàu chất suy tưởng, vừa hiện thực vừa trữ tình, vừa hồn nhiên vừa mơ mộng... nghĩa là những cung bậc khác nhau, pha trộn vào nhau. Sự đa dạng này phản ánh tính phong phú của đối tượng được tái hiện ở trong thơ. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào. Vì thế, nhà thơ dường như không thể nào làm khác. Mạch cảm hứng toàn bài dựa trên trục thời gian hình thành một thứ nhật kí, một cuộc viếng thăm cũng là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Hoà cùng dòng cảm hứng viết về sự ra đi của Người trong những ngày tháng chín năm 1969, qua bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã nói lên tấm lòng của đồng bào miền Nam cũng như muốn nói Bác bất tử trong niềm thương kính của nhân dân. Viết về lần thăm viếng một con người vĩ đại, dòng cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự thời gian nhưng chủ yếu cảm xúc được gửi vào những không gian bên lăng. Bao trùm cả bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu giản dị mà hàm súc:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Nhà thơ xưng con – một tiếng nói nghẹn ngào được nén chặt suốt hai mươi năm lăm xa cách. Một tiếng con giản dị nhưng lại như tiếng nấc xót đau. Tiếng con vừa thân thương mà lại vừa gần gũi. Người con ấy từ miền Nam, đang thực hiện ước nguyện được gặp Người..Khi sinh thời, Người vẫn nói miền Nam trong trái tim tôi và ước nguyện lớn lao của Người đó là Tổ quốc thống nhất, Bắc Nam sum vầy. Bác dành cho miền Nam một tình cảm đặc biệt:

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

(Tố Hữu)

Giờ đây, khi đất nước đã sạch bóng quân thù, con từ miền Nam về đây gặp Người thì Người đã đi xa. Câu thơ chỉ là lời giới thiệu giản dị, nhưng lại chứa đựng bao tiếc đau và nước mắt. Trong phút bên lăng ấy, nhà thơ bắt gặp những hàng tre:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Hàng tre có thực bên lăng nhờ từ bát ngát đã trở thành hàng tre đất nước, hàng tre biểu tượng cho sức sống bền bỉ, sự kiên cường bất khuất, dáng đứng hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Qua bão táp mưa Sa hàng tre vẫn đứng thẳng, vẫn kiên cường như những người dân Việt:

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cảm xúc dồn nén giờ bật lên thành lời:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Hàng tre kia đã được gắn với tên Tổ quốc, hai tiếng Việt Nam đầy thân thương. Nơi lăng Bác, ý nguyện của Người về đất nước độc lập, tự do vẫn vẹn nguyên, tươi xanh trong hình ảnh hàng tre. Nếu như dòng thơ đầu là nỗi tiếc đau của tác giả thì ba dòng thơ còn lại Viễn Phương nói về tre, nghĩ về tre và cũng là nói về Bác. Bên lăng, trong cảm xúc xúc động của nhà thơ, hình ảnh Bác gắn liền với hình ảnh đất nước kiên cường.

Bác đã đi xa mãi mãi nhưng với Viễn Phương, hình ảnh Bác bất tử trong mối liên tưởng với mặt trời và tràng hoa – dòng người viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Thời gian là bất tận. Vòng tuần hoàn thời gian vẫn cứ trôi lặng lẽ. Như vầng dương chói sáng đem lại ánh sáng cho thiên nhiên, Bác là nguồn sáng của dân tộc Việt Nam. Bác là người đã rọi sáng con đường tự do dẫn cả dân tộc bước tới. Chính Bác đã mang đến sự sống cho cả một dân tộc. Phải có lòng kính yêu, chân thành, thiết tha mới có cảm xúc liên tưởng Bác với mặt trời như thế. Ví Bác với mặt trời vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa nói lên sự trân trọng, tấm lòng thành kính của Bác và cũng qua hình ảnh ẩn dụ ấy còn là sự bất tử bởi Người đã hoá thân vào những gì vĩnh cửu của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ so sánh bằng hình ảnh tĩnh mặt trời mà mặt trời Bác còn là một vầng dương rất đỏ. Vầng dương rực đỏ như bầu nhiệt huyết của một vị lãnh tụ suốt đời hi sinh cho Tổ quốc. Bầu nhiệt huyết ấy như vẫn chói sáng, vẫn căng tràn dù rằng con người ấy không còn. Đặt Bác trong mối liên tưởng với mặt trời dù đã là sự suy tôn cao nhất nhưng tác giả vẫn gắn thêm định ngữ rất đỏ như muôn khẳng định: Bác vẫn tồn tại, toả thắm như vầng mặt trời toả sáng.

Với Viễn Phương, hình ảnh không chỉ bất tử khi được ví như mặt trời mà người còn mãi trong những dòng thương nhớ:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Trong con mắt tác giả, cảm xúc đã khiến không gian lặng không còn là không gian tự nhiên mà là không gian của lòng người, không gian thương nhớ. Một năm sau ngày đất nước thống nhất, lòng thương kính vẫn vẹn nguyên khi nhà thơ hoà cùng dòng người viếng Bác. Sự ra đi của Người như mới chỉ là ngày hôm qua. Tất cả vẫn như còn lại đó, không đổi thay, xoay chuyển, vẫn luôn là dòng người với nỗi đau, cảm giác mất mát, thiếu vắng. Từ hình ảnh thực ấy, tác giả liên tưởng dòng người như kết thành tràng hoa. Tuy không còn nữa nhưng sự ra đi của Người lại gắn kết những người còn sống theo đúng ước nguyện của Người:

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Dòng người không chỉ đến viếng một Người đã khuất mà viếng một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân. Nhà thơ không gọi bằng tuổi mà nói bằng mùa xuân là để hoá xuân, vĩnh cửu hoá cuộc đời Người. Bởi cuộc đời ấy đẹp như mùa xuân và mùa xuân ấy đã mang lại sức xuân cho cả một dân tộc. Cuộc đời Bác là một mùa xuân đẹp nhất trong hàng ngàn mùa xuân nhỏ của dân tộc anh hùng. Khổ thơ có sự lặp lại cấu trúc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng …

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Mặt trời lặn mọc mỗi ngày trên lăng cũng như dòng người vào lăng viếng Bác vẫn còn mãi như niềm yêu kính của nhân dân và cũng bởi vậy mà Bác Hồ là bất tử.

Theo bước chân của dòng người, nhà thơ được tiếp cận di hài Bác và cảm thấy một niềm tiếc thương vô hạn, niềm đau xót khôn nguôi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Khung cảnh và không gian thanh tĩnh trong lăng như ngưng kết cả thời gian và không gian. Cả cuộc đời Bác là những chuỗi ngày dài không ngủ. Chỉ giờ đây Người mới có giấc ngủ ngàn thu yên bình. Trong không gian lăng tĩnh lặng, trang nghiêm như thế, trong dòng cảm xúc trào dâng những ý thơ, trăng vốn gắn bó với người lúc sinh thời như hiện về trong tâm tưởng:

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Nếu hai dòng thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ trong phút đầu gặp Người thì hai dòng thơ sau là một nỗi xót đau:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Câu thơ như một lời tự hỏi, một câu phân vân giữa ý chí và tình cảm. Tiếng nói của ý chí vẫn biết trời xanh là mãi mãi – Người vẫn còn như trời xanh còn mãi nhưng điều đó chẳng thể ngăn được tình cảm nhói đau chợt đến Mà sao nghe nhói ở trong tim. Cặp quan hệ từ vẫn biết – mà sao diễn đạt cái diễn biến không lường được, không kiểm soát nổi cảm xúc của tác giả, của người về muộn bên di hài Người cha tôn kính.

Những xót đau, thương tiếc đã trở thành ước nguyện hoá thân làm đẹp nơi yên nghỉ của Người, làm người con trung hiếu của Bác trong bài thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Thời gian phải rời xa còn rất ngắn. Không gian trở về xa cách. Và khoảng cách lòng người tuy xa mà gần. Nghĩ đến điều ấy mà nước mắt lại trào trên mi, chẳng thể nào xuôi vào trong được nữa. Nước mắt cứ trào ra, pha lẫn cả nỗi đau thương mất mát với những quyến luyến bịn rịn. Trong quãng thời gian chỉ còn được tính bằng ngày, bởi không nỡ xa Người nên tác giả ước nguyện hoá thân để ở lại bên Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Muốn được hoá thân thành con chim hót bên lăng, thành đóa hoa toả hương, thành cây tre trung hiếu cũng có nghĩa là ước nguyện để lại một thanh âm, một làn hương làm đẹp cõi Bác và lớn hơn đó là làm một cây tre trung hiếu. Khổ đầu bài thơ, từ hàng tre bên lăng liên tưởng tới hàng tre Việt Nam bất khuất, kiên cường. Giờ đây, tác giả muốn làm một cây tre trong hàng tre ấy, muốn là một người con trung hiếu di theo con đường mà Bác đã đi. Tất cả những ước nguyện đó đều đẹp đẽ, chân thành, tha thiết. Điệp ngữ muốn làm mở đầu cho những dòng thơ càng tôn lên những ước nguyện đẹp đẽ ấy.

Nằm trong số rất nhiều những bài thơ viết về sự ra đi của Người, Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương vừa mang những cái chung đó là niềm tiếc thương, xót đau vô hạn lại vừa có cả những cái rất riêng, rất đặc biệt. Cái riêng, cái đặc biệt chính bởi sự liên tưởng để bác mãi mãi là bất tử trong lòng mỗi người dân đất Việt. Bài thơ như một lời tưởng niệm với con người đã khuất. Hơn nữa, nó đã nâng tầm vóc một con người lên một tầm cao, vĩ đại.

Hàn Lâm
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Phát
26 tháng 4 2019 lúc 20:17

Khánh khá khi không khỉ khôn khẩu khấu khúc khích khư khư khư khư khư khư khư ..............................

Minh Ma Ma Mủm Mỉm Mập Mạp

Bài làm

- Khánh khen khang khùng khùng khùng khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng  khùng khùng khùng . 

- Minh múa may mượt mà. Mẹ mua mít, Minh móc mất một múi Mai mách mẹ , mẹ mắng Minh, Minh mệt mỏi múa may. 

# Chúc bạn học tốt #

Khánh kho ku kan ku kat kon kin keo ku 

Minh ma ma mất mẹp mai mó ma manh mấy mơi m

Gãy Fan
Xem chi tiết
Minh Hiếu
19 tháng 3 2022 lúc 5:09

Tham khảo

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian”,  thật vậy, thời gian luôn luân hồi theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông  nhưng tuổi trẻ qua đi sẽ không bao giờ trở lại. Khi bạn trẻ trung, mạnh mẽ và khỏe mạnh cả cuộc đời bạn sẽ trải rộng phía trước vậy nên hãy sống hết mình để khi ngoảnh đầu quay lại không phải thấy hối hận, hay tiếc nuối. Thấm thoắt đã 9 năm trôi qua, ngần ấy thời gian đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giờ nhìn lại, tôi luôn tự hỏi bản thân đã cống hiến được những gì, những gì mình chưa thực hiện, và những gì mình phải làm để đúng với nhiệt huyết tuổi trẻ, với tinh thần của một đoàn viên.

      Băn khoăn trên chưa biết phải trả lời như thế nào nhưng điều đầu tiên tôi muốn khẳng định đó là kể từ khi gia nhập tổ chức Đoàn tôi nhận được rất nhiều điều tốt đẹp và bổ ích. Từ những buổi sinh hoạt đến những hoạt động, phong trào đã giúp tôi không còn nhút nhát, e sợ nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin. Cũng nhờ tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên mà tôi được trải nghiệm thực tế, có những kiến thức, kỹ năng mềm cho cuộc sống, tôi tự tin giao tiếp, chủ động  tham gia, tổ chức những hoạt động phong trào sôi nổi ở trường, ở chi đoàn xã nơi mình sinh sống. Có thể nói hoạt động Đoàn tạo cho tôi động lực để tiến lên và có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi hoàn cảnh.

      Là một người con của quê hương Vĩnh Linh lũy thép anh hùng, tôi thấy tự hào vì đó là vùng đất sinh ra những con người hào kiệt, những đoàn viên ưu tú trải qua bao nhiêu thế hệ nhuốm máu anh hùng làm nên lịch sử. Và bây giờ, đến với Cồn Cỏ, qua bao nhiêu tháng ngày chung sống tôi cũng có chung một nhận định ấy. Sự trường tồn và phát triển của hòn đảo nhỏ ngày hôm nay phần lớn được gây dựng từ bàn tay vững chải, sinh mạng quý giá của lớp lớp đoàn viên thanh niên. Họ đã bỏ lại cả một quảng đời thanh xuân, tình yêu đôi lứa để cống hiến vì chủ quyền thiêng liêng của biển đảo, một góc của bầu trời Tổ quốc. Có lẽ ai sinh ra rồi cũng có sứ mệnh của riêng mình và sự để lại dấu ấn là tùy theo cách, theo lựa chọn của mỗi người. Cá nhân tôi rất muốn đặt lại một dấu chân của tuổi trẻ, của sự nhiệt huyết ngay trên chính mãnh đất này. Tại đây tôi đã tham gia một số phong trào do huyện đoàn tổ chức và thấy được rằng công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở đây rất sôi nổi thu hút được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Nơi đảo xa, ý thức trách nhiệm của Đoàn viên lại càng tăng thêm, mọi người hăng hái hoạt động với tinh thần: “ Tuổi trẻ Cồn Cỏ Tiên phong – Gương mẫu – Đoàn kết – Sáng tạo”. Hoạt động gần đây nhất của chúng tôi là tham gia dọn về sinh làm sạch môi trường, tô thêm màu xanh của nước biển. Đặc biệt là các anh chị em đoàn viên tích cực, hào hứng trong việc chuẩn bị cho ngày Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện đảo Cồn Cỏ nhiệm kỳ 2017-2022. Sự thành công của Đại hội là niềm vui, là khởi nguồn cho ý chí trong mỗi chúng tôi. Tôi hi vọng rằng sau Đại hội Huyện đoàn sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa để chúng tôi được tham gia, để ngọn lửa tình nguyện đang rực cháy trong trái tim của mỗi Đoàn viên thanh niên được hiện hữu qua từng hành động thiết thực, qua những việc làm sáng tạo, có hiệu quả cho biển đảo quê hương.

 

      Phải chăng, tình yêu nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ luôn được cho đi và nhận lại thật đẹp, thật ý nghĩa và những giây phút đó đã khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì trên vai mình khoác lên màu áo xanh tình nguyện. Dưới sự dẫn dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi tin rằng bản thân mình sẽ là một cá nhân có phẩm chất và năng lực toàn diện, đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp làm giàu đẹp cho quê hương Cồn Cỏ thân yêu.

Quỳnh Anh Phạm Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Na
Xem chi tiết
Trần Mai Quyên
26 tháng 4 2020 lúc 19:13

Câu 1: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình mẫu tử từ lâu đã trở thành một trong những tình cảm máu thịt cao quý và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Tình mẫu tử là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương, ruột thịt của mẹ và con. Đây là tình cảm được xuất phát từ hai phía, mẹ yêu thương con, con kính trọng, hiếu thuận với mẹ. Tình mãu tử trong xã hội được biểu hiện đa dạng với những hành động cụ thể khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp những bà mẹ tảo tần, lặn lội sương gió, yêu thương, che chở và hy sinh cả cuộc đời mình vì con cái; bắt gặp người con hiếu thảo, chăm sóc, bảo vệ mẹ già. Đó đều là hành động minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và đáng trân trọng. Tình mẫu tử như một bài ru ngọt ngào, tiếp thêm động lực, sức mạnh cho cả mẹ và con trước bất kì khó khăn, gian khổ nào của cuộc đời. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không khỏi đau xót và phẫn uất trước tình trạng tha hóa đạo đức khi mẹ ruột nhẫn tâm vứt bỏ con cái của mình, khi con cái đánh đập, bất hiếu với cha mẹ già đã tảo tần hi sinh ngày nào.... Thậm chí, có những bà mẹ, những người con còn ra tay giết chết máu mủ ruột già của mình chỉ vì sự nóng giận, ích kỉ. Những hành động đó đã và đang diễn ra một cách trần trụi và nhức nhối, bóp méo đi hai chữ “mẫu tử” thiêng liêng, gây ảnh hưởng xấu đến văn minh xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn hành vi đi trái với đạo đức đó, cưu mang, cứu giúp kịp thời những hoàn cảnh đáng thương của sự suy đồi về nhân cách của con người.

Trần Mai Quyên
26 tháng 4 2020 lúc 19:14

Câu 1: Mỗi chúng ta, ai sinh ra và lớn lên cũng có một người mẹ. Mẹ là người có công cưu mang chín tháng mười ngày. Mẹ là người chở che, bảo vệ, dưỡng dục và nuôi ta khôn lớn. Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất mang tên : tình mẫu tử.Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn. Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Rồi từng ngày từng ngày trôi, chúng ta lớn dần lớn dần trong bụng mẹ. Chúng ta ngày càng lớn, cơ thể mẹ ngày càng nặng nề. Những tháng đầu của thai kỳ mẹ đã trải qua biết bao những khó khăn, chỉ mong bảo vệ được sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Đứa con càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi hơn, nhưng mẹ vẫn luôn vui và chờ mong đến ngày được gặp thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con người gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp đứa con thân yêu. Tình yêu thương của mẹ sẽ gửi vào những lời ru, những câu hát, đong đầy nơi ánh mắt mỗi khi ngắm nhìn bé con xinh đẹp của mình. Khi con ốm, mẹ sẽ thức trắng đêm trông con, săn sóc. Mỗi ngày nhìn con dần lớn khôn là hạnh phúc của những người mẹ. Đó là sức mạnh vô biên của tình mẫu tử.Mỗi một ngày con lớn hơn một chút, là mỗi một ngày mẹ lại già thêm. Từ khi có con, con đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời của mẹ. Có những người mẹ quên mình, không quản nắng mưa nhọc nhằn, làm tất thảy để cho con cái không thua bạn kém bè. Mỗi một người mẹ yêu thương con theo một cách riêng của họ. Có người sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của con, có người sẽ không đồng tình với những mong muốn của con. Nhưng dù là cách nào đi nữa, sau tất cả, họ cũng chỉ muốn mang tới cho con mình những điều tốt đẹp nhất.Người xưa có câu “ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” . Tình mẹ bao la như biển Thái Bình, mênh mông, rộng lớn. Tình yêu ấy trao đi không một chút tính toan . Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh cao cả. Có những lúc, đứa con còn ngây dại chưa hiểu được điều đó. Chúng không biết rằng mẹ chúng làm tất cả để chúng có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Thậm chí có những đứa trẻ căm ghét mẹ vì mẹ chúng không đáp ứng được những điều mà chúng mong muốn. Có những đứa con lầm đường lạc lối, bị cả xã hội ruồng bỏ, nhưng đối với những người mẹ, dù có đau đớn, xót xa, nhưng chúng vẫn là những đứa con đáng thương cần được chở che và bảo vệ. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của mẹ cha.Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
( Y Phương)
Mỗi chúng ta, dù có lớn khôn đến đâu thì khi trở về dưới vòng tay yêu thương và chở che của mẹ cũng chỉ là những đứa trẻ cần được vỗ về. Tình yêu thương của mẹ khi ấy sẽ trở thành động lực, trở thành nguồn sức mạnh cho mỗi đứa con. Mỗi khi vấp ngã trên đường đời, hãy nhớ đến nơi có mẹ. Bỏ lại cuộc sống xô bồ ngoài kia, hãy về nhà và sà vào lòng mẹ. Hơi ấm của vòng tay, hơi ấm của tình mẹ thiêng liêng sẽ xua tan đi những giá băng và mệt nhọc trong tâm hồn, để rồi ta lại thấy mình được yêu thương, ta thấy mình không hề đơn độc.Tôi đã từng rất xúc động khi đọc được những dòng chữ:
“ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để lệ buồn rơi trên mắt mẹ”
Bởi không phải ai cũng may mắn được có mẹ kề bên hằng ngày, được bàn tay mẹ chăm sóc, vỗ về. Có những đứa trẻ sinh ra chưa từng biết đến mặt mẹ, cha. Có những đứa trẻ chưa một lần được gọi tiếng “mẹ”, chưa một lần được ôm trong vòng tay ấm áp tình yêu thương. Lớn lên thiếu vắng tình yêu thiêng liêng của mẹ là một thiệt thòi vô cũng lớn. Hãy trân trọng những gì mình đang có và hãy yêu thương mẹ nhiều hơn.

Trần Mai Quyên
26 tháng 4 2020 lúc 19:14

Câu 2:

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.

Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất.

Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.

Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay. Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra.

Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Nguyễn Trúc Đào
Xem chi tiết
đỗ ngọc khánh
5 tháng 3 2021 lúc 18:26

dài quá

Khách vãng lai đã xóa