Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 2 2019 lúc 11:42

Câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới là : Không thầy đố mày làm nên

chinh tran
Xem chi tiết

Bạn tham khảo nha

Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.

Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc "học" là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. "Học nữa" được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn "học mãi" là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học. Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội. Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để "học nữa, học mãi"? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.

Qua câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi", em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quý Thành
25 tháng 4 2022 lúc 18:26

Học tập là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với con người. Học vấn không tự nhiên mà có. Học vấn do người siêng năng đạt được. Nhờ có học tập con người đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. Để nhắc nhở mọi người phải nỗ lực học tập và liên tục học tập không ngừng, Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”

Học là quá trình tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức từ trong sách vở nhà trường và ở thực tế cuộc sống xung quanh. Việc học phải được tiến hành không ngừng, không nghỉ. Học nữa, học mãi, học không giới hạn trong suốt đời của mỗi con người.

Học để hiểu biết, để nhận thức, để có kiến thức mà áp dụng cho cuộc sống. Học để vận dụng sự hiểu biết vào trong công việc, để công việc tiến hành thực hiện và kết quả hơn.

Việc học còn giúp cho ta có khả năng thành thạo công việc hơn. Người không có tri thức sẽ khó hòa nhập với cuộc sống văn minh, tiến bộ, sẽ không theo kịp với nền khoa học kỹ thuật hiện đại đang đà phát triển nhanh chóng của thế giới. Chính việc học cũng giúp ta định hình được nhân cách bản thân và biết cách ứng xử trong cuộc sống.

Kiến thức của nhân loại là vô tận, còn sự hiểu biết của con người lại rất nhỏ bé. Con người dù tài giỏi đến đâu thì sự hiểu biết của cá nhân cũng rất ít ỏi, nhỏ bé so với kiến thức bao la của nhân loại. Không những thế, nền tri thức khổng lồ ấy lại không ngừng tăng tiến. Trên thế giới nền khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, nếu không học liên tục để cập nhật hóa kiến thức thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, thấp kém. Vì thế ta cần học nữa, học mãi để ngày càng mở rộng tầm hiểu biết để làm chủ bản thân nâng cao uy tín và khẳng định chính mình.

Việc học liên tục không ngừng giúp ta theo kịp tiến bộ của xã hội. Từ lúc đó có thể làm chủ xã hội, bắc thiên nhiên phục vụ con người. Việc học phải được liên tục tiến hành không ngừng vì ngày nay muốn xây dựng và bảo vệ đất nước phải dựa vào tri thức và nền quốc phòng vững mạnh. Phải căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới làm kinh tế phát triển dân giàu, nước mạnh.

Học tập để sống tốt đẹp, để cảm nhận hạnh phúc và làm cho đời sống có ý nghĩa hơn. Chính khả năng học tập bồi dưỡng tâm hồn ta từng ngày. Những thay đổi giúp ta cảm nhận cuộc sống phong phú. Những niềm vui giúp ta thấy được cuộc sống đáng sống. Từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ học tập nghĩa là yêu nước.

Học tập để có thể làm việc thành công và khẳng định mình trong cuộc sống. Lê-nin cũng từng nói: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Không có tri thức con người sẽ trở nên yếu đuối và vô dụng, sớm bị cuộc sống phủ nhận. Không ngừng học tập để vươn lên đạt lấy các giá trị lớn lao trong cuộc sống để khẳng định địa vị, danh dự và sức mạnh của bản thân mình trong cộng đồng và xã hội.

Trước hết phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Mỗi con người cần phải xác định rõ học để làm gì? Sau đó là học những gì cần thiết nhất? Từ đó mới biết được cần học như thế nào cho thật hiệu quả. Tri thức là vô tân. Ai cũng khao khát chiếm lĩnh hết nguồn tri thức ấy. Thế nhưng, đó là điều không bao giờ làm được. Tham vọng trong học tập đôi lúc lại đưa ta đi quá xa trong thế giới mênh mông ấy mà không còn biết mình học để làm gì nữa.

Học với thái độ nghiêm túc và với một phương pháp học tập có hiệu quả. Phải có một ý chí phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành tích cao nhất. Ta phải biết kết hợp chặt chẽ phương châm: “học đi đôi với hành”. Lấy học tập tri thức làm nền tảng cho thực hành. Lấy thực hành để củng cố và khắc sâu tri thức. Không nên có thái độ tự mãn, tự cao trong học tập. Nên khiêm tốn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè cùng giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, phải tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha.

 

Hãy học những gì cần thiết nhất cho cuộc đời bạn, cho đất nước bạn. Đời người ngắn ngủi, đừng học lấy những gì mà suốt đời bạn không hề dùng đến. Vừa học tập tri thức khoa học vừa bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách trở nên tốt đẹp và cao thượng. Tri thức ấy có giá trị chỉ khi nó được chỉ đạo bởi một đạo đức tốt đẹp.

Khi ra trường dù ở cương vị nào, làm việc gì ta vẫn phải tranh thủ học tập. Mỗi độ tuổi khác nhau thì có cách học khác nhau sao cho có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến công việc mình đang làm. Để nâng cao hiểu biết thì phải chọn ngành học hỗ trợ cho công việc của mình nhầm thuận lợi cho sự phát triển của tương lai.

Học tập là vô cùng quan trọng. Học tập giúp con người có nhiều hiểu biết và phát triển tài năng. Vì thế ta phải thấy: “việc học là suốt đời, việc học không có trang sách cuối cùng”. Bản thân học sinh không được lơ là trong học tập. Phải kiên trì, nhẫn nại và bền bỉ học tập. Hãy nhớ rằng nỗi đau khổ trong học tập chỉ là tạm thời. Còn nỗi đau khổ vì không học tập là mãi mãi.

sao bala
Xem chi tiết
wattif
18 tháng 3 2019 lúc 18:49

Tham khảo nhé :3

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

(Từ cái này thì triển khai ra thành đoạn văn là OK)

Lê Đỗ Xuân Mai
18 tháng 3 2019 lúc 19:37

Văn giải thích là thể loại văn j nghe lạ vậy bn? Mk lần đầu nghe tới đấy.

Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
Vampire Princess
Xem chi tiết
Krissy
14 tháng 11 2017 lúc 19:34

"Sông càng sâu nước càng chảy siết nhưng ngược lại không ồn ào, Sông mà nông hoặc có vật cản thì chắc chắn là sẽ gây tiếng ồn " Ý nghĩa ở câu nói này chỉ muốn rằng " Biết thì nói nhiều, không biết thì nói nhỏ và nói ít lại " Kẻo thiên hạ cho là khoác lác. Những người hiểu chuyện khi nghe người nào đó khoác lác thường tỏ ra im lặng vì cho rằng không cần phải phí lời với những kẻ đó

Đỗ Đức Đạt
14 tháng 11 2017 lúc 19:33

Giải thích:

Nghĩa đen: Trí tuệ của mình rộng như con sông, càng ở bên trong càng im lặng

Nghĩa bóng:  Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.

video vn830
14 tháng 11 2017 lúc 19:34

Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.

Xem chi tiết
Trần Nguyễn Phương	Thảo
17 tháng 4 2020 lúc 9:30

A) Mở bài:

- Phong trào học tập hiện nay

- Nêu vấn đề giải thích: Phải không ngừng học tập

- Trích dẫn lời khuyên Lê-nin

B) Thân bài

1. Thế nào là Học, học nữa, học mãi?

- Học là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt

- Học nữa là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học

- Học mãi là học không ngừng, học suốt đời.

2. Vì sao phải không ngừng học tập?

- Vì những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng

- Tri thức của nhân loại là vô hạn "biển học mênh mông" hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.

- Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày 1 phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội

3. Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lê-nin?

- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao

- Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích

- Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống

C) Kết bài:

- Một vĩ nhân đã từng nói: "Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối"

- Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.

Khách vãng lai đã xóa
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
17 tháng 4 2020 lúc 9:41

Trả lời:

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề “ Học, học nữa, học mãi” và tác giả của câu nói: Mác-Lênin
 

VD Mở bàiĐối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “ Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”
- Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
- Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”
- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm
- Học tủ, học vẹt,….
- Học vì lợi ích
- Học vì ép buột

III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về “ Học, học nữa, học mãi”
VD kết bài
:Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “ Học, học nữa, học mãi” .

                                             ~Học tốt!~

Khách vãng lai đã xóa
Dương
17 tháng 4 2020 lúc 9:51

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”

Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học, nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”

Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “Học, học nữa, học mãi”.

Chúc bạn học tốt !

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hà Vy
Xem chi tiết
Khách vãng lai
19 tháng 2 2020 lúc 21:09

học ăn học nói học gói học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở,giao tiếp ,cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự ,tế nhị,văn minh.

  -học ăn:học những phép lịch sự trong ăn uống.

  -học nói:học nói những điều hay lẽ phải

  -học gói học cách tiết kiệm,giữ gìn ,không lãng phí

   -học mở:học tính rộng lượng bao dung,sẵn sàng giúp đỡ người khác

    -học gói , học mở:cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước , cái gì sau,chỉ chung sự khéo léo trong công việc,cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Lan Hương
19 tháng 2 2020 lúc 21:11

Gỉai thích: Câu tục ngữ nhắc nhở con người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội để hoàn thiện bản thân. Học ăn, học nói là  cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.

Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoang
19 tháng 2 2020 lúc 22:22

Câu tục ngữ: “ Ăn vóc // học hay” chỉ có 4 chữ, chia thành 2 vế đối nhau; chữ “vóc” vần với chữ “học”. ‘Vóc” nghĩa là sức vóc, tầm vóc. Người cao lớn, nở nang, là người có tầm vóc. Người khỏe mạnh, cường tráng là người có sức vóc. “Hay” nghĩa là hiểu biết; biết đọc, biết viết, biết điều hay lẽ phải, có văn hóa, có kĩ thuật, biết ngoại ngữ. Câu tục ngữ thật giản dị, dễ hiểu: có ăn mới khỏe, mới lớn, mới có sức vóc mà lao động, mà làm ăn; có học mới hiểu biết, mới nên người. Không ăn, không có mà ăn thì chết đói cũng như không học thì dốt nát, ngu đần, chỉ làm đày tớ cho thiên hạ.

Chúc bạn học tốt~~~

Khách vãng lai đã xóa
chuche
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
19 tháng 11 2021 lúc 16:33

nghĩa là rừng thưa thớt vì cây không lá

B

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
19 tháng 11 2021 lúc 16:35

Em hiểu câu thơ: “ Rừng cây trông thưa thớt ” có nghĩa là thế nào? 
Câu thơ ấy có nghĩa rừng thưa thớt vì cây không lá.
 Đọc bài: Mầm non . SGK TV tập 1, trang 98. Khoanh vào ý đúng: Trong khổ thơ đầu , tác giả nói mầm non “ Còn nằm ép lặng im” trong mùa nào của năm?

A.

Mùa thu.

B.

Mùa đông.

C.

Mùa xuân.

D.

Mùa hè.

Hoàng Đức Tùng
19 tháng 11 2021 lúc 16:36

Đáp án là B

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2017 lúc 15:26

Chọn đáp án: A