Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?
(nói chi tiết ra nó là cái gì : (mở bài nguồn gốc xuất sứ, kết cấu, ý nghĩa ) kết bài ) ko chép mạng nha . cảm ơn trước !!!!!
Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?
Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:
- Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.
- Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.
- Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.
- Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.
nếu cần nói vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Quê em ở đâu?
- Có cảnh đẹp gì?
2. Thân bài:
* Tả cảnh cánh dồng lúa dang chín:
- Buổi sáng, em theo mẹ ra đồng.
- Lúa tốt sum suê, trĩu hạt, đang độ chín vàng.
- Cảnh làm việc của cô bác nông dân trên cánh đồng.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Cùng mọi người hi vọng vào mùa gặt bội thu.
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Tả cảnh cánh đồng lúa vào buổi sáng
Sáng sáng, em thường đi trên con đường quen thuộc để tập thể dục. Hai bên đường có rất nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cảnh cánh đồng lúa chín vào buổi sáng. Đó là một nét đẹp tiêu biểu của quê hương em!
Sáng sớm, không khí thật mát mẻ và trong lành. Những giọt sương sớm long lanh đọng lại trên lá lúa như những viên ngọc tí hon tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời đạp xe qua đỉnh núi sau giấc ngủ dài. Trên cành cây cao gần đó, những chú chim họa mi hót véo von tạo nên một cảm giác thật vui tai như để chào mừng ngày mới. Xa xa, lác đác vài bác nông dân ra thăm ruộng. Mặt ai cũng tươi tỉnh vì thành quả lao động của mình là một vụ màu bội thu. Bầu trời mùa thu trong xanh và cao vòi vọi. Những đám mây trắng xóa tựa như bông trôi bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một tấm thảm vàng rực rỡ khổng lồ uyển chuyển của các bác nông dân dệt nên. Cây lúa cao, to, chia ra nhiều nhánh. Những bông láu cao to nặng hạt đều tăm tắp chắc và mẩy uốn cong mềm mại, nâng nui những hạt thóc nh nâng niu đứa con của mình. Chị gió nh muốn chơi đùa cùng bông lúa. Chị thổi làn gió mát lạnh khiến những bông lúa ngả đầu vào nhau nh thì thầm bàn tán về điệu nhảy tăng- gô tuyệt vời. Bỗng nhiên, một mùi thơm dịu nhẹ thoảng qua, hòa lẫn với không khí làm cho ngời ta có cảm giác thoải mái, dễ chịu lạ thờng.
Ông mặt trời đã lên cao. Cánh đồng lúa ánh lên một màu vàng xuộm. Trên bờ đê, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Xa xa, đàn cò trắng bay chập chờn làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ màu bội thu. Lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?
Ai ở Ninh Bình thì hẵng làm nha.
Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở ) thì em sẽ nói những gì ?
Cần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,..
nêu lênh nhữn thứ bình dị nhưng gần gũi và thần thương
Nó bộc lộ lên những phẩm chất đẹp của quê hương
lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
Nếu cần nói về vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình em sẽ nói gì?
những hình ảnh truyền thống dân gian mà đầy giản dị như hoa sen, tà áo dài, cây tre,...
Những phẩm chất tốt đẹp của con người VN:cần cù, siêng nang, nghi luc, dung cam
Nếu cần nói về vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình em sẽ nói về cây tre. Cây tre có dáng vẻ mộc mạc, màu xanh nhũn nhặn gợi ra một vẻ đẹp rất giản dị nhưng lại thẳng thắn, bất khuất, dẻo dai và vững chắc. Tre giúp người trăm công nghìn việc khác nhau, tre chống lại, tre xung phong, tre hi sinh. Với những danh hiệu, phẩm chất đó, tre xứng đáng làm anh hùng la động, anh hùng chiến đấu.
còn típ nữa, nhiều lắm cho nên là bạn hãy tóm tắt ở bài tre việt nam nhé!
Kết bài "bức tranh của em gái tôi"nếu người anh phải nói với người em, người anh sẽ nói những gì?
Giúp mình với .mình đang cần gấp
Tâm trạng của người anh đứng trước bức tranh "Anh trai tôi". Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em, mà người em vẫn quý mến anh ta, chọn anh ta để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người đã vẽ anh rất đẹp một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư, chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng rủ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được bao hàm nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đưa em gái có trí. Sau đó người anh xấu hổ: Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. An xấu hổ vì con người thật của anh ta không xứng đáng với người ở trong tranh.
- Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được ver đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em.
1. Dựa vào ý của câu văn : " Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.", em hãy viết một câu nói về nét đặc trưng của quê hương em.
2. Cho câu sau :
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ.
a) Đọc bài "Rừng cọ quê tôi" tìm và viết lại một câu có thành phần trạng ngữ trong bài.
b) Cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
3. Viết một bài văn ngắn tả về một loài cây hoặc hoa mà em yêu thích, trong đó sử dụng mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
4. Cho câu sau :
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
a) Cho biết, chúng là kiểu câu gì ?
b) Nêu tác dụng của chúng.
Mọi người ơi, giúp mình với. Đang cần gấp.
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên
( Viết bài tập làm văn số 2, lớp 7, loài cây em yêu )
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim...
1. Mở bài cần: + Giới thiệu về loài cây (tên gì, trồng ở đâu,...)
+ Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
2. Kết bài cần nói: + Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
+ Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim...
mk làm văn lun dk ko
nếu dk thì links nek
Câu hỏi của thư hồ - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
với em đâu là quê hương yêu dấu?Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương ,em sẽ nói diều gì ?