Những câu hỏi liên quan
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 1 2020 lúc 16:00

HƯỚNG DẪN

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4.

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

+ Địa hình có tính phân bậc theo độ cao: ở đồi núi có các bậc từ 500 - 1000m, 1000 - 1500m, 1500 - 2000m, 2000 - 2500m, trên 2500m.

+ Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam: cao về phía tây, tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.

+ Địa hình có sự phân hoá đa dạng: có nhiều vùng núi khác nhau, khu vực trung du, bán bình nguyên; các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển...

+ Có 2 hướng chính: tây bắc - đông nam (thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi như Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Truông Sơn Bắc), vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng núi Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở; địa hình cacxtơ (hang động, suối cạn, thung khô); các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng mở rộng.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mở rộng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về phía biển hằng năm.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các hoạt động kinh tế (khai khoáng, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện...) cùng hoạt động quần cư đã làm biến đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo.

Bình luận (0)
TRần Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Trần Mạnh
23 tháng 3 2021 lúc 22:24

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

-Từ bắc, trung, nam có khí hậu khác nhau phân mùa rõ rệt:

+/ miền bắc 4 mùa

+/muền nam 2 mùa

+/ mùa đông tại miền bắc bên sườn Tây lạnh hơn sườn Đông, đến sớm và lạnh hơn so với miền trung

+/gió thổi theo mùa, mùa đông thổi từ đata liền ra biển khiến khí hậu hanh khô và lạnh, còn mùa hè thì gió thổi từ biển vào đất liền mang theo khí hậu mát và nóng, mưa nhiều 

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 11 2019 lúc 12:20

*Khái quát: Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.

*Đặc điểm phân bố dân cư

-Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước, phổ biến từ 50 - 100 người/ k m 2

Giải thích: Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, các họat động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...

-Ngay trong vùng cũng có sự biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp mật độ dân số khác nhau: cấp cao nhất lên tới từ 501 - 1.000 người/ k m 2  và thấp nhất là dưới 50 người/ k m 2

+Những nơi có mật độ đạt từ 201 - 500 người/ k m 2  và 500 - 1.000 người/ k m 2  như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.

+Cấp mật độ từ 50 - 100 người/ k m 2  và 101 - 200 người/ k m 2  tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như ở thành phố Kon Turn và vùng ven các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,..

+Cấp mật độ dưới 50 người/ k m 2  tại các khu vực núi cao, rừng hoặc nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như các vùng biên giới với Lào và Cam-pu-chia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên,.

Bình luận (0)
Vũ Duy Hoàng
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh linh
24 tháng 5 2021 lúc 15:16

kon tum

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-Chẹp chẹp
24 tháng 5 2021 lúc 15:20

Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạoĐến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

Thứ ba, địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáoTạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…

   * Địa hình cũng ảnh hưởng đến sông ngòi.

   -Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc dông nam nên các con sông của Việt Nam chủ yếu có hướng tây bắc dông nam.

   -Ở miền trung do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển => bởi vậy các sông chủ yếu ở đây có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc đông nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 9 2019 lúc 11:06

HƯỚNG DẪN

- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận Xích đạo gió mùa.

- Khí hậu:

+ Nền nhiệt độ thiên về cận Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận Xích đạo gió mùa.

- Thành phần thực vật, động vặt phần lớn thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên hoặc từ phía tây di cư sang.

- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (cây họ dầu), có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...

Bình luận (0)
vothu huyen
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 11 2019 lúc 12:12

Gợi ý làm bài

a) Đặc điểm tài nguyên rừng

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài nguyên rừng.

- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.

- Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.

- Tài nguyên rừng được chia thành các các loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái

- Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.

- Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...).

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên,...), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 9 2019 lúc 8:01

HƯỚNG DẪN

- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

+ Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

- Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa.

- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có cây cận nhiệt đới, các loài thú có lông dày. Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

Bình luận (0)