Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nico_Robin0602
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Kiệt
Xem chi tiết
Mii chan
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 19:47

Em tham khảo nhé !

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

Trần Mạnh
24 tháng 3 2021 lúc 19:47

TK:

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.

Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

💥Hoàng Thị Diệu Thùy 💦
Xem chi tiết
♥Ngọc
20 tháng 4 2019 lúc 13:08

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

#Hk_tốt

#Ngọc's_Ken'z

Huyền_
Xem chi tiết
Bảo Ngọc Phan Trần
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
24 tháng 2 2020 lúc 8:18

1. Giải thích ý kiến

- Bức thông điệp: ý nghĩa gửi gắm.

- Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, cất lên từ tâm hồn, tình cảm của nghệ sĩ, gửi gắm tâm sự của tác giả nên tác phẩm văn học nghệ thuật là một phương tiện để người đọc thấu hiểu những điều tác giả gửi gắm.

- Thế giới tâm hồn tình cảm của con người phong phú, qua tác phẩm văn học, trái tim đến với trái tim, những điệu hồn gặp tâm hồn đồng điệu.

2. Chứng minh qua Nhớ rừng

Tác phẩm mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc:

- Tâm sự yêu nước thầm kín của một lớp trí thức trẻ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

- Khát vọng vượt ra ngoài sự kìm kẹp tầm thường, giả dối.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thu trang
18 tháng 5 2021 lúc 14:08

Bài làm

          Có ý kiến cho rằng “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Đúng vậy, ý kiến đó đã được chứng minh rất rõ ràng qua thông điệp của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ mang tên nhà văn, nó mang tâm tư, tình cảm  được cất lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, là lời tâm sự đc gửi gắm qua lời văn đến với độc giả. Ta cũng có thể lý giải nó như một công trình nghệ thuật ngôn từ hay một phương tiện giúp người đọc hiểu những điều sâu trong suy nghĩ nhà văn. Nó làm phong phú thêm tâm hồn con người, làm trái tim đến đc trái tim, tâm tư đc bộc lộ, làm đa dạng hơn những cảm xúc con người. Nói cách khác nhà văn là người sáng tạo nên tác phẩm văn học.

 Thông điệp của bài thơ “ Nhớ rừng” cũng được thể hiện rất rõ qua từng áng thơ mà Thế Lữ viết: đó là sự phảng kháng trong tiềm thức của người chiến sĩ trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù, sự khao khát tự do, khinh thường lối sống tầm thường giả dối của chốn lao tù, đó là hiện thực đời sống lúc bấy giờ.Vì vậy ý kiến mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về văn học nước nhà.

Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới (1932-1945). Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng” miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú những qua đó, tác giả như khéo leo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh  lúc bấy giờ.

“Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông tháng ngày dần qua”

Hổ vốn được mệnh danh là loài chúa sơn lâm. Vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh bị vây trong lồng sắt và không thể làm được bất cứ điều gì. Điều đó có lẽ là điều bi ai nhất của chúa tể rừng xanh.

“Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

 Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
 Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”

Ngày ngày, chú hổ phải chịu cảnh bị người người chỉ trỏ, xem xét. Đó vốn không hề là cuộc sống của chú. Thái đọ của con hổ tuy đã bị bắt nhưng vẫn vô cùng oai nghiêm, nó gọi những con người đi trong sở thú chỉ là những kẻ không biết, những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhất là khi Hổ phải sống trong cảnh những con vật gần chỗ của nó không hề có những thái đọ gì, hoàn toàn chúng chỉ có sự cam chịu như “con gấu dở hơi”, “ cặp báo vô tư lự”. bởi thế, không còn cách nào khác, Hổ chỉ còn có thể nghĩ về quá khứ hào hùng, vang dội của mình. Nhớ lại những kỉ niệm khi mà bản than mình vẫn còn là chúa sơn lâm không lo sợ, không suy nghĩ, được tự do trong rừng làm chúa tể của cả một vùng.

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”

Lúc nãy đây, Hổ như chìm vào những hồi ức của mình với nỗi nhớ rừng nơi chốn cũ cùng những “bóng cả”, ” cây già”, những tiếng thét vang vọng cả ngọn núi. Tất cả đã tạo nên sự dũng mãnh của Hổ- khiến những con vật khác phải hoảng sợ mà nể phục dưới những bước chân của chúa sơn lâm. Thế nhưng, dù có thế nào thì những hồi ức ấy mãi chỉ có thể ở trong trí nhớ. Giờ đây, Hổ đã không còn cơ hội quay trở lại như trước nữa. Chú chỉ có thể than trách cho cuộc sống của mình bởi Hổ đã không còn tự do nữa:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Để cuối cùng, Hổ đã phải thốt lên rằng
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu thơ như hiện lên sự bất lực của con vật. Những đồ nhân tạo mà con người tạo ra cho nó không bao giờ có thể thay thế được những gì của tự nhiên đã tạo ra. Tất cả chỉ là sự kệch cỡm mà thôi. Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế.Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn "nước non hùng vĩ". Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:

“Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.

          Với nghệ thuật đặc sắc, thông điệp của Thế Lữ thật sự đã làm lay động người dân Việt Nam ta, tâm tư của Thế Lữ cũng là tâm tư của nhân dân ta khi đó – khao khát niềm tự do cháy bỏng. Qua đó ta nhận thấy ý nghĩa của vân học chân chính, văn học nước nhà bởi trong mỗi tác phẩm văn học, ta lại nhìn thấy thông điệp đáng quý như trong tác phẩm ‘Nhớ rừng”

Đặng Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Girl Ren
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 10 2021 lúc 15:37

Em tham khảo 1 bài nhé:

Mở bài

-Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.

-Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Thân bài

a) Giải thích:

-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.

-Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.

b) Chứng minh vấn đề:

1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:

-Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1)

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

 

-Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

-Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

 

2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê:

-Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.

-Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra...

-Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,

3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:

-Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.

-Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .

c) Đánh giá:

1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...

2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam.

3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:

-Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời.

-Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

-Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Kết bài:

-Đánh giá khái quát lại vấn đề.

-Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.