Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Lugia
Xem chi tiết
Nguyễn Lugia
Xem chi tiết
Anh Bao
Xem chi tiết
Girl lạnh lùng
Xem chi tiết
Phạm Trần Nhật Anh
1 tháng 12 2017 lúc 11:00

THUNG LUNG TÌNH YÊU 
Nằm cách trung tâm thành phố Đà lạt chừng 7km về hướng Đông Bắc, Thung lũng tình yêu là một thắng cảnh trữ tình và thơ mộng vào bậc nhất Đà lạt. Trước kia, Du khách thường từ ngã năm Đại học theo đường Phù Đổng thiên Vương để đến nơi đây, nhưng ngày năm đường Vòng Lâm Viên được hoàn thành, du khách có thể đi một mạch từ Hồ Xuân Hương đến Thung lũng tình yêu bằng một lộ trình thuận tiện hơn. 
Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung lũng Tình yêu đã ngày càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người. 

Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm ắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ. 
HỒ THAN THỞ 
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng-Thái Phiên. Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc nào được gọi là Hồ Than Thở. Về sau người Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được gọi lại theo tên cũ. 
Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá, đã có lúc hồ được đổi tên thành Sương Mai. Nhưng trong lòng người dân Đà lạt cũng như du khách đều lưu luyến tên cũ, không gọi Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ. 
Hồ Than Thở gắn với bao truyền thuyết tình sử thật buồn đã như có ma lực hấp dẫn biết bao du khách đến đây ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng trầm ngâm, để nghe tiếng lá thông xì xào trong gió, và để thả hồn đồng cảm mộng du cùng huyền sử xa xăm. 
Ngày nay hồ Than Thở được công ty Thùy Dương đầu tư tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa thảm cỏ được chăm tỉa công phu, những trò chơi đu quay, xe đạp nước, cưỡi ngựa... tuy có thay đổi bộ mặt ảm đạm của hồ nhưng cũng vì thế làm mất đi nét trầm mặc huyễn hoặc vốn đã là cái "hồn" của hồ Than Thở. 
HỒ XUÂN HƯƠNG 
Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. 
Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Đến năm 1923 lại xây thêm một đập nữa ở phía dưới tạo thành hai hồ. 
Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ. Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn - người Pháp gọi là Grand Lac. Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo", còn tồn tại đến ngày nay. 
Hồ có chu vi 5000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi bóng những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha, và sẽ được hơn khi mùa xuân về, lúc những cành anh đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà lạt tuổi xuân thì. 
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương.

Phước Lộc
1 tháng 12 2017 lúc 11:01

DÀN BÀI

I.                    Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

-                       Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?

-                      Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II.                    Thân bài

*                    Nếu đó là danh lam thắng cảnh:

-                      Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?

-                       Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.

-                       Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,...

-                      Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

*                    Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:

-                       Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.

-                      Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có).

Chẳng hạn:những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển trong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh, (tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú,...),...

-                      Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

III.                    Kết bài

Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

BÀI LÀM

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

nguồn: Bài văn hay miểu tả vể phong cảnh Vịnh Hạ Long

Nguyễn Ngọc Hiếu
1 tháng 12 2017 lúc 11:02

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

Long Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 8 2016 lúc 10:16

1)Bố mẹ em có hai người con: Anh Hùng học lớp 10 và em học lớp 2. Năm nay, mẹ em 39 tuổi, mẹ sống bằng nghề trồng rau, làm vườn. Vườn rau của mẹ em xanh tốt quanh năm. Hầu như ngày nào, mẹ cũng có rau xanh để bán. Mẹ siêng năng, tần tảo sớm hôm. Vườn rau xanh tốt, hai con khỏe, ngoan và học giỏi là mẹ vui. Em rất yêu mẹ em.

2)Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.

3)Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

Ngô Châu Bảo Oanh
18 tháng 8 2016 lúc 10:14

có mấy đề tớ có nek

nhưng ghi mỏi tay lắm

Thảo Phương
18 tháng 8 2016 lúc 10:17

4)

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.


 

Nguyễn Hà
Xem chi tiết
Linh Linh
12 tháng 2 2019 lúc 21:39

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

Thảo Chi ~
12 tháng 2 2019 lúc 22:01

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp Lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

A Thuw
Xem chi tiết
hello
14 tháng 5 2023 lúc 9:52

  Trăng đã lên cao, tròn và nhỏ chiếu sáng vạn vật trong không gian. Không khí trong lành mát mẻ, gió thổi vi vu. Những con đường, con phố nhỏ sáng lên bởi ánh sáng huyền ảo của Mặt Trăng. Đâu đó trong các con ngõ vang lên tiếng trống tùng ... tùng ... tùng tiếng hò reo, ca hát, các em nhỏ vui nhộn nhịp cùng chị Hằng chú Cuội. Chúng tôi rảo bước quanh bờ hồ, tôi đi đâu trăng cũng đi đến đó. Mặt trăng soi bóng xuống mỗi người chúng tôi, ai ai trong đoàn đều thốt lên: " Ôi trăng đẹp quá ". Trăng đẹp tựa như 1 diễn viên nổi tiếng khoác lên mình bộ trang phục đính hàng trăm viên đá quý thu hút hàng triệu ánh mắt từ khán giả. Những chiếc lá in xuống mặt hồ như những viên kim cương lấp lánh. Càng về khuya trang càng lên cao rồi nhỏ lại và du du như sáo diều 

Mình ko giỏi viết văn cho lắm, bạn tham khảo tạm !

YẾN NHI LUU
15 tháng 5 2023 lúc 20:02

Quê hương em là một vùng nông thôn nhưng yên bình và vô cùng tươi đẹp. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Xa xa, những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm. Một ngày mới lại bắt đầu. 

Chúc bn học tốt !

Trần Hưng Sơn
Xem chi tiết
Trần Thị Bảo Trân
22 tháng 10 2016 lúc 20:23

Dòng sông quê em được mang tên là Sông Bồ. Buổi sáng, những ánh nắng ban mai soi xuống dòng sông, lúc đó dòng sông như một thảm lụa óng ánh. Hai bên bờ, những rặng tre còn đọng những giọt sương long lanh nghiêng mình xuống dòng sông. Mặt trời đã nhô lên cao chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông, dòng sông trở nên lung linh đẹp lạ thường. Những buổi trưa hè, chúng em lại rủ nhau đi tắm sông, tha hồ bơi lội thả mình trên sông như muốn tận hưởng hết sự mát mẻ, sự hiền hòa của dòng sông. Chiều về, mặt sông lửng lơ trôi, thi thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những đêm trăng sáng mặt sông mới đẹp làm sao, nó như một tấm gương phản chiếu những ngôi sao, những đám mây và ánh trăng xuống dòng sông. Tất cả thật lung linh, huyền ảo.

Yêu lắm dòng sông quê em, sông đã đem nước về nuôi sống cho những cánh đồng, bốn mùa tươi tốt, đưa cá về nuôi sống những người nông dân. Sau này dù có đi đâu xa em cũng sẽ không bao giờ quên con sông này.

Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 21:26

Viết đoạn thân bài

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

Viết doạn kết bài

Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.


 

Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 21:27

Thấm thoát năm học đã kết thúc. Chúng em thực sự bước vào một ki nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước. Trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Có lẽ bãi biển đẹp nhất vào những buổi bình minh.
Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao đẻ lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau trận mưa dông ngày hôm qua, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác j` một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !

Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Những ngày nghỉ ở bãi biển Sầm Sơn trôi qua thật mau nhưng cảnh bình minh trên biển luôn mãi mãi in sâu vào tâm trí em, một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buôi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một thiên thần.



 

Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Ahwi
1 tháng 3 2018 lúc 20:39

Quê em có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng cảnh mà gần gũi thân thiết với em in nhiều dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ đẹp của em đó là cảnh cánh đồng làng quê em.Cánh đồng làng chạy dọc theo men đường làng quê em,trải một màu vàng xuộm mênh mông bát ngát thẳng cánh có bay, dọc hai bên cánh đồng là lũy tre xanh rì rào trong gió, trên cành có những chú chim đang nhảy nhót hót vang những bản nhạc không lời nghe thật hay.Dưới đồng các bác nông dân đang nhanh tay gặt lúa ai cũng chuyện trò cười nói vui vẻ vì được một ngày mùa bội thu. Mấy bạn nhỏ đi học về đang tíu tít tranh luận về bài học trên lớp .Càng ngắm càng yêu quê hương mình biết bao, em sẽ phấn đấu học thật giỏi để về xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn.

hok tốt

Không Tên
1 tháng 3 2018 lúc 20:39

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.