Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hưng Sơn

Viết một đoạn văn tả về một cảnh đẹp ở địa phương em.

Giúp mk với mk rất yếu môn Văn

Trần Thị Bảo Trân
22 tháng 10 2016 lúc 20:23

Dòng sông quê em được mang tên là Sông Bồ. Buổi sáng, những ánh nắng ban mai soi xuống dòng sông, lúc đó dòng sông như một thảm lụa óng ánh. Hai bên bờ, những rặng tre còn đọng những giọt sương long lanh nghiêng mình xuống dòng sông. Mặt trời đã nhô lên cao chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông, dòng sông trở nên lung linh đẹp lạ thường. Những buổi trưa hè, chúng em lại rủ nhau đi tắm sông, tha hồ bơi lội thả mình trên sông như muốn tận hưởng hết sự mát mẻ, sự hiền hòa của dòng sông. Chiều về, mặt sông lửng lơ trôi, thi thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những đêm trăng sáng mặt sông mới đẹp làm sao, nó như một tấm gương phản chiếu những ngôi sao, những đám mây và ánh trăng xuống dòng sông. Tất cả thật lung linh, huyền ảo.

Yêu lắm dòng sông quê em, sông đã đem nước về nuôi sống cho những cánh đồng, bốn mùa tươi tốt, đưa cá về nuôi sống những người nông dân. Sau này dù có đi đâu xa em cũng sẽ không bao giờ quên con sông này.

Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 21:26

Viết đoạn thân bài

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

Viết doạn kết bài

Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.


 

Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 21:27

Thấm thoát năm học đã kết thúc. Chúng em thực sự bước vào một ki nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước. Trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Có lẽ bãi biển đẹp nhất vào những buổi bình minh.
Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao đẻ lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau trận mưa dông ngày hôm qua, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác j` một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !

Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Những ngày nghỉ ở bãi biển Sầm Sơn trôi qua thật mau nhưng cảnh bình minh trên biển luôn mãi mãi in sâu vào tâm trí em, một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buôi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một thiên thần.



 

Hương Yangg
22 tháng 10 2016 lúc 20:03

Bạn ở đâu ?!

Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 10 2016 lúc 20:28

Tham khảo nha

Phong cảnh Huế rất đẹp, không phải đẹp một cách phồn hoa náo nhiệt như Sài Gòn, cũng không phải đẹp một cách hào nhoáng, lộng lẫy như Hà Nội, mà đẹp một cách thanh tao lịch sự, đẹp một cách trầm tĩnh tự nhiên, đẹp với cái đẹp độc đáo, cái đẹp đặc biệt Huế, thật không bút mực nào tả xiết:

“Bút thần khôn vẽ cảnh thiên nhiên”

Phong cảnh đô thành Huế rất đẹp trước hết là nhờ có con sông Hương. Con sông Hương – cái tên của nó cũng đẹp như hình và sắc của nó - ở Huế không phải như con sông Hồng ở Hà Nội. Con sông Hồng là nguồn gốc thiên tai thủy tạo cho xứ Bắc, trái lại, con sông Hương là kho tàng tài nguyên thủy lợi cho đất thần kinh. Có thể ví von con sông Hồng như một bà già cay nghiệt khắc khe mà con sông Hương là một tiểu thư mỹ miều, mơ mộng, hay một thục nữ duyên dáng yêu kiều, quyến rũ su khách bốn phương vậy.

Nước con sông Hương cũng không giống với các con sông khác trong nước. Ở đây, nước trong cả bốn mùa, lờ đờ chảy, dịu dàng trôi, không gợn sóng, không có khúc sông nào chảy xiết, du khách đi thuyền ngoạn cảnh trên sông Hương chẳng khác nào như đi thuyền trong hồ phẳng lặng, êm đềm vậy. Có những nơi nước trong đến nỗi người ta nhìn thấy đáy sông nữa.

Con sông Hương nằm giữa cố đô Huế như một cái băng dài trắng xóa làm đường ranh giới chia cố đô Huế thành hai khu vực song hành: Tả ngạn và Hữu ngạn (bờ trái sông Hương) là khu vực Hoàng thành, Hữu ngạn là khu vực Bảo hộ hay khu vực Tây ngày xưa.

Đêm đêm, người ta đứng hai bên bờ sông Hương nhìn xuống sông, thấy hàng chục hàng trăm chiếc thuyền nhẹ nhàng chèo lơ lững giữa dòng, trong thuyền có những ngọn đèn lấp lánh, lại có những tiếng ca giọng hò véo von từ dưới thuyền vọng lên, khiến cho du khách có cảm tưởng như đứng trước một cảnh sắc thần tiên mơ mộng.

Có người đã nói: “Nếu cố đô Huế mà không có con sông Hương thì cái đẹp của Huế có thể giảm đi mất nữa phần”, thiết tưởng cũng là lời nói xác đáng vậy.

Con sông Hương đã làm cho cố đô Huế có nét đẹp hữu tình và hấp dẫn, lại còn thêm hòn núi Ngự Bình càng làm tăng cái vẻ đẹp của cố đô Huế bội phần.

Thật vậy, núi Ngự Bình ở Huế không phải hòn núi to lớn, hùng vĩ như Hồng Lĩnh ở Nghệ Tĩnh hay Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam. Nhưng núi Ngự Bình tự nó đã có cái đẹp dị biệt, thanh bình của nó.

Núi Ngự Bình không cheo leo, không hiểm hóc, không khúc khuỷu gập ghềnh, lơ thơ những chồi cỏ mọc, rải rác những nụ hoa cười, bốn mùa thông reo chim hót, lắm hồi gió mát trăng thanh, khiến cho du khách thường lên đó để thưởng ngoạn. Buổi xưa, hễ gặp những ngày Trùng cửu (mùng 9 tháng 9), các văn nhân mặc khách thường lên núi Ngự Bình ngâm vịnh xướng họa, thật là một thú chơi thanh cao khiến hứng.

Có người đã ví Hồng Lĩnh, Hoàng Sơn và Ngũ Hành Sơn là những ông già kiêu căng, nham hiểm, tự đại tự cao, mà núi Ngự Bình là một trang thanh niên anh tuấn, mục tú mi thanh, hiền hòa phong nhã, tưởng cũng không quá đáng lắm.

Vả lại núi Ngự Bình án ngự về phía Nam kinh thành Huế làm bức bình phong muôn đời cho kinh thành. Theo nhãn quan của các nhà địa lý ngày xưa thì núi Ngự Bình còn là cái ấn của nhà vua nữa. Từ Ngọ Môn, chúng ta nhìn thẳng lên núi Ngự Bình đứng sừng sững như một tấm bảng lớn đột khởi lên ở giữa bình nguyên, thật là ngoạn mục vô cùng.

Cố đô Huế đã có con sông Hương lại có thêm núi Ngự Bình, thì cái đẹp của phong cảnh Huế thật là toàn hảo, toàn mỹ, thật là kỳ công kiệt tác của Tạo hóa.

Ngược lại, nếu không có núi Ngự Bình làm bình phong cho kinh thành Huế thì cái đẹp, cái xinh của Huế chắc chắn không được mười phân vẹn mười như thế ấy.“Giang sơn ấy, cảnh sắc nầyKhen cho con Tạo khéo tay xây”

Con sông Hương của cố đô Huế tự nó đã xinh đẹp hơn tất cả các con sông khác trong nước Việt Nam chúng ta, lại có cầu Trường Tiền bắc ngang trên con sông ấy, làm cho sông Hương đã đẹp lại đẹp thêm, đã xinh lại xinh thêm chẳng khác nào một bức gấm thượng hảo hạng lại được thêu dệt thêm những bông hoa thật rực rỡ nữa.

Cầu Trường Tiền gồm có 6 vài 12 nhịp, dài độ 800m, rộng độ 8m, không dài và không lớn bằng cầu Long Biên ở Hà Nội; còn cách cấu trúc của cầu Trường Tiền cũng không tài tình bằng cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa. Nhưng cầu Tràng Tiền trông đẹp hơn cả cầu Long Biên và cầu Hàm Rồng là nhờ có con sông Hương đẹp như đóa hoa khôi vậy.

Con sông Hương đã đẹp, lại nhờ có cầu Trường Tiền, cho nên con sông Hương lại đẹp thêm. Ngược lại, cầu Trường Tiền đã xinh, lại nhờ có dòng sông, cho nên cầu Trường Tiền lại thêm xinh nữa,

Những lúc vui vẻ, những lúc buồn rầu, và những khi mệt mỏi sau những giờ làm việc, người ta thường tới cầu Trường Tiền để thưởng thức, để tiêu khiển hay để giải trí, nhất là ban đêm. Đứng trên cầu Trường Tiền nhìn xuống dòng sông Hương, y như nhìn một bức tranh sơn Thủy tuyệt mặc mà họa sĩ là hóa công vậy.

Trước phong cảnh tuyệt hảo tuyệt mỹ của cố đo Huế, có một nhà thơ xưa đã vịn bốn câu tứ tuyệt sau đây:

“Sông Hương một dải một con thuyền

Nửa cảnh nhân gian, nửa cảnh tiên

Gợn sạch trần ai không chút bận

Tưởng mình lạc nẻo chốn đào tiên”

Ngoài hai danh sơn và đại xuyên được miêu tả ở trên ra, cố đô Huế còn có những danh lam kiến thiết từ nhiều thế kỷ lại bây giờ như Điện Hòn Chén (ở chân núi Ngọc Trản, gần nền Vạn Niên Cơ và gần dãy Trường Sơn), chùa Thiên Mụ được xây dựng một cách đặc biệt (tại địa phận làng Xuân Hòa gần làng Kim Luông), chùa Từ Đàm (gần đàn Nam Giao), chùa Diệu Đế (ở về khu Gia Hội) v.v…

Những nơi thắng cảnh ở Huế thì có bến Thương Bạc (trước cửa Thượng Tứ), lầu Phu Văn (trước cửa Ngọ Môn), Bến Ngự (ở về sông và làng An Cựu gần Phú Cam), Bến Bao Vinh (gần đồn Mang Cá), Bến Nam Phổ (gần Đập Đá), đàn Nam Giao (cách Huế gần 4,5km về phía Nam)v.v…

Còn cầu, thì ngoài cầu Trường Tiền ra, lại có cầu Thanh Long (gần Bao Vinh và đồn Mang Cá), cầu Bạch Hổ (gần ga Huế), cầu Đông Ba và cầu Gia Hội (ở về khu Tả ngạn).

Ở Tả ngạn sông Hương, về phía Thành nội, thời có Kinh thành ở ngoài. Hoàng thành ở giữa và Cấm thành ở trong. Trong Cấm thành là nơi nhà vua ở ngày trước thì cung điện nguy nga, lâu đài xán lạn không thể nào tả hết được.

Ra khỏi thành phố Huế, về hướng Tây Nam núi non trùng trùng điệp điệp, có những lăng tẩm trông rất trang nghiêm, tráng lệ như Thiên Thọ lăng của Gia Long, Xương lăng của Minh Mạng, Hiếu lăng của Thiệu Trị, Khiêm lăng của Tự Đức và Ứng lăng của Khải Định v.v…

 
Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 10 2016 lúc 20:30

"Đã đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư"

Từ khi còn bé tôi đã rất thích nghe bài hát này và cho đến tận bây giờ nó vẫn luôn vang vọng mãi trong kí ức tôi. Bài hát này đã gợi lên trong tôi mối tình đầu dành cho Huế mặc dù tôi chưa bao giờ được đặt chân đến thành phố xinh đẹp và thơ mộng này.

Chắc chắn sẽ có người hỏi tôi: „Bạn biết gì để kể về thành phố này khi chính bạn cũng chưa bao giờ được đặt chân đến nơi ấy?“. Họ đã quá đúng khi đưa ra lời nhận xét này và tôi sẽ cố gắng trả lời họ bằng những gì tôi biết được qua văn chương, qua sách vở, qua những bài giới thiệu trên truyền hình, phim tư liệu, rằng Huế đẹp và tuyệt vời lắm. Nhưng "Tại sao lại là Huế mà không phải là một thành phố khác?". Câu hỏi này cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Hồi ấy tôi chỉ biết rằng sau này lớn lên tôi sẽ làm cái gì đó ở mảnh đất xứ miền Trung thương yêu này.

Huế là thành phố nằm ven biển Đông, là thành phố miền Trung nằm giữa hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Hai tỉnh láng giềng của Huế là Quảng Trị và Đà Nẵng. Đèo Hải Vân nối liền Huế với Đà Nẵng và ranh giới thời tiết hai miền. Ai đã một lần đến Việt Nam, chắn hẳn đã từng biết khí hậu ở Việt Nam rất khác biệt nhau. Trong khi ở miền Nam thường là khí hậu nhiệt đới thì ở miền Bắc là khí hậu ôn đới. Khí hậu ở Huế thường nóng ẩm và nó là sự kết hợp của khí hậu miền Bắc và vùng ven biển phía Nam.

Du khách đến Huế thường là để tham quan đền đài lăng tẩm. Họ thăm Huế vào nhiều thời điểm khác nhau. Nếu như du khách trong nước thường đến Huế từ khoảng đầu tháng 5 cho đến cuối tháng 9, thì khách du lịch nước ngoài lại đến Huế trong khoảng từ tháng 10 cho đến cuối tháng 4. Thời tiết lý tưởng nhất ở Huế thường là vào tháng 11.

Huế không chỉ được biết đến vì lịch sử của nó mà còn là vì những danh lam thắng cảnh với vô số đền đài. Trước đây Phú Xuân (cái tên gọi của Huế thời xa xưa) là thành phố nhỏ nằm bên dòng Hương Giang đầy thơ mộng, trữ tình. Sau này Phú Xuân được đổi tên thành Huế. Huế trở thành thủ đô sau khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước. Trong gần 400 năm (1558 – 1945) Huế là thủ đô của Việt Nam.

Nếu như ở tả ngạn sông Hương là cung điện, thành trì của vua chúa thì ở hữu ngạn sông Hương là những lăng tẩm rất hữu tình của các vua Nguyễn như lăng Tự Đức, Minh Mạng, Gia Long ....và đằng sau mỗi lăng tự đều ẩn chứa một lịch sử riêng biệt. Đến thăm lăng bạn sẽ còn được nghe kể tỉ mỉ hơn nữa về những vị vua thời xa xưa này. Huế là nơi không thể bỏ qua được nếu như bạn là người quan tâm và say mê với lịch sử Việt Nam. Ngày nay người ta có thể biết nhiều về lịch sử của Huế qua văn chương, mạng Internet, truyền hình, phim tư liệu ... nhưng tốt hơn cả vẫn là một lần tới Huế để khám phá những điều kì thú và hấp dẫn này .Và khi nào có dịp trở về thăm quê hương Việt Nam, nhất định tôi sẽ ghé thăm thành phố xinh đẹp này.

Chùa Thiên Mụ, biểu tượng của Huế, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km trên đồi Hà Kề tả ngạn sông Hương, thuộc xã Hương Long, được xây vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Tháp Phước Duyên được vua Triệu Trị cho xây vào năm 1844, tháp hình bát giác 7 tầng và cao 21m. Đẹp nhất vẫn là phong cảnh đồi núi bên kia dòng Hương Giang nhìn từ Thiên Mụ vào buổi hoàng hôn...Đó cũng không phải là tất cả những gì bạn có thể thưởng thức được ở Huế. Ngoài những lăng tẩm và chùa chiền nổi tiếng, bạn còn có thể tới thăm thành Huế với Tử cấm thành, Văn Miếu, núi Bạch Mã, Điện Hòn Chén, trường Quốc học...

Ai đã đến Huế, chắc hẳn đã từng được nhìn thầy cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Đã bao nhiêu lần trong tuổi thơ của mình, tôi đã từng ước được một lần đặt chân trên cây cầu này và đi dạo dưới những chiều mưa ở Huế. Nhưng ước mơ ngày ấy của tôi đã không trở thành hiện thực, dù Huế nằm không cách xa lắm với Thanh Hóa quê hương tôi. Khi viết đến đây tôi chợt nhớ đến những vần thơ đã đọc được ở đâu đó... thật nhẹ nhàng, bình dị và sâu lặng:

...“Tạm biệt Huế với anh là tiễn biệt
Hải Vân ơi đứng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt Huế với nụ hôn thầm lặng
Em trở về hóa đá phía bên kia“...

Tôi không thể viết hết những lời yêu thương dành cho Huế, tôi yêu cố đô xinh đẹp này, yêu những món ăn truyền thống ẩm thực và yêu cả cái "mô tê răng rứa" cực kì dễ thương và trữ tình của Huế. Giữa cuộc sống hối hả và tấp nập của ngày hôm nay, Huế là thành phố duy nhất vẫn còn giữ nguyên những vẻ đẹp văn hóa truyền thống từ ngàn năm xưa của quê hương đất Việt. Không biết đã có biết bao nhiêu bài hát đã được viết về Huế và bao nhiêu bài thơ ca ngợi vẻ đẹp nơi này. Huế đóng một vai trò không thể thiếu trong làng thơ ca Việt Nam và ngoài ra còn được biết đến bởi nơi đây là quê hương của những người con đất Việt lừng danh như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Nguyễn Tri Phương, Bà Huyện Thanh Quan ...

Ai đã nhiều lần ghé thăm Việt Nam, chắc hẳn đã từng ghé chân qua Huế. Và chắc chắn khi đọc đến đây họ sẽ mỉm cười và gật đầu tán thành với tôi rằng Huế quả là đẹp và thơ mộng lắm. Tôi vẫn thường nói với những người bạn Đức của tôi rằng: "Nếu bạn đã từng đến Việt Nam nhưng chưa bao giờ ghé thăm Hà Nội thì bạn chưa thực sự đến Việt Nam. Nhưng nếu bạn đã thực sự đến Việt Nam mà chưa một lần đặt chân tới Huế thì có nghĩa là bạn đã bỏ qua một nửa của nền văn hóa Việt Nam".

Huế chào đón và chờ đợi bước chân bạn. Hãy thử một lần ghé thăm thành phố xinh đẹp này, chắc chắn bạn cũng sẽ yêu nó như tôi. Thay cho lời kết của bài này là hai câu thơ tôi gửi dành cho Huế :

Huế yêu ơi hẹn một ngày mai nhé,

Ta sẽ về thăm lại cố đô xưa.

Tham khảo nha

 

 

Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 10 2016 lúc 21:32

mìk nhầm bài văn nha, sorry hihaleuleu


Các câu hỏi tương tự
NGUYỄN HẢI LY
Xem chi tiết
Cô Bé Tinh Nghịch
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Danh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Dương Dương
Xem chi tiết
Đặng Thu Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Linh Trần
Xem chi tiết
Nhi Nhi nhi
Xem chi tiết