Những câu hỏi liên quan
Kim Ngân
Xem chi tiết
Nhók khờ cuồng Thiên Thi...
29 tháng 3 2017 lúc 7:28

Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chậm phát triển vì: phụ thuộc vào nước ngoài cả về vốn và khoa học công nghệ, đặc biệt:

+ Sử dụng vốn vay thiếu hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài tăng cao

+ Đa số các công ti khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ vì thế hiệu qua kinh tế không cao, gây thất thoát tài nguyên lớn.

Dragon
26 tháng 2 2016 lúc 22:41

trồg trọt còn mag tíh chất độc canh do 1 số qgia chỉ trồng vài loại cây xuất khẩu. Nguyên nhân: sự lệ thuộc nc ngoài.

Việc dùng vốn vay thiếu hiệu quả, dẫn đến nợ nc ngaoif tăng cao, đe dọa sự ổn định kinh tế trong nc. Đa số xí nghiệp khai thác lớn do công ti tư bản nc ngoài nắm giữ

Phương Vy
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
5 tháng 10 2021 lúc 19:29

bạn tham thảo :

Vai trò của trồng trọt:

+ Giúp cung cấp lương thực thực phẩm cho con người 

+ Cung cấp cho thức ăn chăn nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

+ Cung cấp nông sản xuất khẩu 

+ Đảm bảo lương thực thực phẩm tiêu dùng ở trong nước và ngoài nước.

 

 

Cao Tùng Lâm
5 tháng 10 2021 lúc 19:30

Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp và mục đích của các biện pháp như sau:
- Khai hoang lấn biển => Tăng diện tích đất trồng
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng => Tăng lượng nông sản
- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt => Tăng năng suất cây trồng

Huy Nguyen
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 8:19

Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì

Biểu hiện của sự phát triển kinh tế

- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế giới (sau Thụy Sĩ).

- Về công nghiệp:

+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;

+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.

- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

 

2. Nguyên nhân của sự phát triển

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

- Nhật Bản biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-1975), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953),...

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục: những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%.

- Nhiều công ti bị phá sản, ngân sách thâm hụt. 

- Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.

Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 8:19

Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Nguyên nhân của sự phát triển này:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.

Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 8:26

Câu 4:Tại sao có thể nói:Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,"một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

Như thế:

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 5 2019 lúc 16:01

- Nông nghiệp: trông lúa mì, chà là… tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà do có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào; chăn nuôi du mục do khí hậu khô nóng, thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Thương mại phát triển do kinh tế phát triển, mức sống được nâng lên, dân cư phần lớn tập trung vào các đô thị…

4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thư Phan
21 tháng 12 2021 lúc 8:30

Tham khảo

 

- Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ti tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763-1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hướng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.

+ Từ sau ngày giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại (bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng,…) và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt.

+ Ấn Độ cùng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính…

+ Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã từng đứng hàng thứ 10 thế giới. Sản lượng nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD, có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

 

4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
lạc lạc
20 tháng 12 2021 lúc 10:36

tham khảo

 Do diện tích mièn núi trung du khá rộng chiếm 50%diện tích của vùng, rừng còn chiếm 40% diện tích toàn vùng vì vậy chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, trồng rừng phát triển ở miền núi, gò đồi ở phía tây .

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 15:26

- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:

+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.

 

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%

- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:

+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.

+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.

+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…

nguyễn linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
12 tháng 10 2017 lúc 20:23

Câu 1 : - Phát triển cây trồng vì :

+ Cây trồng đem lại nguồn thu( ngoại tệ) lớn.

+ Được thị trường tiêu thụ nhiều.

+ Chi phí đầu tư thấp ( trồng cây môi trường tự nhiên ).

+ Tận dụng đất đai.

- Phát triển vật nuôi đặc sản vì :

+ Giá bán cao=> Lợi nhuận cao

+ Nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon.

+ Tạo công ăn việc làm .

+ Tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên.

Câu 2 : + Đem lại nguồn thu ngoại tệ.

+ Kinh tế người dân phát triển => xoá đói, giảm nghèo.

+ Vật nuôi đặc sản nếu được xuất khẩu ra thị trường quốc tế sẽ được nhiều người nước ngoài biết đến và chú ý, từ đó họ sẽ yêu đất nước ta hơn và có thể có ý định sang Việt Nam để thưởng thức đặc sản => ngành du lịch phát triển.

Câu 3: Thực trạng :

- Người dân tiêm hoá chất vào vật nuôi nhằm để cho vật nuôi phát triển nhanh và béo hơn.

- Nông dân cả tin vào buôn lái, đốn cả rừng cây rồi trồng loại cây mới => cây trồng mới bị rớt giá => thiệt hại đất đai, vốn, công sức bỏ ra.

Hướng giải quyết :

- Nghiêm cấm, phạt nặng và xử lí những hành động tiêm hoá chất vào vật nuôi nhằm để cho vật nuôi phát triển nhanh hơn.

- Khuyên nông dân nên bám trụ vào 1 loại cây riêng biệt, không nên cả tin vào buôn lái .

Câu 4 : * Giá trị của rừng :

- Điều hoà không khí.

- Khắc phục xói mòn đất => giảm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, hạn hán.

- Tạo chất hữu cơ => tăng độ phù nhiêu cho đất.

- Bảo vệ đê biển.

- Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, hệ sinh thái đa dạng.

- Cung cấp nhiều loại lâm sản quý.

- Cung cấp dược liệu quan trọng.

- Du lịch sinh thái.

Gin pờ rồ
23 tháng 3 2022 lúc 20:37

Câu 1 : - Phát triển cây trồng vì :

+ Cây trồng đem lại nguồn thu( ngoại tệ) lớn.

+ Được thị trường tiêu thụ nhiều.

+ Chi phí đầu tư thấp ( trồng cây môi trường tự nhiên ).

+ Tận dụng đất đai.

- Phát triển vật nuôi đặc sản vì :

+ Giá bán cao=> Lợi nhuận cao

+ Nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon.

+ Tạo công ăn việc làm .

+ Tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên.

Câu 2 : + Đem lại nguồn thu ngoại tệ.

+ Kinh tế người dân phát triển => xoá đói, giảm nghèo.

+ Vật nuôi đặc sản nếu được xuất khẩu ra thị trường quốc tế sẽ được nhiều người nước ngoài biết đến và chú ý, từ đó họ sẽ yêu đất nước ta hơn và có thể có ý định sang Việt Nam để thưởng thức đặc sản => ngành du lịch phát triển.

Câu 3: Thực trạng :

- Người dân tiêm hoá chất vào vật nuôi nhằm để cho vật nuôi phát triển nhanh và béo hơn.

- Nông dân cả tin vào buôn lái, đốn cả rừng cây rồi trồng loại cây mới => cây trồng mới bị rớt giá => thiệt hại đất đai, vốn, công sức bỏ ra.

Hướng giải quyết :

- Nghiêm cấm, phạt nặng và xử lí những hành động tiêm hoá chất vào vật nuôi nhằm để cho vật nuôi phát triển nhanh hơn.

- Khuyên nông dân nên bám trụ vào 1 loại cây riêng biệt, không nên cả tin vào buôn lái .

Câu 4 : * Giá trị của rừng :

- Điều hoà không khí.

- Khắc phục xói mòn đất => giảm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, hạn hán.

- Tạo chất hữu cơ => tăng độ phù nhiêu cho đất.

- Bảo vệ đê biển.

- Là nơi cư trú của nhiều loài động vật, hệ sinh thái đa dạng.

- Cung cấp nhiều loại lâm sản quý.

- Cung cấp dược liệu quan trọng.

- Du lịch sinh thái.